Trưởng thôn ăn chặn gạo cứu đói của người nghèo
Sau khi nhận lúa giống và gạo cứu đói của dân, trưởng thôn Cường Thịnh đã mang bán lấy tiền. Nhiều năm sau vụ việc mới được phát giác.
Theo phản ánh của người dân thôn Cường Thịnh (xã Yên Hùng, huyện Yên Định, Thanh Hóa), năm 2013, Công ty lúa giống Thái Bình cung cấp giống BC15 cho dân nhưng do giống không đảm bảo nên sau đó Cty này đã có chính sách hỗ trợ lại cho dân. Ngày 31/12/2013, Trưởng thôn Cường Thịnh là ông Lê Quang Trung nhận từ UBND xã 74,8kg lúa giống, của 49 hộ dân. Nhưng ông Trung chỉ cấp cho 2 hộ với số lượng 4kg, số lúa giống còn lại ông mang bán lấy tiền với đơn giá 50.000đ/kg.
Không chỉ lúa giống, gạo cứu đói cho người nghèo cũng bị vị trưởng thôn này nhận về rồi… bán. Đó là số gạo cứu đói vào năm 2011, trong thôn có 3 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là hộ bà Lê Thị Lộc, ông Lê Văn Hưng và ông Lê Đắc Duẫn. Thôn đã lập danh sách và gửi về UBND xã đề nghị được hỗ trợ gạo. Sau khi nhận được danh sách đề nghị hỗ trợ của thôn, xã Yên Hùng đã cấp cho 3 hộ với 7 khẩu trên 90 kg gạo.
Kết quả kiểm tra của UBND xã Yên Hùng
Trưởng thôn Lê Quang Trung đích thân lên xã đi nhận gao rồi cấp cho hai hộ là hộ ông Hưng và hộ bà Lộc với số gạo 50kg. 40kg gạo còn lại, vị trưởng thôn này không cấp cho hộ ông Duẫn mà mang bán.
Ông Lê Đình Sâm, thôn Cường Thịnh bức xúc: “Bao nhiêu lần họp dân, chúng tôi đều nói về việc trả lại lúa cho chúng tôi nhưng ông Trung vẫn cứ nói là không có. Ngay cả việc ăn chặn lúa của người nghèo cũng vậy, ông ấy cũng chối là không có, ai phát biểu trong hội nghị cũng bị ông ấy chửi. “Ỉm” lúa của dân đã là quá đáng đằng này ăn cả mấy cân gạo cứu đói thì không thể chấp nhận được. Mấy năm trời không trả, đến lúc chúng tôi mang đơn đi tố cáo, mới đây thanh tra vô cuộc, ông ấy mới chịu trả lại”.
Ngoài 2 vấn đề trên, người dân còn tố cáo một số nội dung khác cũng được chính quyền địa phương kiểm tra, kết luận có sai phạm như: thu quỹ làng Quãng Hán vụ 5/2014 theo kế hoạch chỉ đề ra thu 6.000 đồng/hộ nhưng thôn đã thu 10.000 đồng/hộ; thu quỹ thiếu niên vụ 5/2014 chỉ đề ra thu 30.000 đồng/hộ nhưng thôn đã tự ý thu 50.000 đồng/hộ…
Video đang HOT
Khoản tiền giao thông nông thôn 8 vụ trưởng thôn thu từ năm 2010-2013 với số tiền hơn 1 tỉ đồng thế nhưng khi hoàn thiện xong công trình, trưởng thôn Lê Quang Trung cũng không báo cáo công khai để bà con được biết số tiền thừa thiếu như thế nào.
Ông Lê Đình Sâm, thôn Cường Thịnh bức xúc kể tội vị trưởng thôn
Tại biên bản thanh tra của UBND xã đã yêu cầu ông Trung nộp lại ngân sách xã số tiền gần 45 triệu đồng ông Trung đang giữ từ cân đối thu chi để xã quản lý cho đến khi nào nhân dân thống nhất chi vào việc gì thì xã mới xuất chi.
Ông Lương Văn Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Hùng đã xác nhận sự việc trên. Theo ông Khánh, việc ông Trung, thôn trưởng thôn Cường Thịnh bán lúa giống của dân và bán gạo cứu đói là có thật. Việc này, được thông qua chi bộ và số tiền dùng vào việc chung. Sau khi nhận được đơn tố cáo của nhân dân, xã đã cho thanh kiểm tra. Hiện, ông Trung đã trả lại tiền bán lúa giống cho các hộ gia đình, chỉ còn hộ ông Lê Đắc Liêm chưa nhận với số tiền 45.000đ.
“Gạo cứu đói thì ông Trung đã bán cho hai hộ dân, mỗi hộ 10kg, còn 20kg ông Trung giữ sử dụng. UBND xã cũng đã chỉ đạo ông Trung trả lại 40kg cho gia đình ông Duẫn vào tháng 12 vừa qua” – ông Khánh cho biết thêm.
Cũng theo ông Khánh thì xã vừa có quyết định tạm đình chỉ công tác cấp ủy đối với ông Lê Quang Trung – Trưởng thôn; ông Phạm Hùng Tiêu – Bí thư chỉ bộ thôn và ông Lê Văn Sỹ – cấp ủy thôn để tiến hành các bước, xem xét hình thức kỷ luật.
Về hướng xử lý tiếp theo, ông Nguyễn Đăng Nhượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết: “Huyện đã nhận được nội dung phản ánh của nhân dân cũng như báo cáo kiểm tra của UBND xã. Hiện chúng tôi đang chỉ đạo Thanh tra huyện kiểm tra, rà soát và có hướng xử lý đúng người, đúng tội”.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Thu hồi hàng chục héc ta đất nông nghiệp trái quy định của Thủ tướng
Việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa phải có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, chính quyền đã tiến hành thu hồi 30 ha đất lúa khi chưa có sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 20/11/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản số 9415 về việcđồng ý cho Công ty TNHH giày Sun Jade Việt Nam, thuộc Tập đoàn Hồng Phúc thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất giày xuất khẩu tại xã Định Liên, huyện yên Định.
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao Sở TN-MT hướng dẫn công ty TNHH giày Sun Jade Việt Nam lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa tại khu vực dự án; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh đề nghị Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa theo quy định.
Hàng chục ha đất lúa trước đây của hai xã Định Liên, Định Long, huyện Yên Định bị bỏ hoang.
Tuy nhiên, sau khi có chủ trường của UBND tỉnh, UBND huyện Yên Định đã vội vàng thực hiện việc thu hồi đất lúa màu của các hộ dân tại hai xã Định Liên và Định Long, với tổng diện tích 30ha, trong đó, xã Định Liên là 25ha và xã Định Long là 5ha, số hộ bị ảnh hưởng là 381 hộ.
Ngày 10/1/2014, UBND huyện Yên Định đã ban hành văn bản số 06/TB-UBND, thông báo về việc thu hồi đất. Đồng thời, UBND huyện Yên Định đã "lệnh" trong thời hạn 3 ngày kế từ ngày nhận được thông báo, Chủ tịch UBND xã Định Liên và Định Long phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho các hộ trong khu vực giải phóng mặt bằng không được gieo trồng hoa màu trên đất trong vụ Chiêm xuân năm 2014. Nếu các hộ tự ý gieo trồng, huyện không có trách nhiệm kiểm kê, bồi thường hoa màu.
Qua tìm hiểu thực tế, số diện tích theo thông báo thu hồi của UBND huyện Yên Định là đất nông nghiệp của người dân đang sản xuất hai vụ lúa, một vụ hoa màu. Từ đầu năm 2014 đến nay, số diện tích đất lúa này đang phải bỏ hoang. Nhìn cánh đồng với diện tích 30ha đất lúa đã bị thu hồi đang bỏ hoang, cỏ mọc xanh um mà người nông dân nơi đây không khỏi xót xa.Không chỉ mất đất sản xuất nông nghiệp của người dân, chính quyền địa phương đã làm trái với quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Nghị Định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý sử dụng đất lúa, trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Nghị định này, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải báo cáo Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi UBND cấp có thẩn quyền quyết định việc chuẩn mục đích sử dụng đất. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào mục đích khác.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lưu Vũ Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định xác nhận: "Đây là dự án có vốn đầu tư lớn, chia làm 2 giai đoạn, thu hút hàng chục nghìn lao động. Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm, chủ trương của tỉnh cho phép đầu tư. Đến nay, khâu đền bù, giải phóng mặt bằng đã làm xong. Chưa bàn giao cho chủ đầu tư được vì tỉnh chưa cho phép".
Ông Lâm cũng cho biết: "Việc này cần phải có ý kiến của Thủ tướng, nhưng nếu như thế thì rất ách tắc. Đây là tình trạng chung, chúng tôi cũng muốn làm lắm, mấy chục ha đất để đấy ai thấy cũng xót lòng. Nhà đầu tư cũng sốt ruột, nhưng do cơ chế, cái chung hiện nay là thế. Chúng tôi đã làm đúng trình tự, thủ tục trong việc thu hồi đất, chúng tôi không sợ gì cả. Hiện còn một số hộ dân yêu cầu gặp chủ đầu tư để thỏa thuận, tuy nhiên đây là dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài nên không được. Địa phương cũng như tỉnh phải mời mãi họ mới đến và họ khảo sát, đồng ý mình mới dám làm chứ".
Duy Tuyên
Theo Dantri
Phát hiện ổ đạn đá lớn gần Thành nhà Hồ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết, trong các đợt điều tra, khảo sát vùng đệm di sản cuối năm 2014 đã phát hiện một ổ đạn đá gần 100 viên, tại làng Đồi Mỏ, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa; cách Thành Nhà Hồ khoảng 3 km về phía Đông Bắc. Số đạn đá này...