Truy lùng kẻ đưa hơn 1.000 người Trung Quốc vào Bồ Đào Nha
Cảnh sát nhiều nước đang truy tìm Chen Xiaomin với cáo buộc đứng sau vụ nhập cư trái phép vào châu Âu có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
Chen Xiaomin đang bị truy lùng trên phạm vi toàn cầu. Ảnh: SCMP
Cuộc truy nã có quy mô toàn cầu đang được thực hiện, lần cuối Chen được trông thấy là ở Jakarta, Indonesia, South China Morning Post cho hay.
Theo tài liệu pháp lý, Chen, người ở tỉnh Chiết Giang đã điều hành đường dây có tổ chức hơn 10 năm nay ở thị trấn Matosinhos, phía bắc Bồ Đào Nha. Kẻ này đã giúp hơn 1.000 người Trung Quốc sống và làm việc bất hợp pháp ở Bồ Đào Nha, bị kết án vắng mặt với 460 tội danh khác. Matosinhos là một trong những địa điểm có đông người Trung Quốc nhất ở Bồ Đào Nha.
Nhà chức trách Bồ Đào Nha tin rằng mạng lưới của Chen thu về ít nhất là 5 triệu euro.Từ năm 2001 đến 2011, anh ta thực hiện nhiều dịch vụ phạm pháp, giúp người Trung Quốc có được giấy phép định cư, làm việc hoặc hoạt động kinh doanh ở Bồ Đào Nha.
Video đang HOT
Chưa rõ lần đầu tiên Chen đến Bồ Đào Nha là năm nào, nhưng các hồ sơ chính thức cho thấy anh ta có hộ chiếu vào năm 2011. Khi đó Chen làm việc là một phiên dịch, rồi nghiên cứu kỹ lưỡng về bộ máy công chức của Bồ Đào Nha phục vụ cho âm mưu của mình.
Chen lập ra 156 công ty “ma”, dùng các giấy tờ giả và tài khoản khác nhau để thực hiện trót lọt các vụ nhập cư trái phép. Anh ta bị bắt lần đầu ở Bồ Đào Nha vào tháng 5/2011, tuy nhiên được thả do có tiền bảo lãnh. Khi thẩm phán ra quyết định giam giữ vào cuối năm 2013 thì Chen đã biến mất.
Một nhân chứng người Bồ Đào Nha, biết Chen 10 năm nay, cho hay anh ta là “người có ngoại hình ưa nhìn và có quan hệ tốt với vợ” và “kiếm được hàng triệu triệu euro”. Chen được cho là có người nhà ở các nước khác ở châu Âu, châu Á và cả Nam Mỹ.
Một trong những người Chen đưa sang Bồ Đào Nha là Songchan Du, cô cùng chồng đến nước này năm 2011. Ban đầu Songchan trả cho Chen 2.000 euro, cô có các giấy tờ để đến Cơ quan quản lý nhập cư và biên giới của Bồ Đào Nha (IBS) xin việc dù các số liệu đều là giả. Nhà chức trách nghĩ rằng cô lúc đó đã có việc làm, thực tế Songchan là chủ cửa hiệu ở Mealhada, trung Bồ Đào Nha, là một trong các công ty ma của Chen.
Trong nhiều năm, Chen làm giả báo cáo thuế và các giấy tờ khác để cho thấy “mối quan hệ làm ăn hợp pháp” của họ. Songchan phải đóng 500 euro mỗi năm cho Chen. Sau đó cô cũng đưa con trai tới Bồ Đào Nha, trả thêm cho Chen 300 euro.
Tờ Jornal de Notícias của Bồ Đào Nha tháng trước cho biết Chen bị kết án vắng mặt đến 12 năm tù với cáo buộc 460 tội danh làm giả giấy tờ, hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp, rửa tiền, làm giả dấu của quan chức và tàng trữ súng bất hợp pháp.
Tạp chí tuần Sábado miêu tả Chen là “trung tâm của hoạt động nhập cư bất hợp pháp trong thế kỷ này”.
Số lượng người nhập cư trái phép Trung Quốc đến Bồ Đào Nha đã gia tăng trong hai thập kỷ qua. Nếu như năm 1999 có hơn 3.000 người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp ở nước này thì con số năm 2014 đã tăng gấp 7 lần, ở mức hơn 21.000 người, theo IBS.
Khánh Lynh
Theo VNE
Úc đàm phán trao trả người di cư bất hợp pháp
Úc đang đàm phán với một số nước Đông Nam Á về việc trao trả người di cư bất hợp pháp vào châu Đại dương, hãng tin TASS (Nga) ngày 20.2 dẫn tin báo The Sydney Morning Herald cho biết.
Người dân Úc ở Sydney tuần hành ủng hộ tiếp nhận người tị nạn, ngày 11.10.2015 - Ảnh: Reuters
Theo báo này, Chính phủ Úc đang đàm phán với chính phủ các nước Malaysia, Philippines, Indonesia và ba nước khác không nêu tên do phải thực hiện đàm phán bí mật.
Hiên nay tại các trại dành cho người nhập cư trái phép do Úc lập tại đảo Manus (thuộc Papua New Guinea) và Nauru có khoảng 1.500 người, chủ yếu từ các nước vùng Trung Đông và châu Á tìm cách cách vượt biển từ Indonesia sang Úc.
Điều kiện sinh hoạt trong các trại này rất tồi tệ, bị các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, vì vậy chính quyền Úc đang rốt ráo tìm các phương án giải quyết vấn đề. Tuy nhiên Chính phủ Úc vẫn giữ lập trường là người nhập cư trái phép không được phép sinh sống trên đất Úc. Ngày 3.2, Tòa án Tối cao Úc cũng tuyên bố rằng các trại tạm giữ người nhập cư trái phép được lập bên ngoài lãnh thổ Úc nên không vi phạm hiến pháp nước này.
Từ đầu thập niên 2010, vấn đề người nhập cư trái phép trở nên căng thẳng tại Úc. Năm 2012 có 17.000 thuyền nhân vượt biển từ Indonesia đến Úc và chỉ trong nửa đầu năm 2013, con số này là 15.000 người. Từ cuối năm 2013, chính phủ mới của Úc quyết định dùng tàu tuần tiễu của hải quân để ngăn chặn những tàu thuyền chở người nhập cư lậu từ ngoài khơi xa và bắt phải quay trở về điểm xuất phát.
Chính phủ Úc cũng quyết định không cấp quốc tịch cho bất cứ trường hợp nhập cư trái phép nào. Nhờ những biện pháp cứng rắn như thế, dòng người di cư trái phép nay đã giảm nhiều.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Cuộc sống 'không ngày mai' của trẻ tị nạn Không có giấy phép cư trú, không có cơ hội đến trường và phải đi làm để phụ giúp gia đình khi mới vài tuổi là những gì mà trẻ em tị nạn người Syria đang đối mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Người tị nạn đợi xe buýt để đến biên giới với Hy Lạp sau khi giới chức Thổ Nhĩ Kỳ ngừng...