Trương Ngọc Ánh công bố dự án phim huyền sử hoành tráng “Trưng Vương”
Trong đêm dạ tiệc Sức Mạnh Trâm Cài tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, nữ diễn viên Trương Ngọc Ánh đã chính thức khởi động dự án phim huyền sử mang tên “ Trưng Vương” (SHE KINGS).
Tối ngày 20/10, NSX kiêm diễn viên Trương Ngọc Ánh đã công bố dự án điện ảnh huyền sử Trưng Vương, bộ phim có tựa tiếng Anh là She Kings bằng việc hé hộ teaser poster. Bộ phim sẽ nói về cuộc đời lẫy hừng của hai vị nữ vương nổi tiếng trong sử Việt là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Đồng thời, nàng “Hương ga” cũng công bố luôn NSX phim Janet Ngô, người sẽ cùng Trương Ngọc Ánh đồng hành trong bộ phim lần này.
Trương Ngọc Ánh xuất hiện lộng lẫy tại sự kiện.
Teaser poster được hé lộ khắc hoạ hình ảnh hai vị nữ vương Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Trương Ngọc Ánh chia sẻ: “Nhắc đến những dự án lớn như thế này, khán giả thường nghĩ chỉ có Hollywood hay những đất nước có ngành công nghiệp điện ảnh mới đủ sức thực hiện. Nhưng Trương Ngọc Ánh và Janet nghĩ rằng bộ phim này mang đậm bản sắc dân tộc Việt, nên do người Việt thực hiện là phù hợp nhất. Bởi chỉ có người Việt mới hiểu đúng về lịch sử, ngôn ngữ và các kiến thức về văn hóa nhất. Tất nhiên, chúng tôi vẫn sẵn sàng hợp tác với các đối tác nước ngoài về kỹ thuật, kỹ xảo tân tiến, để bộ bộ phim đạt được chất lượng tốt nhất”.
Hình ảnh khách mời là các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đêm tiệc của Trương Ngọc Ánh:
NSX Trương Ngọc Ánh và Janet Ngô
Người mẫu Quỳnh Thy.
Vợ chồng Bình Minh – Anh Thơ.
Ca sĩ Ái Phương.
Ca sĩ Vy Oạnh.
Sử Việt có ghi, do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời, các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định lấy mạng Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương.
Bên cạnh Hai Bà Trưng, phim còn đưa lên màn ảnh đội nữ tướng mạnh mẽ phò tá Nữ vương đánh trận. Đó là Thánh Thiên – dụng binh như thần, Lê Chân – chưởng quản binh quyền nội bộ, Phật Nguyệt – tả tướng thủy quân, Bát Nàn – tinh thông võ nghệ, Ả Chạ – mưu trí dũng cảm…
Thánh Thiên
Lê Chân
Phật Nguyệt
Bát Nàn
Ả Chạ
Dự án tham vọng đánh thức giá trị thật của người Việt. Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về ngày khai máy cũng như ngày ra rạp dự kiến của Trưng Vương.
Theo helino
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua những tác phẩm điện ảnh kinh điển này sao mà dịu dàng, nhẫn nhịn và giàu đức hy sinh đến vậy?
Người phụ nữ Việt Nam thường được ca ngợi bởi những nét đẹp đậm chất truyền thống, dịu dàng, nhẫn nhịn, giàu đức hy sinh. Cũng bởi bị trói chặt trong khuôn mẫu nên họ vùng vẫy, muốn thoát khoải số phận mình nhưng chưa thể.
'Điều làm nên sự khác biệt ở phụ nữ Việt Nam đó là sự hy sinh. Bên cạnh đó, phụ nữ Việt Nam còn sở hữu vẻ đằm thắm, dịu dàng và nét duyên ngầm' - Đây là câu trả lời đã mang lại chiếc vương miện cho hoa hậu Kỳ Duyên. Và qua những phim điện ảnh kinh điển sau đây, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đều hiện lên rõ mồn một với những phẩm chất ấy.
Mùi đu đủ xanh (1993)
Trailer Mùi đu đủ xanh
Mùi đu đủ xanh là một bộ phim của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Ngay từ tựa đề phim, khán giả đã cảm nhận ngay được cái hồn đậm tính nữ của Việt Nam rồi. Hình ảnh quả đu đủ không chỉ tượng trưng cho sự đủ đầy mà còn là một thứ quả thể hiện cho sự sinh sản dồi dào, đậm tính nữ. Đu đủ xanh là ẩn dụ cho những thiếu nữ trước tuổi 'kết trái, chín quả', từng cái đẹp mềm mại được bày ra dịu dàng, mơ màng và xanh non.
Mùi năm 10 tuổi.
