Truyện cười bốn phương: Bí quyết giúp đàn ông ga-lăng
* Một người đàn ông nói:
Ảnh minh họa
- Người ta bảo đàn ông Thụy Điển không ga-lăng nhưng đâu phải thế. Hôm nay chẳng hạn, chính mắt tôi trông thấy một ông Thụy Điển cầm ô che mưa cho vợ khi bà này thay lốp ô tô đấy.
* Có người hỏi một phụ nữ đã có chồng:
- Trên đời này có người phụ nữ nào lại nói tốt về chồng không?
- Có chứ! Đó là khi họ nói về những người chồng cũ với những người chồng hiện nay.
* Thế nào là tột cùng của sự lơ đãng?
- Đó là khi người chồng đi công tác về lại đưa vợ chiếc vòng đeo tay bằng bạc, còn với bạn gái, thì anh ta lại đưa bọc quần áo bẩn.
K.T (sưu tầm)
Theo thethaovanhoa
I lost my mind - tôi bị mất trí, điên thật!
Tôi ngồi trong một quán cà phê nhỏ ở Gia Lai, trò chuyện với chú Đạt về sự phức tạp trong việc quản lý nỗi sợ hãi trước sự phát triển nhân cách (bằng tiếng Việt). Rồi một người đàn ông bước đến, ngồi xuống và nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh,
Ảnh minh họa
"I study English three months" (Tôi học tiếng Anh ba tháng).
"Vậy thì tốt lắm bạn, cố gắng" - tôi mỉm cười thân thiện.
"I like English" (Tôi thích nói tiếng Anh).
"Okay".
"My friends are from Germany, France, America" (Bạn tôi đến từ Đức, Pháp, Mỹ).
Tôi nhìn chú Đạt và nói:
"Tôi nhớ lúc tôi mới bắt đầu học tiếng Việt, quả thật rất khó vì tôi chỉ biết một vài câu nên khi nói chuyện cứ cảm giác như mình là một em bé bị ngu, bị bẫy trong sự ngốc nghếch, không thể nói chuyện sâu sắc về bất cứ chủ đề gì".
Ông ấy cười khi nghe chuyện của tôi. Rồi nói tiếp:
"I like coffee" (Tôi thích uống cà phê).
Chẳng biết nói tiếp thế nào, tôi mở điện thoại chơi game, ông nói gì tôi không trả lời. Tôi biết ông chỉ nhân cơ hội để học tiếng Anh, chuyện thường ngày tôi hay gặp. Giống như mỗi lần tôi đi đâu, ba mẹ sẽ bắt con của họ "Nói tiếng Anh với ông Tây này đi!". Thật sự không thoải mái chút nào cho cả tôi lẫn đứa bé. Tôi không phải là cái máy "học tiếng Anh" tự động chỉ bằng cách nhấn nút, càng không phải là con khỉ trong sở thú, sẽ vui vẻ nhảy múa khi họ ném chuối vào tôi. Tôi sống ở đây hơn chín năm rồi, xem đây như quê hương thứ hai của mình nên chỉ muốn được nói chuyện bình thường. Chừng ấy thời gian ở đây với tôi không phải là dễ, tôi phải vượt qua rất nhiều chướng ngại vật.
Ai đã xem phim Stranger Things (Cậu bé mất tích) trên Netflix thì chắc bạn sẽ không lạ gì với lý thuyết luôn tồn tại một thực thể khác bên ngoài không gian thực tế của chúng ta. Với sự trải nghiệm của một người nước ngoài sống trên đất nước khác, tôi thấy mình cũng khá giống vậy. Như thể mình đang sống ở một không gian đa chiều. Giờ tôi có thể nói mình đang sống ở "upside down world", tức thế giới đảo lộn.
Không phải Jesse đang chê Việt Nam lạc hậu đâu, đừng vội đánh trống như người Anh-Điêng trước trận chiến, cất trống đi nhé. Tôi không dám nói thế trong lúc Việt Nam đang đá bóng với Malaysia. Ý của thằng Jesse là đối với mọi người sống ở nước ngoài, cả người Việt hay người phương Tây, thì sự khác biệt văn hóa giống như là thế giới đảo lộn. Ví dụ như tôi sống ở Việt Nam thì chuyện đó cũng bình thường thôi, văn hóa Việt có thể trở nên quen thuộc với tôi, tuy nhiên nếu chỉ học ngôn ngữ Việt thì vẫn chưa đủ để hiểu sâu về "thế giới đảo lộn" này. Ngôn ngữ chỉ là cái cầu để kết nối hai "thế giới" khác nhau, khi mà mình vẫn chưa hiểu được "thế giới" đó.
Đây là quan điểm của tôi cho người người muốn đi du học, hay chỉ thắc mắc về người nước ngoài sống như nào trên đất nước khác. Thì Jesse có một sự so sánh cho các bạn hiểu sâu hơn, sâu hơn cả đáy đại dương.
"Thế giới đảo lộn" có vẻ hơi sợ hãi với anh Hùng - biên tập Tuổi Trẻ Cười, thì mình sẽ mượn "đại dương".
Trong ẩn dụ này thì đất liền là nước của mình và đại dương là nước ngoài. Ở đất nước mình, văn hóa, tin đồn trong xóm... thì mình biết rõ lắm. Mà ở "đại dương", tức là nước ngoài, mình chỉ đoán ở đó chắc hẳn toàn là quái vật huyền bí.
Một cá voi - xem nó là Jesse hay bạn Cameron Shingleton đi, biết tiếng Việt, biết nhiều người trong xã hội Việt, biết bơi trong đại dương. Bọn mình đã vào rất sâu trong xã hội ở đất nước khác.
Xem những con cá heo sống gần trên bề mặt đại dương. Cá chơi vui vẻ, thoải mái, mà nếu nó xuống sâu đại dương quá thì không biết có gì ở đó, không hiểu, không thể biết sẽ bị ăn thịt bởi quái vật huyền bí.
Hoặc như khi mình bắt đầu học thiền, thiền rất sâu và vô tình bước vào một tần số sâu, bị lạc đâu đó trong vũ trụ và bắt gặp một sinh vật/ma quỷ/quái vật kiểu Yokai từ chiều không gian khác, rồi nó đi theo mình và làm phiền mình hoài.
(Tôi đoán là mọi người bị bối rối với cái ví dụ này, tôi hứa sẽ giải thích ở tập sau).
Giống như khi một mình đi du lịch ở thành phố Dubai. Giờ một số người Việt Nam có thể đến đó mua sắm, shopping, ăn ngủ trong nhà hàng đẹp lạ và khách sạn sang trọng. Đây là những con cá heo đấy, chỉ chơi với bề mặt của đại dương Dubai thôi. Mà để trở thành một "cá voi" thì mình phải đi sâu trong xã hội đó. Mình phải mặc áo như người Ả Rập, vợ mình không được cho ai thấy một tí da hoặc là sẽ bị bắt đi tù. Hôn nhau trong công cộng thì đi tù một tháng. Viết từ bậy bạ trong truyền thông xã hội thì bị phạt 1.000 đô. Còn phải theo tôn giáo của họ... rất là mệt, phải học nhiều, hỏi nhiều, cẩn thận nhiều để sống sâu trong đại dương Dubai.
Đọc tới đây thì chắc bạn hiểu cảm giác của tôi khi sống ở Việt Nam rồi. Và nếu bạn nghĩ thích nghi với văn hóa Việt còn dễ hơn văn hóa Dubai thì tôi đến đây để cho bạn biết rằng: Bạn đã nhầm to!
Người nước ngoài tới đây, vào đại dương họ chỉ như là những con nòng nọc. Họ phải tránh xa những cô gái đẹp bố mẹ bỏ rơi nên muốn lấy một anh trai Tây để trốn đi nước ngoài. Tránh được rồi thì lại phải tìm cách làm visa, tìm chỗ ở mà không biết Tiếng Việt và không hiểu cách người Việt Nam trả giá... thì họ dễ biến thành những cá heo.
Cá heo thì mình lại phải tránh xa những con cá mập muốn ăn thịt mình; giao thông Việt Nam gần nguy hiểm nhất thế giới. Rồi lỡ có đùa gì không phù hợp văn hóa Việt Nam thì sẽ bị ném đá hay thậm chí còn tệ hơn. Con đường bơi xuống đại dương để sống được như con cá voi thì tràn đầy nguy hiểm, và nhiều người sẽ bị ăn thịt hoặc là trở về đất liền.
Cuối cùng tôi chỉ muốn nói cho mọi người biết giờ tôi là cá voi và tôi sẽ không nói tiếng Anh nữa.
Jesse Peterson
Theo tuoitre
Tối cười: Bệnh của đàn ông có vợ nghiện mua sắm Mời quý vị và các bạn thư giãn buổi tối với mẩu truyện cười: Bệnh của đàn ông có vợ nghiện mua sắm. Một người đàn ông than thở với bác sĩ: - Thưa bác sĩ, hồi này tôi hay mất bình tĩnh quá. Tôi luôn giật thót mỗi khi có chuông điện thoại. Tôi không dám mở những bức thư được gửi...