Truy tìm máy X-quang nghi gây bức xạ làm 4 người viêm loét đùi
UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng truy tìm thiết bị X-quang y tế nghi làm 4 người sửa máy bị viêm loét đùi.
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Y tế, Công an TP, Sở Công Thương và Sở Thông tin -Truyền thông khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý sự cố bức xạ liên quan đến thiết bị X-quang y tế làm 4 người sửa máy bị viêm loét đùi.
UBND TP.HCM chỉ đạo Công an TP.HCM xác minh tính xác thực thông tin mà bệnh nhân cung cấp, tìm kiếm các bệnh nhân, truy tìm thiết bị gây ra sự cố bức xạ trên để xử lý đúng quy định.
Sở Thông tin – Truyền thông thông báo kịp thời các thông tin liên quan đến sự cố bức xạ, hướng dẫn thực hiện biện pháp xử lý ban đầu với nguồn bức xạ và các đối tượng bị ảnh hưởng, không để xảy ra hậu quả.
(Hình minh họa)
Video đang HOT
UBND TP.HCM cũng đề nghị Sở Y tế TP.HCM khẩn trương đánh giá tình trạng bệnh và hỗ trợ điều trị với các bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Sở Công Thương TP.HCM có trách nhiệm phối hợp các cơ quan liên quan xử lý các hoạt động quảng cáo, mua bán thiết bị bức xạ và có liên quan bức xạ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đúng quy định pháp luật; ngăn chặn nguy cơ phát sinh các sự cố bức xạ trên địa bàn TP.
Tháng 11/2020, Bệnh viện quốc tế Minh Anh (TP.HCM) tiếp nhận liên tiếp 4 ca viêm loét đùi. Kể lại với bác sĩ, các bệnh nhân cho biết đang hành nghề sửa chữa máy X-quang cho một công ty.
Theo thông tin từ các bệnh nhân, trung bình mỗi tháng, một bệnh nhân bắn khoảng 2.000 – 3.000 lần tia X vào đùi để thử máy và thử liên tục trong nhiều tháng, thì xảy ra tình trạng viêm loét.
TP.HCM 29 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng
Hiện TP.HCM có 11 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang điều trị, trong đó 5 ca liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng đang được điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới.
Ngày 31/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính đến 11h30 ngày 31/8, trên địa bàn thành phố có 77 ca mắc COVID-19 và 1 ca chuyển viện từ Bệnh viện Bạc Liêu (BN 278); trong đó có 67 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.
TP.HCM 29 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Hiện còn 11 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị, trong đó 5 ca liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới; 6 người nhập cảnh (một người nhập cảnh trái phép) đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Tất cả các bệnh nhân có sức khỏe ổn định.
Hiện trên địa bàn TP có 188 người có triệu chứng viêm hô hấp đang được cách ly theo dõi và xét nghiệm chẩn đoán tại các khu cách ly của các bệnh viện.
Không trường hợp nào có triệu chứng nặng, 164 trường hợp đã có kết quả âm tính, 24 trường hợp còn lại đang chờ kết quả.
Số trường hợp cách ly tập trung trong ngày là 1.154 trường hợp.
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ghi nhận sự nỗ lực của các ngành, các cấp trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua.
Nhờ đó, trong 29 ngày liên tiếp trên địa bàn TP không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Liêm đề nghị các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó, cần tăng cường công tác giám sát phòng, chống dịch ở các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Trước mắt, cần tuyên truyền, nhắc nhở về công tác phòng, chống dịch ở một số sự kiện lớn như: Lễ Vu lan, ngày khai giảng năm học mới... tới đây.
Truyền thuốc hết hạn cho bệnh nhi: Thuốc thật đi về đâu? Việc tráo thuốc hết hạn cho bệnh nhân ở bệnh viện không phải hiếm nhưng đến nay vẫn chưa thể ngăn chặn. Ngày 4/7/2020, trao đổi với Đất Việt về việc hiện tượng tráo thuốc hết hạn cho bệnh nhi ở Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Đức Khôi - nguyên Phó trưởng Khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai...