Truyện cười: Ghen bóng ghen gió
Giữa hai nữ đồng nghiệp cùng công ty:
Khi nào lấy chồng, tớ chỉ muốn lấy anh chàng nào có 3 anh em trai.
- Chồng cậu còn tiếp tục ghen bóng ghen gió nữa không?
- Không, giờ đây anh ấy đã có lý do cụ thể.
* Một phụ nữ đến văn phòng thám tử tư:
- Tôi có cảm giác chồng tôi lừa dối tôi. Ông có thể phân công một thám tử nào ngờ nghệch theo dõi chồng tôi được không?
- Một thám tử ngờ nghệch? Sao bà lại muốn thuê một thám tử ngờ nghệch?
Video đang HOT
- Vì tôi biết được càng ít càng tốt.
* Buổi tối, bà vợ là “sư tử Hà Đông” nấu nướng xong liền ra lệnh cho con gọi điện cho bố về ăn cơm ngay. Thằng con sau một hồi hì hục gọi chạy ra bảo mẹ:
- Mẹ ơi, con gọi ba lần liền mà lần nào cũng có một cô trả lời.
Bà vợ điên quá, đợi đến lúc chồng đi làm về liền nhảy ra đấm đá túi bụi. Ông chồng bị bất ngờ không hiểu vì sao chỉ kịp nằm lăn ra kêu cứu. Hàng xóm thấy vậy sang xem rất đông. Thấy thế, bà vợ lúc này mặt vẫn đang hầm hầm liền bảo thằng con:
- Con quay ra nói cho các bác ấy nghe đi, cái con kia nó trả lời máy của bố mày thế nào.
- Dạ, cô ấy bảo “Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin quý khách gọi lại sau…”
K.T (sưu tầm)
Theo thethaovanhoa.vn
Tại sao con người có vân tay?
Dấu vân tay là đặc điểm khác biệt của mỗi người, được dùng để nhận dạng và điều tra tội phạm. Vậy nên, các nhà khoa học luôn tìm kiếm, nghiên cứu để trả lời câu hỏi tại sao con người lại có vân tay.
Năm 1910, Thomas Jennings chạy trốn khỏi một vụ giết người, nhưng anh ta đã để lại một manh mối: Một dấu in vân tay rõ nét trong lớp sơn khô của lan can bên ngoài ngôi nhà nơi anh ta phạm tội. Dấu vân tay của Jennings lần đầu tiên được sử dụng làm bằng chứng trong điều tra tội phạm và anh ta bị kết án giết người vào năm 1911.
Kể từ đó, dấu vân tay tiếp tục là một bằng chứng quan trọng trong các cuộc điều tra pháp y. Những dấu hiệu nhận dạng độc đáo này rất phù hợp với nhiệm vụ phát hiện tội phạm, đến nỗi nó gần như là lý do tại sao chúng tồn tại. Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi: Tại sao chúng ta có dấu vân tay, và chúng phục vụ mục đích sinh học nào?
Nhà nghiên cứu cơ sinh học Roland Ennos, Giáo sư sinh học thỉnh giảng ở đại học Hull ở Anh cho biết: "Mọi người đã có hai câu trả lời về dấu vân tay: Chúng giúp cải thiện độ bám và cải thiện nhận thức cảm ứng".
Giáo sư Ennos đã dành một phần trong sự nghiệp nghiên cứu của mình để điều tra ý tưởng đầu tiên một cách tỉ mỉ - rằng dấu vân tay giúp chúng ta cầm chặt hơn. Trong một thời gian dài, đây là lý thuyết hướng dẫn rằng các đường rãnh và đỉnh cực nhỏ của dấu vân tay tạo ra ma sát giữa bàn tay của chúng ta và các bề mặt chúng ta chạm vào.
"Chúng tôi muốn xem liệu ma sát ngón tay có gia tăng với khu vực tiếp xúc giống như với lốp xe không", Giáo sư Ennos nói. Để tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã kéo một tấm kính perspex (một chất dẻo trong, dẻo, dai) qua các ngón tay của một người, thay đổi lực theo các nỗ lực khác nhau và sử dụng mực vân tay để xác định bao nhiêu phần da thịt chạm vào kính.
Các thí nghiệm này tiết lộ rằng "diện tích tiếp xúc thực tế đã bị giảm bởi dấu vân tay, vì các rãnh không liên lạc với nhau", Giáo sư Ennos nói.
Điều này không hoàn toàn làm sáng tỏ ý tưởng rằng vân tay hỗ trợ để bám dính bề mặt. Chẳng hạn, dấu vân tay có thể giúp chúng ta bám chặt các bề mặt trong điều kiện ẩm ướt, giống như các rãnh giữ nước trên lốp xe hơi, để ngăn ngón tay trượt trên bề mặt.
Vài năm trước, nhà sinh vật kiêm vật lý học Georges Debrégeas, Đại học Sorbonne (Paris), đã suy nghĩ về việc tìm ra lý do tại sao chúng ta có dấu vân tay và ông quyết định tìm hiểu về vai trò của vân tay với xúc giác.
Ngón tay của chúng ta chứa bốn loại cơ chế để đáp ứng với kích thích cơ học như đụng chạm. Ông Debrégeas đặc biệt tò mò về một loại cơ chế đặc biệt - tiểu thể Pacinian (các thụ thể xúc giác trong da) - xảy ra khoảng 2 mm dưới bề mặt da ở đầu ngón tay.
"Tôi đã quan tâm đến các tiểu thể Pacinian bởi vì chúng tôi biết, từ các thí nghiệm trước đó, các thụ thể cụ thể này làm trung gian cho nhận thức về kết cấu tốt", ông Debrégeas nói. Những cơ chế này đặc biệt nhạy cảm với những rung động nhỏ có tần số chính xác - 200 Hz - và do đó giúp cho đầu ngón tay của chúng ta có độ nhạy cực cao. Ông Debrégeas tự hỏi liệu dấu vân tay có giúp tăng cường độ nhạy này không.
Trong hàng nghìn năm qua, bàn tay của con người là những công cụ quyết định trong việc tìm kiếm thức ăn và ăn thực phẩm, bàn tay cũng giúp con người khám phá thế giới. Sự nhạy cảm của ngón tay giúp chúng ta phân loại thực phẩm, tránh được thực phẩm hỏng hoặc bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, Debregéas nhấn mạnh rằng, thí nghiệm của ông không phải là bằng chứng cho thấy dấu vân tay phát triển chỉ cho mục đích này. Nhưng "có vẻ như mọi thứ lại phù hợp", ông nói.
Có vẻ như mặc dù vân tay cung cấp bằng chứng pháp y không thể bác bỏ cho các thám tử và cảnh sát, nhưng cho đến nay, dấu vân tay của con người vẫn còn là một điều bí ẩn.
Đức Mạnh
Theo giaoducthoidai.vn
"Giận tím người" chỉ vì cô bạn gái mê trai đẹp ngoài đường Anh chàng người yêu không hiểu nổi chuyện gì đang diễn ra trước mắt mình nữa. Theo danviet.vn