Truyền hình đã khác xưa vì sự hội tụ công nghệ
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, cho rằng truyền hình ngày nay không giống như trước đây bởi nó gắn liền với xu hướng điện toán đám mây, với cơ sở dữ liệu lớn (big data), với khả năng tương tác và hội tụ công nghệ.
Song song với việc công bố 10 sự kiện CNTT-TT 2012 sáng 27/12, CLB Nhà báo CNTT Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đưa ra 5 dự báo về xu hướng nổi bật năm tới gồm: Sẽ có một số doanh nghiệp viễn thông khai tử; Smartphone và gói cước 3G giá rẻ bùng nổ; VNPT tiếp tục khó khăn, tụt hậu; Thị trường truyền hình trả tiền sẽ nóng bỏng chuyện cạnh tranh; và Lĩnh vực phần mềm trong nước vẫn không có đột phá.
Câu chuyện truyền tải nội dung, dịch vụ xung quanh chiếc TV sẽ “nóng” trong năm tới.
Ông Trương Gia Bình đánh giá trong 5 dự báo đó, truyền hình trả tiền là câu chuyện đáng quan tâm nhất. Vấn đề này bắt đầu nóng sau khi FPT và Viettel nộp đơn lên Bộ Thông tin Truyền thông xin cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp giữa năm nay. Tuy nhiên sau đó, VTV, VCTV, SCTV, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam… đã đồng loạt có văn bản kiến nghị gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TT&TT không cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (cáp) cho Viettel và FPT. Lý do họ đưa ra là “thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam tương đối nhỏ, tốc độ phát triển thuê bao mới có xu hướng chậm lại” và “các tập đoàn này đầu tư ngoài ngành, là sự lãng phí lớn về tiền của, ngân sách Nhà nước”, “không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình”…
Ngược lại, ông Trương Gia Bình cho rằng, việc không cho phép các doanh nghiệp như Viettel hay FPT tham gia vào lĩnh vực này mới gây tốn kém cho xã hội, giống như “một đường nhưng phân làn xe truyền hình đi bên này, điện thoại di động đi bên kia, khi đó hạ tầng cần phải xây là 10 đường chứ không phải 1 đường” và sẽ kéo chậm sự phát triển.
“Ngành truyền hình ngày xưa và bây giờ thực ra là hai ngành khác nhau hoàn toàn. Truyền hình ngày nay đòi hỏi sự áp dụng những công nghệ mới như cloud, big data, tương tác… chứ không phải analog như trước. Do đó, nếu chỉ để người truyền hình cầm máy quay quản lý thì sẽ rất khó phát triển, khó đưa công nghệ mới vào. Ngành này vẫn đang được nhà nước cấp ngân sách, trong khi dịch vụ di động và Internet không đòi hỏi mà còn đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước”, ông Bình nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hơn nữa, FPT không tham gia sản xuất nội dung chương trình mà chỉ làm nhiệm vụ truyền tải nội dung do các đơn vị khác sản xuất trên cơ sở phát huy thế mạnh về hạ tầng truyền dẫn, mạng cáp sẵn có của mình (cả FPT và Viettel đều có hạ tầng mạng cáp để cung cấp dịch vụ Internet và truyền hình IPTV). Một số chuyên gia nhận định, người dùng Việt Nam vẫn có “định kiến” rằng cước dịch vụ truyền hình trả tiền khá cao trong khi nội dung lại không phong phú. Sự tham gia của các doanh nghiệp mới sẽ khiến thị trường đa dạng hơn, tạo sức ép cạnh tranh, giúp người xem có thêm nhiều lựa chọn dịch vụ với giá rẻ hơn (giống như những gì đang diễn ra trên thị trường di động và Internet).
Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đồng tình rằng việc quản lý trong lĩnh vực truyền hình đang chưa theo kịp sự phát triển và sự nỗ lực không thể chỉ đến từ doanh nghiệp mà còn phải có những thể chế, chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển.
