Trường quốc tế giảm học phí, chia sẻ gánh nặng với phụ huynh
Dù gặp khó khăn vì dịch Covid-19, một số trường quốc tế ở Malaysia vẫn cố gắng cân đối tài chính để hoàn học phí thời gian nghỉ, giảm bớt gánh nặng tiền bạc với gia đình học sinh.
Theo New StraitsTimes, Tập đoàn Giáo dục Beaconhouse và Tập đoàn Giáo dục Taylor’s, Malaysia, vừa tuyên bố giảm lần lượt 15% và 10% học phí trong thời gian trường học đóng cửa vì dịch Covid-19.
Cụ thể, Beaconhouse áp dụng việc giảm học phí với toàn bộ 14 trường quốc tế thuộc hệ thống của họ tại Malaysia từ mầm non đến trung học.
Như vậy, 3.000 học sinh được hưởng lợi từ chính sách này. Chi phí trong thời gian Malaysia kéo dài lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) sẽ được hoàn lại.
Các trường quốc tế giảm học phí cho học sinh trong thời gian trường đóng cửa vì dịch, đồng thời cố gắng nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến. Ảnh: New StraitsTimes.
Alister Bartholomew, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Beaconhouse, cho hay họ thấu hiểu gánh nặng tài chính mà nhiều gia đình đang gặp phải trong thời gian trường học đóng cửa, hoạt động kinh tế trì trệ.
“Chúng tôi tự hào là một trong những trường đầu tiên ở Malaysia có hành động thiện chí nhằm giúp đỡ gia đình học sinh trong thời kỳ khó khăn. Việc học không dừng lại, dù bất cứ lý do gì”, ông nói.
Video đang HOT
Giám đốc Bartholomew cho biết ưu tiên hàng đầu của trường là tiếp tục giáo dục học sinh bất kể hoàn cảnh, là một phần trong cam kết về học tập toàn diện, suốt đời. Dù giáo viên, nhân viên nhà trường không thể đi làm, tại nhà, họ vẫn nỗ lực để cùng nhau vượt qua thời kỳ gian nan.
Không có nhiều thời gian để chuẩn bị, trường dần hoàn thiện nền tảng dạy học online. Bên cạnh đó, Tập đoàn Giáo dục Beaconhouse còn đưa ra hệ thống học tập trực tuyến Beaconhouse Schooling Uninterrupted nhằm đảm bảo việc học của học sinh không gián đoạn trong dịch.
Trong khi đó, BK Gan, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Taylor’s, cho biết khoản khấu trừ 10% học phí được áp dụng cho học kỳ hiện tại, với tất cả học sinh trong hệ thống. Ngoài ra, họ cũng đưa ra chính sách trả học phí linh hoạt hơn.
“Đại dịch khiến mọi thứ trở nên bất định, khó khăn, gây ảnh hưởng to lớn đến nhiều người. Vì thế, chúng tôi cần nhanh chóng quyết định các biện pháp hỗ trợ phụ huynh trong vấn đfề học phí”, ông nói.
Ông cho biết thêm từ khi MCO được áp dụng, họ lường trước những khó khăn về tài chính. Việc đóng cửa trường chỉ tiết kiệm một phần nhỏ trong chi phí hoạt động. Trong khi đó, chi phí chính nằm ở lương chi trả cho giáo viên, nhân viên không đổi. Ngoài ra, sau dịch, số lượng học sinh cũng có thể giảm.
Dù vậy, trước khó khăn chung, Taylor’s vẫn cố gắng đưa ra chính sách giảm học phí nhằm hỗ trợ cộng đồng. Ông cho rằng nếu vượt qua khủng hoảng, các trường tư thục cần xây dựng kế hoạch tài chính giả định cho trường hợp tương tự.
BK Gan chia sẻ dù nghỉ vì dịch Covid-19, tất cả giáo viên đều làm việc chăm chỉ để đưa ra chương trình dạy học trực tuyến tốt nhất có thể.
“Chúng tôi thực hiện khảo sát liên tục, kết nối với học sinh, phụ huynh để ghi nhận những phản hồi về cách cải thiện chất lượng dạy học online, điều chỉnh bài giảng dựa trên hiệu quả thực tế với học sinh”, ông cho hay.
Không được giảm học phí, phụ huynh muốn chuyển con khỏi trường quốc tế
Phụ huynh trường quốc tế ở Hong Kong, Trung Quốc, kiến nghị giảm 30% học phí trong mùa dịch. Tuy nhiên, trường chỉ hoàn lại cho mỗi người tối đa 8.000 đôla Hong Kong (HKD).
Phụ huynh trường quốc tế Mỹ - Hong Kong đe dọa chuyển trường cho con sau khi nhà trường có phản hồi về học phí.
Hàng năm, dù phải trả các khoản học phí lên tới hàng trăm nghìn đôla, phụ huynh chỉ được hoàn lại khoản tiền 8.000 HKD (hơn 1.000 USD).
Một nhóm phụ huynh đã lên tiếng, mong muốn trường chấp thuận giảm 30% tiền học phí. Họ cho rằng số tiền nhà trường hoàn lại không đủ để mỗi gia đình trang trải trong điều kiện khó khăn của mùa dịch.
Được biết, nhà trường đã áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính cho năm học này và năm học sau. Bà Anita Simpson, Hiệu trưởng nhà trường, đã có thư phản hồi rằng nhà trường đang tìm cách để hỗ trợ phụ huynh trong giai đoạn khó khăn này.
Sắp tới, trường sẽ nhận được khoản tài trợ từ Chương trình Hỗ trợ Việc làm Covid-19. Khoản tài trợ này sẽ trả cho chính sách cứu trợ tài chính mà nhà trường đề ra với các bậc phụ huynh.
Bà Anita Simpson, Hiệu trường nhà trường, viết thư thông báo đến phụ huynh về chính sách hỗ trợ tài chính. Ảnh: South China Morning Post.
Theo khung chương trình, nhân viên của các trường danh giá có thể nhận 9.000 HKD/tháng trong vòng 6 tháng liên tiếp. Nếu trường có tổng cộng 90 nhân lực, chính quyền có thể đưa ra khoản tài trợ lên đến 800.000 HKD một tháng, sau nửa năm trường sẽ nhận được 4,8 triệu HKD.
Tại trường quốc tế Mỹ - Hong Kong, học phí cho học sinh từ mầm non đến lớp 12 từ 87.000 HKD đến 160.200 HKD một năm, được trả định kỳ 4 lần. Khoản tiền này chưa bao gồm các hoạt động ngoại khoá khác.
Cũng trong lá thư của bà Anita, phụ huynh được thông báo rằng đợt thanh toán học phí thứ tư của năm học này và đợt đầu tiên của học kỳ tiếp theo sẽ được bù đắp bằng khoản hỗ trợ tài chính.
Tuy nhiên, trường cũng nhấn mạnh học phí năm học hiện tại sẽ không giảm. Với tổng số 600 học sinh, trường sẽ mất 4,8 triệu HKD, sau khi chi trả cho mỗi phụ huynh tối đa 8.000 HKD.
Một phụ huynh giấu tên có 2 con nhỏ đang theo học tại trường tỏ ra rất thất vọng trước lời đề nghị hoàn tiền này. Chị được hoàn lại 3.000 HKD cho mỗi con khi thanh toán đợt học phí thứ tư vào năm nay. Riêng năm học tới, chị sẽ cho con chuyển trường nên không nhận khoản còn lại.
Chị cho biết :" Đây hoàn toàn không phải hình thức miễn giảm học phí gì cả. Những khoản tiền chúng tôi phải trả cho hoạt động ngoại khoá còn tốn nhiều hơn 3.000 HKD mà nhà trường hoàn lại. Thậm chí, trong năm nay, nhiều hoạt động còn bị huỷ bỏ".
Một phụ huynh khác cho biết sẽ chuyển trường cho con sau khi phải trả 135.000 HKD học phí một năm, cộng thêm một khoản vốn, nhưng chỉ được hoàn lai 3.000HKD.
Trước đó, Tổ chức Trường Quốc tế ở Hong Kong tuyên bố chính sách hỗ trợ học phí cho phụ huynh với mức giảm 45% vào học phí tháng 6 năm nay.
Trong khi đó, tại trường quốc tế Nord Anglia, phụ huynh được giảm 12% học phí từ tháng 4 đến tháng 6, sau khi trình lên phía nhà trường bản kiến nghị gồm 250 chữ ký phụ huynh.
Ý tưởng miễn học phí đại học từ đại dịch Covid-19 Các chuyên gia cho rằng việc miễn học phí đại học là đầu tư cho tương lai và có hiệu quả lâu dài hơn các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong đại dịch Covid-19. Biểu tình phản đối nợ sinh viên tại Mỹ - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNBC Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu...