Trường tiểu học Trung Quốc cho học sinh quét sóng não gây phẫn nộ
Công ty BraiCo (Trung Quốc) đã tạo ra vòng đeo đầu để giáo viên theo dõi sự tập trung của học sinh. Việc này dẫn đến làn sóng chỉ trích từ phía phụ huynh và mạng xã hội.
Tại các trường học Trung Quốc, giáo viên sử dụng công nghệ để quản lý học sinh là điều phổ biến. Có thể kể đến như việc đặt camera nhận diện khuôn mặt trong lớp học, yêu cầu học sinh mặc đồng phục có GPS và đeo dây theo dõi bằng sóng radio.
Mới đây, trên mạng xã hội Weibo tiếp tục xuất hiện những hình ảnh các học sinh tiểu học phải đeo vòng theo dõi sóng não trên đầu. Việc này đã dẫn đến làn sóng chỉ trích của cư dân mạng và phụ huynh.
Hình ảnh các sinh viên Trung Quốc đeo băng đô đã thu hút sự chỉ trích trên trang mạng.
Theo SCMP, công ty BrainCo đã tạo ra những chiếc vòng này. Thiết bị hiển thị sự tập trung của học sinh bằng cách đọc sóng não. Sau khi phân tích, nó sẽ phát kết quả bằng đèn ở phía trước.
Màu xanh có nghĩa là thư giãn, màu vàng là tập trung và màu đỏ là rất tập trung. Giáo viên cũng có thể theo dõi mức độ chú ý của mỗi học sinh thông qua phần mềm điện thoại đi kèm.
“Ơn trời tôi đã tốt nghiệp rồi”, một bình luận của bài đăng về thiết bị này trên Weibo.
Video đang HOT
“Nếu con gái tôi học ở trường sử dụng thiết bị này, tôi sẽ cho nó nghỉ học”, một phụ huynh Trung Quốc lên tiếng phản đối.
Đáp lại những lời chỉ trích trên các phương tiện truyền thông xã hội, BrainCo đã tuyên bố rằng họ chỉ cung cấp các thiết bị phụ trợ cho các khóa học đào tạo sự tập trung ở trường học. Công ty cũng cho biết họ không bán sản phẩm cho các trường công mà chỉ cho sử dụng thử nghiệm miễn phí.
Mặt khác, công nghệ theo dõi sóng não này không phải là thứ cao siêu như mọi người từng nghĩ. Sử dụng kỹ thuật điện não đồ (EEG), thiết bị chuyên dụng có thể đo các xung động của sóng não người.
Trong nhiều thập kỷ, các bệnh viện đã sử dụng EEG nhằm theo dõi các bệnh lý như rối loạn não, động kinh hoặc tổn thương.
Bác sĩ đo điện não đồ cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, công nghệ này bắt đầu xuất hiện tràn lan trên các thiết bị tiêu dùng có khả năng xác định trạng thái tinh thần của người sử dụng. Mặc dù có những nghiên cứu chỉ ra công nghệ EEG có thể áp dụng cho mục đích này nhưng kết quả sẽ không chính xác. Nhiều yếu tố của môi trường như mồ hôi và chuyển động cơ bắp có thể dẫn đến sai lệch kết quả.
BrainCo là công ty do kỹ sư người Trung Quốc Bicheng Han thành lập tại Mỹ. Trong 3 năm qua, công ty này đã trưng bày nhiều sản phẩm tại Triển lãm Điện tử và Tiêu dùng ở Las Vegas (Mỹ).
Trước đó, BrainCo được giới truyền thông Trung Quốc chú ý khi một nữ nghệ sĩ piano đã sử dụng bàn tay giả (điều khiển bằng tâm trí) của công ty trên chương trình thực tế về khoa học của đài CCTV.
Theo Zing
Trường học Trung Quốc dùng máy quét não đo trí tuệ học sinh gây phẫn nộ
Một trường tư thục ở Thâm Quyến đang hứng chịu hàng loạt chỉ trích sau khi sử dụng một loại máy quét não để đo độ tiềm năng trí tuệ của học sinh.
Vụ việc làm dấy lên làn sóng tranh cãi trong dư luận, một số phụ huynh còn lo ngại các thử nghiệm này có thể được sử dụng để đánh cắp vân tay của con em mình.
Số khác đặt nghi vấn về mức độ tin cậy của công ty công nghệ thông tin Aotian Thượng Hải, đơn vị sản xuất ra chiếc máy và trực tiếp thực hiện các thử nghiệm đo.
Các phụ huynh phải trả gần 700.000 đồng nếu muốn nhận kết quả quét não của con mình.
"Đầu tiên, chúng tôi nghi nghờ nhà trường đang tìm cách lấy vân tay của lũ trẻ. Thứ 2, đây là loại kiểm tra khoa học gì vậy? Thứ 3, nhà trường làm việc với doanh nghiệp thương mại và thu tiền cho kết quả thu được. Liệu có phải có sự đánh đổi nào đó ở đây", một phụ huynh họ Lưu bày tỏ bức xúc.
Trường tư thục Arcadia ở thành phố Bảo An, Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết 2.800 trong tổng số 8.000 học sinh của trường đã tham gia vào các thử nghiệm quét não. Thử nghiệm này yêu cầu các học sinh đeo thiết bị quét vào đầu sau đó nhấn vân tay vào cảm biến. Kết quả trả ra sẽ cho thấy điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh.
Các phụ huynh có thể theo dõi kết quả trên WeChat, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại Trung Quốc, tuy nhiên họ phải trả một khoản phí 198 nhân dân tệ (gần 700.000 đồng).
Bất chấp làn sóng chỉ trích từ các phụ huynh và dư luận, Aotian Thượng Hải khẳng định máy đo IQ của họ đã được Bộ giáo dục thông qua và công ty cung cấp loại máy này cho trường tư thục ở Thâm Quyết như một thiết bị tiêu chuẩn sử dụng tại các trường tiểu học và trung học.
Trong khi đó, trường Arcadia mô tả chiếc máy là một phương pháp, giúp phân tích sóng não và điện thế năng ở các đầu ngón tay của học sinh.
Cả 2 bên đều phủ nhận đồn đoán cho rằng chiếc máy được sử dụng để cho các mục đích bất chính, như đánh cắp vân tay của học sinh hay phục vụ cho mục đích kinh doanh và nói thêm rằng sẽ giao chiếc máy cho cảnh sát để phân tích.
"Chúng tôi không thu thập vân tay và chúng tôi cũng không bao giờ chia sẻ các thông tin thu được", Aotian Thượng Hải nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Nguồn: SCMP
Khách hàng phẫn nộ sau vụ lắc heo vàng trúng 5 tỷ đồng của MoMo Mặc dù đã lên tiếng giải thích nhưng nhiều người dùng vẫn đang tỏ ra vô cùng phẫn nộ và tố MoMo lừa đảo sau khi chương trình 'lắc xì, lắc heo vàng nhận lì xì' kết thúc. Cách đây không lâu, MoMo tung ra chương trình "lắc xì, lắc heo vàng nhận lì xì", với trị giá giải thưởng lên tới 5...