10 sự kiện CNTT-TT Việt Nam tiêu biểu 2012:
1. Thủ tướng ra quy hoạch phải có ít nhất 3 mạng di động để cạnh tranh
2. Beeline rút khỏi thị trường Việt Nam
3. MB 24 lừa đảo hơn 700 tỷ đồng bằng hình thức bán gian hàng ảo đa cấp
4. Nghị quyết Trung ương coi CNTT là hạ tầng quốc gia
5. Phóng thành công vệ tinh Vinasat 2
6. Lần đầu tiên Viettel “qua mặt” VNPT về doanh thu
7. Thu phí hòa mạng thuê bao trả trước
8. S-Fone sa thải hầu hết nhân viên
9. Thu phí bản quyền nhạc số
10. Bắt buộc phải đấu giá tần số di động
Theo VNE
Google Apps là đối thủ tiềm năng của Microsoft Office
Bộ ứng dụng dựa trên nền tảng đám mây điện tử của Google bắt đầu thu hút được số lượng khách hàng tăng dần nhờ giá bán hấp dẫn, trong đó có cả những công ty có tên tuổi lớn.
Bắt đầu được giới thiệu từ năm 2006, Google Apps lúc đó mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ nên không có nhiều tính năng như Microsoft Office. Tuy nhiên, theo New York Times, bộ ứng dụng này giờ xuất hiện ngày một nhiều hơn và có tiềm năng "lấn át" Microsoft Office trong tương lai.
Google Apps là bộ ứng dụng dựa trên nền tảng điện toán đám mây của Google.
Giữa năm nay, hãng tìm kiếm lớn nhất công bố có khoảng 5 triệu công ty đang sử dụng bộ phần mềm của mình. Đa số trong đó là các công ty có ít nhân viên, chỉ khoảng chục người. Tuy vậy, Google cũng có những khách hàng lớn, trong đó có cả các công ty lớn như hãng sản xuất thuốc Hoffman-La Roche (Thuỵ Sỹ) với 80.000 nhân viên hay bộ Nội vụ của Mỹ với 90.000 nhân viên. Ngoài ra, "gã khổng lồ tìm kiếm" còn có 23 trên 42 hợp đồng sử dụng Google Apps có giá trị lớn với chính phủ, nhiều hơn con số 10 của Microsoft.
Sở dĩ Google Apps được sử dụng ngày một rộng rãi là bởi bộ sản phẩm này có giá hấp dẫn, chỉ 50 USD một năm. Trong khi đó, để dùng Microsoft Office, các khách hàng phải chi ra một khoản trị giá 400 USD một năm, hoặc nếu có giảm giá thì là 200 USD một năm.
Về phía mình, Microsoft cũng đã cố gắng bắt kịp xu hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây bằng cách giới thiệu Office 365 vào năm ngoái. Dịch vụ này có giá dao động từ 72 USD đến 240 USD một năm, tuỳ thuộc vào nhu cầu về các tính năng của mỗi người tiêu dùng. Julia White, quản lý phụ trách mảng kinh doanh của Microsoft, cho biết Office 365 đang "trở thành sản phẩm có mức tăng trưởng nhanh nhất (của Microsoft)". Tuy vậy, các số liệu cụ thể để chứng minh cho tuyên bố này chưa được công bố.
Theo VNE
Microsoft phát triển hệ thống GPS giúp tiết kiệm 99,96% năng lượng trên smartphone Microsoft Research hiện đang nghiên cứu một công nghệ sử dụng tín hiệu GPS dựa trên điện toán đám mây với khả năng tiết kiệm năng lượng một cách tối ưu. Nguyên lý hoạt động của hệ thống GPS mới là đưa những thành phần số liệu tính toán "cồng kềnh" lên "đám mây" xử lý. Dự án này mang tên Cloud-Offloaded GPS...