Truyền hình Hồng Kông: Trung Quốc đã sẵn sàng “tuốt kiếm” ở Biển Đông
Chuyên gia Trịnh Hạo cho rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ về ngoại giao, tư pháp và quân sự, đã sẵn sàng đánh thắng một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển” và “Trung Quốc không sợ chiến tranh”.
Từ ngày 5 – 11/7/2016, 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải bắn tên lửa phòng không. Ảnh: SinaĐài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 4/8 đăng bài viết với tiêu đề kích động, đầy hăm dọa “Gặp địch phải tuốt kiếm! Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị mọi mặt để ứng phó tình hình Biển Đông”. Bài viết đã phỏng vấn bình luận viên thời sự Trịnh Hạo của đài này.
Trịnh Hạo nhấn mạnh cho rằng Trung Quốc về cơ bản đã chuẩn bị chu đáo về cả ngoại giao, tư pháp và quân sự, đều đã có các hành động mới về cái gọi là “bảo vệ chủ quyền”. Hơn nữa, không chỉ có phía quân đội tỏ thái độ, mà Chủ tịch nước cũng tỏ thái độ.
Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc là một “nước lớn về biển”. Tốc độ phát triển (hết sức nhanh chóng) của Hải quân Trung Quốc gần đây được bắt đầu từ 20 năm trước, sự phát triển này được chia thành các giai đoạn, từ biển gần đến biển xa.
Bất kể về “phần cứng” hay “phần mềm”, việc xây dựng của Hải quân Trung Quốc đều đã có sự “tiến triển rất dài”, bao gồm đã sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh dùng cho thử nghiệm, có 2 – 3 tàu sân bay đang chế tạo hoặc có kế hoạch chế tạo. Như vậy, Trung Quốc đang thúc đẩy thực chất tăng cường sức mạnh trên biển.
Tàu sân bay Liêu Ninh của quân đội Trung Quốc.
Các hoạt động tập trận trên biển đặc biệt diễn ra thường xuyên. Trong thời gian gần đây, các cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc đã nhiều hơn nhiều so với các cuộc tập trận trên đất liền.
Đương nhiên là còn thiếu con số thống kê cụ thể. Song, cho dù trên đài truyền hình trung ương (CCTV) hay trên các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc đã đưa tin không dưới mười mấy cuộc tập trận lớn nhỏ, trong đó có diễn tập bắn pháo ở bờ biển. Những cuộc tập trận này diễn ra với số lượng nhiều.
Hơn nữa, gần đây, có tờ báo tiết lộ, có tới 14 người được thăng quân hàm Thiếu tướng và Trung tướng, trong đó có những chỉ huy chủ yếu của 3 hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc.
Từ ngày 19 – 21/7/2016, một sư đoàn không quân Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Ảnh: CCTV Trung Quốc.
Video đang HOT
Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc thực sự rất coi trọng cái gọi là “đấu tranh trên biển, bảo vệ quyền lợi biển”, bởi vì đây là “cánh cửa lớn” của một nước. Đường biển nếu bị mở ra thì đối phương bên ngoài sẽ dễ dàng xâm phạm vào đất liền.
Ở góc độ quân sự, tấn công tầm xa cũng có thể tấn công lãnh thổ của đối phương. Nhưng, nếu một nước muốn phát động chiến tranh với một nước khác, tấn công từ hướng biển là một việc tương đối dễ dàng.
Vì vậy, Trung Quốc đã tăng cường mức độ trang bị, diễn tập, xây dựng hải quân, nghiên cứu phát triển sức chiến đấu hải quân, bao gồm xây dựng mở rộng (bất hợp pháp) các đảo đá ở Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Khi hội đàm với Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ gần đây, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ngang nhiên nói rằng Trung Quốc “không sợ sức ép từ bên ngoài. Việc xây dựng đảo đá (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ tiến hành tùy thuộc vào mức độ mối đe dọa. Bất cứ nước nào muốn ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo đá đều phí công vô ích”.
Máy bay ném bom H-6K xâm nhập vùng trời bãi cạn Scarborough. Ảnh: Đa Chiều
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố như vậy cho thấy Trung Quốc “sẽ không sợ Mỹ can thiệp Biển Đông hoặc điều tàu sân bay, hoặc lôi kéo các nước khác đến Biển Đông tiến hành đe dọa”.
Trung Quốc sẽ cố tình thúc đẩy xây dựng bất hợp pháp các công trình quân sự ở các đảo đá trên Biển Đông với lý do “phòng thủ”, trong đó có lắp đặt hệ thống tên lửa.
Bình luận viên Trịnh Hạo cho rằng tất cả những điều này cho thấy “để đánh thắng một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc đã làm tốt chuẩn bị đầy đủ”.
Theo Trịnh Hạo, Trung Quốc biết mối đe dọa trên biển ngày càng trầm trọng hơn, Trung Quốc cũng đã “có quyết tâm, có khả năng, đã làm tốt đầy đủ việc đánh trận”.
Còn việc đánh thắng hay không, đánh ở mức độ nào, đánh lớn hay đánh nhỏ, đánh dài hay đánh ngắn sẽ do các chuyên gia quân sự giải đáp.
Nhìn vào thông tin trên truyền thông, Quân đội Trung Quốc đã có nhiều hành động chuẩn bị, bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu không ngừng tiến hành tập trận bắn đạn thật. Hải quân Trung Quốc cũng đã tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương-2016.
Từ ngày 5 – 11/7/2016, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bất hợp pháp ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam và vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 4 Thượng tướng của Quân đội Trung Quốc đã đến hiện trường chỉ đạo trực tiếp cuộc tập trận. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Trịnh Hạo cho rằng Trung Quốc mặc dù tuyên bố các cuộc tập trận trên biển của họ không nhằm vào ai, điều này không có nghĩa là không có đối tượng nhằm vào.
Bất kể cuộc tập trận nào cũng có đối tượng xác định, đều có mục đích cần đạt được. Vì vậy, các cuộc tập trận trên biển có đối tượng đối phó rất rõ ràng, chỉ có điều đối phương khi tìm hiểu những cuộc tập trận này có làm rõ được bản thân có là đối tượng trong đó hay không.
Người dẫn chương trình của Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng cũng phụ họa với Trịnh Hạo, cho rằng thực ra Trung Quốc đã thể hiện thái độ rất rõ ràng – mặc dù không muốn có chiến tranh, nhưng “nếu muốn đánh thì hoàn toàn không sợ chiến tranh”. Trịnh Hạo cũng tỏ ra đồng ý với quan điểm này.
Tin liên quanQuân đội Mỹ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông dù có “hiệu ứng ve sầu” ở Lầu Năm GócBáo Đài Loan: Đặc công Việt Nam gây đau đầu, khiến đối phương khó phòng thủAustralia sẽ đến Biển Đông theo dõi Trung Quốc và Nga tập trậnBáo Trung Quốc viết gì về Tư lệnh Hải quân Việt Nam – Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam?
Theo Viettimes.vn
Hai kịch bản tập trận hải quân Nga - Trung trên Biển Đông
Nếu lựa chọn tập trận chung với Nga ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ phát đi tín hiệu đáng báo động đối với thế giới.
Hải quân Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung tại biển Hoa Đông năm 2014. Ảnh: Reuters
Ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết Bắc Kinh và Moscow sắp tổ chức cuộc tập trận hải quân chung "tại vùng biển và vùng trời thích hợp" ở Biển Đông.
Tuyên bố mập mờ này khiến các nhà phân tích thế giới phải đặt câu hỏi cuộc tập trận cụ thể sẽ diễn ra chính xác ở đâu trong một vùng biển tương đối nhạy cảm như vậy. Vị trí diễn ra cuộc tập trận sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá ý nghĩa của động thái quân sự này đối với tình hình an ninh khu vực, theo VOA.
Bình luận viên Shannon Tiezzi của Diplomat nhận định rằng với tư cách là bên đề xuất cuộc tập trận, Trung Quốc có thể đưa ra hai kịch bản tập trận với ý đồ hoàn toàn khác nhau.
Thứ nhất, Bắc Kinh có thể thể hiện thái độ mềm mỏng, tránh gây tâm lý phẫn nộ của các nước láng giềng bằng cách tổ chức tập trận cùng Nga ở vùng biển ngoài khơi gần đảo Hải Nam, khu vực không phải là vùng tranh chấp, nơi nước này đã xây dựng các căn cứ quân sự và nhiều lần tiến hành các cuộc diễn tập quân sự đơn phương.
Tuy nhiên, trong kịch bản thứ hai, nếu cuộc tập trận chung được tiến hành xa hơn về phía nam, gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam và sử dụng một số đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở đó, đây sẽ là dấu hiệu đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế.
Bắc Kinh gần đây đã tăng cường cải tạo, xây dựng các hải cảng, trạm radar và đường băng quân sự trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Hành động này đã làm dấy lên nhiều chỉ trích và phản đối từ Mỹ và các láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc, đồng thời làm gia tăng nguy cơ xảy ra đụng độ bất ngờ ở Biển Đông.
Theo Tiezzi, trong trường hợp Trung Quốc muốn tổ chức tập trận chung gần các quần đảo tranh chấp như Trường Sa hay Hoàng Sa, khả năng Nga đồng ý hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Gần đây, Bắc Kinh liên tục khoe khoang rằng Moscow ủng hộ lập trường của họ về Biển Đông. Trong tháng 4, Xinhua loan tin rằng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov "chỉ trích một số chính quyền trong khu vực muốn quốc tế hóa những tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc". Động thái này được cho là nhằm khuyến khích các quốc gia tiến hành đàm phán song phương với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cả Nga và Mỹ đều kêu gọi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình.
Lựa chọn của Nga
Theo bà Tiezzi, nếu Nga tỏ ra quá nghiêng về phía Trung Quốc, thì các đối tác ở Đông Nam Á, khu vực mà Moscow gần đây dành sự quan tâm lớn trong chiến lược hợp tác quốc tế, chắc chắn sẽ tỏ thái độ bất bình. Điều này là vô cùng bất lợi, trong bối cảnh Nga đang nỗ lực phục hồi vai trò cường quốc đích thực trên trường quốc tế, đồng thời phải chống lại sự cô lập của châu Âu.
Moscow cũng đang phải đối mặt với áp lực phải duy trì tốt quan hệ với Bắc Kinh, vì hai bên đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, tiến hành những cuộc diễn tập chung ở Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Hoa Đông năm 2015.
Cả Nga và Trung Quốc hiện nay đều có một mục tiêu chung là ngăn cản Mỹ giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu mà không có đối trọng. Chính vì thế, Nga mới bày tỏ quan tâm đến lợi ích của mình ở Biển Đông, một khu vực mà Moscow không xem là trọng yếu đối với an ninh của nước này.
Bà Tiezzi cho rằng phản ứng của Nga đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay tương tự như những gì Bắc Kinh đã làm khi Moscow tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
"Lúc đó Trung Quốc không thực sự đồng ý với động thái này, bởi theo quan điểm của Bắc Kinh, việc ủng hộ một vùng lãnh thổ ly khai sẽ tạo ra tiền lệ xấu đối với thực trạng của nước này. Tuy nhiên, đây không phải là lợi ích sống còn của Bắc Kinh và giới lãnh đạo Trung Quốc thấy rằng sẽ được lợi nhiều hơn nếu bảy tỏ ủng hộ Nga", Tiezzi đánh giá.
Dựa trên các phân tích lợi hại, chuyên gia này đánh giá rằng giải pháp tốt nhất đối với cả Nga lẫn Trung Quốc hiện nay là tổ chức tập trận tại vùng biển không có tranh chấp gần đảo Hải Nam.
"Điều đó có thể cho phép Trung Quốc tuyên bố rằng hai nước vẫn tập trận ở Biển Đông, trong khi Nga có thể khẳng định mình vẫn tôn trọng luật pháp quốc tế khi tham gia vào một hoạt động diễn tập tại vùng biển không có tranh chấp", Tiezzi khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
4 năm nữa, Trung Quốc sẽ có lực lượng hải quân "lớn nhất TG" Không chỉ có vậy, theo CNA, Hải quân Trung Quốc còn trở thành lực lượng hải quân viễn dương mạnh thứ 2 thế giới. Dựa trên số lượng và chủng loại tàu chiến mà Hải quân Trung Quốc (PLAN) có thể có trong biên chế vào năm 2020, một bản báo cáo mới đây của Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA -...