Trường Thành Group (TTA) dự kiến lên sàn giá 18.000 đồng và chuẩn bị phát hành 25 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành ( Trường Thành Group – Mã chứng khoán: TTA) vừa công bố đồng loạt các thông tin quan trọng chuẩn bị niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Cụ thể, doanh nghiệp công bố tách bạch vị trị Giám đốc và Chủ tịch HĐQT. Cụ thể, ông Trần Huy Đức miễn nhiệm chức danh Giám đốc, bầu ông Nguyễn Duy Hưng giữ chức Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2020-2023. Hiện tại, ông Trần Huy Đức vẫn giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Ngoài ra, doanh nghiệp công bố bản cáo bạch niêm yết với thông tin đáng chú ý là doanh nghiệp căn cứ vào các phương pháp định giá, HĐQT quyết định mức giá tham chiếu dự kiến của công ty trong ngày đầu tiên giao dịch trên HOSE là 18.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa là 2.430 tỷ đồng.
Trường Thành Group được thành lập năm 2008, là đơn vị về đầu tư và xây dựng các công trình năng lượng như thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Tính tới thời điểm nộp hồ bản cáo bạch lần này, doanh nghiệp đang có 5 nhà máy điện, trong đó 3 nhà máy đang vận hành và 2 nhà máy dự kiến vận hành trong những tháng còn lại của năm 2020.
Doanh nghiệp sở hữu 3 nhà máy đang phát điện thương mại, bao gồm: Nhà máy Thủy điện Ngòi Hút 2 với công suất 48 MW, tổng kinh phí đầu tư là 1.260 tỷ đồng, sản lượng điện bình quân là 209 triệu KWh/năm, dự án chính thức vận hành tháng 12/2014.
Video đang HOT
Nhà máy thứ 2 là Nhà máy thủy điện Ngòi Hút 2A với công suất 8,4 MW, dự án này cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia 30 triệu Kwh/năm với tổng mức đầu tư là 292 tỷ đồng và chính thức vận hành thương mại tháng 12/2016.
Nhà máy thứ 3 là Nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ với công suất là 62 MWp, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng 100 triệu KWh/năm và hòa lưới điện quốc gia vào quý IV/2019.
Doanh nghiệp cho biết, nhà máy Thủy điện Pá Hu với công suất 26 MW dự kiến vận hành quý III/2020 và nhà máy điện mặt trời Hồ Núi Một 1 với công suất 50 MWp, dự kiến vận hành quý IV/2020.
Quá trình tăng vốn nhanh trước khi lên sàn
Ngoài ra, doanh nghiệp lên kế hoạch chào bán 25 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị chào bán 250 tỷ đồng theo mệnh giá. Hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. Doanh nghiệp dự kiến số tiền thu được để bổ sung nguồn vốn công ty và đầu tư cho Dự án điện mặt trời Hồ Núi Một 1.
Chủ tịch VSD: Sắp tới, cho phép thị trường cơ sở chỉ cần ký quỹ 10-20% như phái sinh
"Tôi xin đảm bảo, sau khi hệ thống CCP của VSD đi vào vận hành, trên nền tảng công nghệ mới, sẽ cho phép chúng ta không còn ký quỹ 100% khi giao dịch trên thị trường cơ sở nữa mà chỉ cần ký quỹ 10-20% như thị trường chứng khoán phái sinh", Chủ tịch VSD Nguyễn Sơn khẳng định.
Chủ tịch VSD Nguyễn Sơn
Chia sẻ tại tọa đàm Ký ức và kỳ vọng: Kỷ niệm 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức, ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết hiện VSD đang trong giai đoạn hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin mới nên sắp tới, sẽ có nền tảng mới để đưa vào vận hành các sản phẩm mới trên thị trường, cũng như cho phép rút ngắn một số cơ chế hoạt động đã xây dựng pháp lý trước đây nhưng bị vướng nền tảng hạ tầng công nghệ.
"Chúng ta bàn đi bàn lại mãi về giao dịch trong ngày (day trading), về rút ngắn chu kỳ thanh toán, về giảm tỷ trọng ký quỹ (pre-funding). Hiện nay, chúng ta phải ký quỹ 100%. Tôi xin đảm bảo, sau khi hệ thống CCP của VSD đi vào vận hành, trên nền tảng công nghệ mới, sẽ cho phép chúng ta không còn ký quỹ 100% khi giao dịch thị trường cơ sở nữa mà chỉ cần ký quỹ 10-20% như thị trường chứng khoán phái sinh. Đây là câu chuyện bị đọng mãi khi bàn đến nâng hạng thị trường", Chủ tịch VSD cho hay.
Đối tác bù trừ trung tâm (CCP) là một cơ chế hoạt động của trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House), trong đó CCP đóng vai trò là một chủ thể đứng giữa các bên giao dịch, CCP xen vào giao dịch giữa các bên thông qua cơ chế thế vị để trở thành người bán của tất cả các người mua và người mua của tất cả các người bán.
Ông Nguyễn Sơn nhấn mạnh việc triển khai những cơ chế mới cần thêm một số ràng buộc chi tiết nữa, đặc biệt là sự hợp tác từ phía các thành viên thị trường để lựa chọn các công ty chứng khoán, lựa chọn các mã chứng khoán phù hợp, cùng với đó, xử lý tất cả vấn đề liên quan để cho phép day trading có thể vận hành được.
"Cũng giống như margin chứng khoán, giống như sản phẩm chứng quyền, chúng ta cũng phải có những ràng buộc nhất định, những loại công ty chứng khoán nhất định, loại mã chứng khoán nhất định để hoàn thiện các cơ chế đó, bởi rủi ro rơi toàn bộ về VSD. Vì CCP là bên bán của mọi bên mua và bên mua của mọi bên bán. Chẳng hạn, rủi ro liên quan đến phần không ký quỹ sẽ rơi vào VSD", ông Sơn bày tỏ.
Chủ tịch VSD cho biết cơ quan này đang cùng với Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam theo Luật Chứng khoán mới, hoạt động từ năm 2021. Đồng thời sẽ cấp vốn cho VSD lập công ty con là CCP, cấp cho công ty này một lượng tài sản để tự chịu rủi ro theo quy luật của thị trường.
"Chúng tôi cũng đã mời tất cả thành viên thị trường, công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký nước ngoài... để có những chia sẻ về hệ thống lõi, về cơ chế để họ có sự chuẩn bị, đảm bảo khi vận hành hệ thống mới, khi thị trường sẵn sàng, sẽ báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính để cho phép vận hành cơ chế mới", Chủ tịch VSD thông tin.
Theo ông Sơn, mục tiêu đặt ra là vận hành cơ chế mới để hỗ trợ thanh khoản thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo phòng tránh các rủi ro. Ông nhấn mạnh rằng giữ cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định và bền vững là điều quan trọng nhất.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI: Cần các giải pháp để chuyển tiền tiết kiệm trong dân sang tài khoản chứng khoán
Phát triển thị trường chứng khoán phải xác định được đối tượng cần được bảo vệ. Những người nào không chủ động được hành vi của mình là những đối tượng cần được bảo vệ nhất. Theo tôi, đó là các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.
Bảo vệ ở đây không có nghĩa là "dắt tay chỉ việc" mà là đưa ra những chuẩn mực nhất định để công bố thông tin một cách minh bạch.
Chúng ta đang nói nhiều đến chuyện kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài nhưng quan trọng nhất là chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm của người dân vào thị trường chứng khoán. Đấy mới là kênh huy động vốn chính cho thị trường. Còn nhà đầu tư nước ngoài vào rồi cũng ra, đặc biệt là các quỹ ETF, họ đổ tiền vào thị trường nhưng họ cũng rút rất nhanh.
Chỉ khi chuyển được tiền từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản chứng khoán thì thị trường chứng khoán mới thực sự bền vững, thực sự lành mạnh và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Điều này cần các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Chủ tịch SSI: 'TTCK phải là nơi để giữ tài sản chứ không chỉ vào mua bán kiếm lời' Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI là một trong những người tham gia tạo lập thị trường chứng khoán (TTCK) từ buổi sơ khai. Trả lời phỏng vấn trên kênh "Dòng chảy của tiền" trên Truyền hình Quốc hội, ông cho rằng quyết định của lãnh đạo nhà nước lúc bấy giờ khi cho ra...