Truy tìm “bảo bối” chống bắn tốc độ của “quái xế” đường dài
Thiết bị công nghệ cao này vừa cảnh báo từ xa và phá sóng sung bắn tốc độ của cảnh sát giao thông.
Nhằm hạn chế tai nạn, cũng như những hiểm nguy rình rập khi đi xe với tốc độ cao, các nhà khoa học đã phát minh ra súng bắn tốc độ. Thiết bị này giúp cảnh sát có đủ bằng chứng “tuýt còi” những bác tài “đam mê” cảm giác mạnh. Thế nhưng, để đối phó lại, lập tức đân lái xe sáng tạo ra những cách như nháy đèn, dùng dấu hiệu, “phím” cho nhau đoạn đường bị bắn tốc độ. Ví dụ: Xua tay là không có công an, còn chỉ tay xuống đất là công an ở phía trước… Mấy năm gần đây, tại Việt Nam xuất hiện một loại máy phát hiện súng bắn tốc độ. Đây được dân lái xe đường trường xem là “ bảo bối” của mình.
Máy bắn tốc độ của CSGT đã có “đối thủ”
Vô tư “vít ga” qua mặt công an
Trong chuyến đi công tác miền Trung mới đây, PV Người đưa tin đã gặp hiện tượng các tài xế “nhường” nhau đi trước. Sau một hồi quan sát, chúng tôi mới biết họ đã “định vị” được đoạn đường này có một trạm kiểm soát. Vì vậy, các tài xế lợi dụng các xe đi trước để đỡ đòn. Cánh tài xế bây giờ tỏ ra khá “cẩn thận”. Nhiều khi họ còn ra hiệu cho xe đi ngược chiều dừng lại để hỏi xem phía trước có bao nhiêu trạm, nằm ở địa phận nào, công an đứng một bên hay hai bên đường để có phương án xử lý thích hợp.
Thời gian gần đây, giới lái xe tại khu vực TP. HCM, nhất là những tài xế chạy xe tuyến đường dài đang xôn xao, kháo nhau về một loại thiết bị có thể làm vô hiệu hóa máy bắn tốc độ xe chạy của lực lượng CSGT. Nắm trong tay thiết bị công nghệ cao, nhiều quái xế thản nhiên qua mặt &”khẩu súng thần không đạn” của cảnh sát một cách đơn giản.
Trong một lần có dịp đi công tác trên chiếc xe đa dụng của giám đốc một công ty nhập khẩu ô tô, chúng tôi phát hiện ngay trên ca-bin xe có gắn một thiết bị lạ. Thiết bị này cứ thỉnh thoảng đèn lại nhấp nháy rồi phát ra tiếng kêu bíp bíp… Tò mò, tôi thắc mắc thì vị giám đốc này cho biết, đó chính là thiết bị “phát hiện sóng” từ súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT. Vị giám đốc này cho biết thêm, đây là thiết bị thông minh được “xách tay” từ nước ngoài về. Nó có thể phát hiện và “hồi báo” cho lái xe biết ở phía trước đang có cảnh sát bắn tốc độ.
Bất ngờ vì điều này, tôi quyết tâm đi tìm hiểu về loại “bùa hộ mệnh” này của các tài xế. Được biết, hiện nay trên một số tuyến đường cao tốc hay quốc lộ, tốc độ giới hạn cho ô tô khách là không quá 60km/h. Tuy nhiên, nhiều lái xe vẫn vô tư “đóng” ga đẩy kim đồng hồ tốc độ lên đến 100 -120 km/h.
Tại một chuyến xe trên hành trình từ Sài Gòn – Bình Thuận, thấy chiếc xe chạy quá nhanh, một số hành khách tỏ ra lo ngại vì tình hình CSGT đợt này bắn tốc độ rất dữ. Thấy vậy, bác tài xế vẫn ung dung cười: “Các bác cứ yên tâm vì em có bảo bối ở đây rồi. Cái hộp bằng bao thuốc lá này nó sẽ báo cho em biết có máy bắn tốc độ của công an trong vòng bán kính 2 km. Thậm chí nó còn phá sóng máy bắn tốc độ của CSGT”. Nghe đến đây, ai cũng há hốc miệng, mắt tròn mắt dẹt, bán tín ban nghi.
Video đang HOT
Anh Trung Tuấn, một lái xe đường dài tuyến Bắc – Nam cho biết: Chỉ cần bỏ ra từ 100 – 250 USD, các tài xế đường dài có thể tự trang bị một món đồ chơi làm công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc qua mặt công an. Các loại súng bắn tốc độ của CSGT dù tối tân như Pro Laser III, hay bất cứ loại nào… được nhập ở nước ngoài cũng bị vô hiệu hóa bởi các thứ đồ chơi này. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần bật nút ON là máy hiện lên đèn đỏ. Tiếng loa phát rột rẹt như đang dò radio. Với công cụ này, khi điện thoại có người gọi đến, đèn báo của chiếc máy cũng nhấp nháy kèm tiếng kêu bíp… bíp. Còn với súng bắn tốc độ của CSGT phát sóng mạnh hơn nên tiếng bíp kêu lớn hơn. Mỗi khi nhận được tín hiệu, tài xế chỉ cần giảm tốc độ là thoát hiểm.
Ngoài tính năng hữu dụng trên, đây còn là một loại máy không những phát hiện mà còn phá sóng súng bắn tốc độ. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thực ra ở nước ngoài, đây là loại thiết bị hỗ trợ cho tài xế lái xe an toàn hơn. Tuy nhiên, khi đưa vào Việt Nam, nó mới chỉ được biết đến với tính năng duy nhất là để… đối phó với CSGT. Thiết bị này đã khiến CSGT vừa giơ súng lên bắn xe chạy quá tốc độ nhưng lại phải hạ xuống. “Súng thần” đã bị vô hiệu hoá.
Hào hứng nói về thiết bị “đặc dụng” của mình, anh Tuấn cho biết: Gặp những trường hợp này, nhiều khi màn hình máy bắn tốc độ của CSGT vẫn hiện lên chiếc xe đang phóng như bay nhưng hoàn toàn không hiển thị tốc độ. Gặp trường hợp CSGT lên khám xét thì chiếc máy nhỏ bằng bao thuốc lá này chỉ cần rút dây cắm ném tọt vào trong cốp khóa lại hoặc giấu đi thì chẳng ai biết. Trên QL1A, nhiều hành khách cũng đã được chứng kiến chiếc máy lạ được đặt ở táp – lô xe. Một lúc sau chiếc đèn đỏ loé sáng, anh lái xe lập tức giảm tốc độ, rút phích cắm cất máy vào cốp xe, ung dung qua mặt cơ quan chức năng.
Một thiết bị chống bắn tốc độ
Đi mua hàng chống bắn tốc độ
Hiện nay, việc tìm mua một thiết bị chống lại súng bắn tốc độ của CSGT khá dễ dàng. Chỉ cần bỏ ra một chút thơi gian ở những cửa hàng bán phụ tùng ô tô, hoặc lên mạng internet gõ một lúc là có thể tìm thấy hàng tá các địa chỉ bán thiết bị hiện đại này. Cầm chiếc “bảo bối” hiệu Cobra trên tay, Minh Trung, một giám đốc công ty truyền thông cười khoái trá: Mất ba triệu đống cho cái “cục gạch” này, giá mà biết sớm thì có lẽ đã không mất mấy triệu bạc tiền phạt lại còn bị bấm mất hai lỗ bằng. Sau khi thao thao bất tuyệt về chiếc “bảo bối” của mình, đích thân Trung dẫn tôi đến cửa hàng bán phụ tùng ôtô nơi mình mua món “đồ chơi” này.
Vừa bước vào cửa hàng, bà chủ đã nhận ra Trung, đon đả: “Máy dùng tốt không cậu?”. Trung gật đầu hỏi luôn: “Còn không, cho bạn em một chiếc?”. “Chiều qua còn hai chiếc bán hết rồi. Hay cậu dùng loại 110 USD, xài cũng được lắm?”. Chị ta vừa nói vừa quay qua người thanh niên đứng ở quầy. Chạy vào kho một lúc, người thanh niên mang ra chiếc máy có thiết kế tương tự như chiếc của Trung. Tuy nhiên, chiếc bảo bối này có một số chi tiết bên ngoài có vẻ đơn giản hơn. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần bật nút “ON” là máy hiện lên đèn đỏ, rồi tự động dò radio. Chỉ cần có điện thoại gọi đến, đèn báo của chiếc máy cũng nhấp nháy kèm tiếng kêu “bíp…bíp”.
Thấy tôi tỏ vẻ ngơ ngác, bà chủ giải thích: Cứ gặp các máy phát sóng đúng tần số là nó báo hiệu. Tuy nhiên, súng bắn tốc độ của CSGT phát sóng mạnh lắm, không “bíp” nhỏ như thế này đâu. Chỉ cần nghe qua là phát hiện súng của CSGT liền. Cách đây mấy năm, loại này rất thịnh. Lúc khan hàng, giá bán của nó có thể lên đến 200 USD/chiếc. Còn loại giống của cậu Trung là máy cao cấp của “đa quốc gia” sản xuất tại Trung Quốc, xuất sang châu Âu. Hàng xách tay nên thất thường, không có đều.
Đủ các thiết bị đối phó với công an PV tiếp tục liên hệ với một số địa chỉ rao bán trên mạng tại TP. HCM theo số điện thoại để lại. Vừa đặt vấn đề muốn mua một thiết bị “phát hiện súng bắn tốc độ”, người bán có tên Trinh đã giới thiệu ra một loạt các thiết bị để “chiến đấu” với lực lượng CSGT. Có loại giống như con chuột máy vi tính kèm theo sợi dây điện lò xo. Một đầu cắm vào máy, đầu kia cắm vào bộ nạp điện xe ôtô. Đây là một loại máy không những phát hiện mà còn “phá sóng” súng bắn tốc độ. Lắp máy này, xe cứ chạy vô tư mà không lo bị “dính đạn”. Ngoài ra, cũng có một số loại hình dáng như điện thoại iphone rất nhỏ gọn và tiện lợi. Tuy nhiên, hiện thị trường chủ yếu có hai loại được tiêu thụ nhiều nhất: Một loại hiệu COBRA 11 băng tần giá khoảng 2,8 triệu, chỉ báo động khi có sóng Radar tần số X, K, Ka tín hiệu laser loại thứ hai được giới thiệu cũng 11 băng tần và phá được sóng của súng bắn tốc độ (không hiển thị tốc độ của xe trên màn hình) giá khoảng 3,5 triệu”. Trinh cho biết.
Theo NDT
Những trận chiến với "bão đêm"
Khi các quái xế đang say sưa biểu diễn tốc độ thì cả trăm CSGT tắt đèn xe, từ từ khép chặt "đoàn bão". Một số quái xế liều mình lao thẳng vào xe CSGT, số còn lại quăng "ngựa sắt" bỏ chạy.
"Bão đêm" trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. Ảnh: A.N
Đêm cuối tháng 10-2010, hàng chục cảnh sát hình sự cải trang đồng loạt hòa mình vào đoàn "bão đêm " đang rú ga lạng lách, đánh võng trên các tuyến đường như Phan Đăng Lưu, Xô Viết Nghệ Tĩnh... đổ về khu vực Bình Quới, Thanh Đa (quận Bình Thạnh).
Khi các quái xế đang say sưa "biểu diễn" tốc độ thì cả trăm CSGT tắt đèn xe, từ từ khép chặt "đoàn bão". Nhận được lệnh, toàn bộ xe cảnh sát bắt đầu hú còi, bao vây hai đầu tuyến đường. Nhiều đơn vị ém quân trong nhà dân cũng bất ngờ ập ra khiến đoàn đua hoảng loạn, các xe đâm đầu vào nhau tìm đường tẩu thoát. Cảnh tượng như đàn ong vỡ tổ. Song, phía đầu đường đã bị công an phong tỏa.
Hàng trăm quái xế liều mình phá vòng vây, lao thẳng vào các xe CSGT, số còn lại quăng "ngựa sắt" bỏ chạy. Một số khác xông vào các con hẻm, giấu xe sau các chậu cây cảnh nhưng đều bị cảnh sát ập vào bắt giữ. Gần 600 phương tiện của các quái xế bị tạm giữ.
Cũng với chiêu thức tương tự, đầu tháng 3-2011, Công an TP HCM tiếp tục ra quân truy quét nhiều điểm tụ tập của "bão đêm", tạm giữ hơn 250 xe khác. Đây được xem là những "mẻ lưới" bắt được nhiều quái xế nhất từ trước đến nay của Công an TP HCM.
Trước đó, nhận định tình trạng bão đêm ngày càng nghiêm trọng gây mất an ninh trật tự, an toàn tính mạng người dân, Ban giám đốc đã chỉ đạo tăng cường nhiều lực lượng phối hợp vây bắt. Quận Bình Thạnh đã nổi lên như là một địa bàn ưa thích của những quái xế với nhiều tuyến đường dài, rộng cùng những dãy hàng quán 2 bên sầm uất. Vào những đêm cuối tuần, hàng ngàn quái xế từ khắp nơi tụ họp quậy phá.
Nhiều thanh niên phải kiểm điểm trước tổ dân phố vì tham gia "bão". Cha mẹ những người này phải làm cam kết, bảo lãnh cho con mới được lấy xe về. Họ sau đó còn bị giao cho công an địa phương quản lý, nếu tái phạm sẽ nhận biện pháp nghiêm khắc hơn như đi trường, trại cải tạo.
Đám quái xế quậy phá dưới dạ cầu Tân Thuận 2. Ảnh: Quốc Thắng.
Tuy nhiên, lãnh đạo đội CSGT quận Bình Thạnh cho hay, trong những buổi kiểm điểm tại địa phương có rất nhiều nước mắt của quái xế đã rơi nhưng không lâu sau họ lại tiếp tục đi "bão". Ngay các phụ huynh cũng thừa nhận không quản lý được con em mình. Vì thế, nhiều "yêng hùng xa lộ" bắt đầu lôi kéo nhau chuyển sang các quận khác quậy như tại tuyến đường dưới dạ cầu Tân Thuận 2, Hoàng Diệu (quận 4), hoặc các tuyến Kinh Dương Vương, Minh Phụng (quận 6).
Trước tình hình "nhức nhối" này và cũng để tiếp tục kế hoạch phòng chống "bão đêm", Công an quận 6 đã hiến kế cho Công an TP HCM một cách được cho là hữu hiệu để địa bàn khác cùng triển khai.
Theo đó, tại các tuyến đường thường xuyên có quái xế tụ tập, cơ quan chức năng đã lập những chốt chặn bằng barie gắn đèn. Cùng với đó là kết hợp kiểm tra hành chính ban đêm trên các "tuyến đường nóng" khiến đám quái xế e ngại không dám đi số đông. Từ đó tình trạng tụ tập giảm rõ rệt.
Mạnh tay hơn với các quái xế, những trường hợp được xác định là cầm đầu quậy phá đã bị xử lý hình sự. Cụ thể, ngày 28/2, TAND quận Bình Thạnh đã tuyên phạt Nguyễn Thanh Duy (22 tuổi), Đoàn Tấn Minh (21 tuổi) và Khổng Minh Nhật (20 tuổi) mỗi người 9 tháng tù; Nguyễn Kim Hoàng (19 tuổi) nhận 6 tháng tù về cùng tội Gây rối trật tự công cộng.
Song, cũng giống các phương pháp khác chỉ có hiệu quả thời gian đầu, "bão đêm" lại né những nơi mạnh tay, di chuyển đến các tuyến đường rộng tại quận Gò Vấp như Nguyễn Oanh, Phan Văn Trị... hoặc các vùng ven như huyện Bình Chánh, quận 12. Do đó, trong đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm trước tết Nguyên đán 2012, Công an TP HCM đã ra quân chiến dịch "sau 23h" để trấn áp "bão đêm" trên toàn thành phố. Cứ đến khoảng thời gian này, lực lượng CSGT kết hợp cùng cảnh sát hình sự, cơ động, dân quân, công an phường sẽ kiểm tra hành chính tất cả những người trên đường.
Theo Công an TP HCM, khác biệt lớn nhất của chiến dịch này là mọi người có biểu hiện đáng nghi đều có thể bị chặn lại kiểm tra, không nhất thiết phải vi phạm giao thông. Nếu bị phát hiện trong người, trong cốp xe có hung khí hay những thứ tương tự thì sẽ được bàn giao cho công an phường xử lý.
Công an quận Bình Thạnh truy bắt "bão đêm". Ảnh: Quốc Thắng
Đỉnh điểm của công tác phòng chống "bão đêm" là UBND TP HCM đã thông qua quyết định tăng mức giữ xe vi phạm lên 500.000 một ngày (gấp 83 mức phí cũ) kể từ 1-3. Với quyết định giữ xe 30 ngày (tổng mức giữ xe lên đến 15 triệu đồng) cùng nhiều biện pháp mạnh tay khác, lãnh đạo thành phố đã đánh mạnh vào "căn bệnh kinh niên" suốt nhiều năm nay.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP HCM cho biết, cơ bản đã dẹp được nạn "bão đêm" tại Sài Gòn, hiện vào các đêm cuối tuần vẫn còn những tốp nhỏ tụ tập gây rối. Đối với những thanh niên này, công an thành phố chỉ đạo CSGT, cảnh sát hình sự và cả cơ động tuần tra truy bắt, giải tán. "Đến thời điểm này không có phương pháp trấn áp "bão đêm" được xem là tuyệt đối. Dẹp bỏ được tình trạng này cần phải có sự đồng bộ từ nhiều ban ngành", vị lãnh đạo này nhận định.
Theo Vnexpress
Sài Gòn sạch bóng 'bão đêm' Vài thanh niên tăng tốc, nẹt pô rồi buông ra những tràng cười giữa đêm khuya nhưng chỉ sau vài đoạn đường ngắn lượn lờ mà không thấy "hội viên" khác, nhóm này đành bỏ đi. Đêm cuối tuần tại khu dạ cầu Tân Thuận 2 vào thời gian trước luôn tụ tập hàng trăm quái xế nhưng hiện nay đã rất im...