Cô bé đi ở đợ trong một gia đình trung lưu.
Người xem theo chân một Mùi từ khi cô còn 10 tuổi (Lư Mẫn San) đến ngày cô 20 (Trần Nữ Yên Khê), như chứng kiến một 'mùa' đu đủ từ hoa thành trái, từ đoạn non thịt đến khi chớm mọng. Từ một cô bé làm thuê trong một gia đình buôn vải ở Sài Gòn những năm 1950, 10 năm sau, chủ của Mùi rơi vào cảnh khó khăn nên Mùi chuyển đến giúp việc cho nhà Khuyến (Vương Hoa Hội), một nghệ sĩ chơi dương cầm và cũng là người mà Mùi có những rung động đầu đời từ khi còn nhỏ. Cuối cùng, Mùi tìm thấy tình yêu của mình và trở thành vợ của của Khuyến.
Mùi năm 20 tuổi.
Cái hay của Mùi đu đủ xanh nằm ở những bài học nhiều tầng nghĩa, được lồng ghép khéo léo vào một cốt truyện đơn giản. Mùi từ đầu đến cuối vẫn giữ gìn được những phẩm chất của mình, trong sáng, thánh thiện, dịu dàng, chu đáo và giàu lòng trắc ẩn. Tình yêu của Mùi và Khuyến không dữ dội mà nhẹ nhàng, lắng đọng như một bài thơ.
Hơn cả một câu chuyện tình yêu, bộ phim còn mang những ẩn ý về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, sự bình đẳng giữa nam và nữ. Điều đó được thể hiện qua những chi tiết như Khuyến dạy Mùi biết chữ, đọc thơ, cư xử lịch thiệp như một quý bà, đó không chỉ là tình yêu mà còn là sự tôn trọng.
Trong Mùi đu đủ xanh, mẫu hình người phụ nữ truyền thống vẫn được đánh giá cao và có phần thắng thế. Khuyến đã từ hôn với vị hôn thê của mình, một tiểu thư Âu hóa hiện đại, để cưới Mùi làm vợ. Có thể chính sự dịu dàng, kín đáo của mẫu hình phụ nữ truyền thống như Mùi mới thu hút đàn ông Việt. Chỉ có ở bên Mùi thì tiếng đàn của Khuyến mới dịu dàng, trầm ổn lại.
Mùi được chồng dạy chữ.
Mùi đu đủ xanh đã đoạt giải camera vàng tại LHP Cannes 1993, giải César cho phim đầu tay hay nhất và trở thành phim nói tiếng Việt đầu tiên nhận đề cử giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar lần 66.
Mùa hè chiều thẳng đứng (2000)
Trailer Mùa hè chiều thẳng đứng
Đối với Trần Anh Hùng, hai tiếng 'Việt Nam' luôn canh cánh trong lòng. Anh khao khát tạo dựng lại hình ảnh về một Việt Nam mà anh đã từng đánh mất kể từ khi di cư đến Pháp. Trong những bộ phim ấy, hình ảnh người phụ nữ Việt luôn chiếm một vị trí quan trọng. Phim của anh là sự hài hòa giữa ký ức Việt Nam của riêng anh với góc nhìn mới của một người con đất Việt bao nhiêu năm bôn ba nước ngoài. Vì thế, phim của anh bao giờ cũng đem đến một cái nhìn về Việt Nam rất khác.
Ba chị em trong đám giỗ mẹ.
Mùa hè chiều thẳng đứng là một bộ phim nữa của Trần Anh Hùng về đề tài người phụ nữ Việt Nam, lấy bối cảnh Hà Nội vào khoảng những năm 1990. Sau bộ phim Xích lô (1995), với bối cảnh Sài Gòn ồn ào nhộn nhịp, Trần Anh Hùng khám phá ra vẻ hài hòa tĩnh lặng ở Hà Nội và biết rằng mình nợ nơi này một bộ phim. Đạo diễn mô tả Hà Nội là nơi duy nhất khiến anh cảm thấy 'mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ có thể được xúc tác bởi sự hững hờ chân thực' (theo phỏng vấn trên Sony Pictures).
Bộ phim kể câu chuyện mà như không có chuyện về một gia đình gốc Hà Nội có ba chị em gái: Sương (Như Quỳnh), Khanh (Lê Khanh) và Liên (Trần Nữ Yên Khê). Cuộc sống hàng ngày của họ trôi đi thanh bình, nhàn nhạt với vẻ bề ngoài nhưng nội tâm họ lại cuồn cuộc những suy tư về tuổi trẻ, tình yêu và những khát khao thể xác.
Trong bộ phim này, Trần Anh Hùng đã khắc họa vẻ đẹp của những người phụ nữ Hà thành qua những góc máy cận cảnh và đặc tả, 'bắt' được những khoảnh khắc phô diễn dáng hình mềm mại, khuôn mặt sống động đến từng ánh mắt, đôi môi.
Vẻ đẹp đậm chất phụ nữ Hà thành.
Các nhân vật nữ trong phim đều đẹp, đẹp theo kiểu đoan trang, thùy mị. Ẩn sau vẻ đẹp rất nữ tính, rất 'đàn bà' ấy là những khát khao, đam mê mạnh mẽ được ngụy trang cẩn thận. Sương và Khanh là những bà vợ của những ông chồng nghệ sĩ, chồng Sương là họa sĩ, chồng Khanh là nhà văn, nhưng họ không hề hạnh phúc và thỏa mãn với cuộc hôn nhân hiện tại. Họ trốn tránh, tìm sự giải thoát, đốt cháy khát khao thể xác bằng những cuộc tình vụng trộm.
Nói về bộ phim của mình, Trần Anh Hùng miêu tả đây là 'một bộ phim hài gợi cảm, dịu dàng mà chua cay', kể về 'nhiều vấn đề, trong đó có sự bội tín và khát vọng tình yêu đôi lứa', 'sự hài hòa' hoặc 'sự khéo léo giữ thể diện của các nhân vật'. Đạo diễn cho rằng: 'Sự hài hòa mà họ truyền tải có một nét đẹp riêng, một nét đẹp bị vấy bẩn bởi sự cay đắng và u sầu'.
Phim có sự tham gia của 'nàng thơ' Trần Nữ Yên Khê - vợ đạo diễn Trần Anh Hùng.
Phim của Trần Anh Hùng chưa bao giờ khiến người ta ngừng suy tưởng, ngẫm nghĩ. Bên dưới những câu chuyện vụn vặt, giản đơn của cuộc sống là tầng tầng lớp lớp lớp ý nghĩa. Trong một gia đình Hà Nội với bề ngoài chuẩn mực, những người đàn ông chạy trốn, tìm cách giải thoát khỏi cuộc hôn nhân ngột ngạt và rồi lại mắc kẹt giữa hai người phụ nữ. Những người phụ nữ trở thành trụ cột gia đình, có vai trò như người bảo vệ. Họ luôn tìm cách bứt ra khỏi sự cô lập từ những vấn đề trong gia đình, hôn nhân, lễ giáo nhưng rồi dùng dằng không dứt nổi.
Ba chị em gái xem cha mẹ là hình tượng mẫu mực trong hôn nhân, nhưng rồi câu chuyện về một người đàn ông thứ ba nào đó có thể đe dọa những ký ức ấy. Họ sáng tạo ra một câu chuyện, tạo ra một sự thật giả lập để ngụy trang cho một sự thật khác mà họ không muốn tin. Trái với cha mẹ, ba chị em đều không tìm thấy sự thỏa mãn với những người đàn ông của mình.
Cuộc sống với vẻ ngoài phẳng lặng nhưng bên trong mỗi người lại cuồn cuộn sóng.
Mùa hè chiều thẳng đứng là một mùa hè chói chang, rực rỡ với những khát khao cháy bỏng. Bộ phim gợi nhớ đến những năm tháng của một Hà Nội xa xưa với những thước phim trong trẻo, yên lành, những nhân vật chân thực và đầy phức cảm. Tuy không lập được thành tích giống về giải thưởng như Mùi đu đủ xanh nhưng đây vẫn là bộ phim được giới phê bình đánh giá cao. Phim nhận được 82% phản hồi tích cực trên Rotten Tomatoes và đạt 72/100 điểm trên trang Metacritic.
Áo lụa Hà Đông (2006)
Nhắc đến bộ phim Việt khiến người xem tốn nhiều nước mắt nhất, không thể không kể đến Áo lụa Hà Đông. Bộ phim đã chạm đến tận cùng của sự bi thương khi kể về cuộc đời của những con người khốn khổ ở một đất nước đang bị chiến tranh giày xéo. Gia đình Gù (Quốc Khánh) và Dần (Trương Ngọc Ánh) trong phim là một gia đình nghèo truyền kiếp, nghèo xác xơ đến nỗi để may một chiếc áo dài, họ đã phải chịu không biết bao nhiêu tủi nhục.
Gia đình nghèo của Dần và Gù.
Áo lụa Hà Đông hay là chiếc áo của đời người, nó trở thành một hình ảnh ẩn dụ về người phụ nữ Việt. Để có tiền may áo dài cho con đi học, chị Dần phải làm một công việc quái đản và vô cùng tủi nhục. Dần nhận làm vú nuôi, nhưng sữa của cô không phải để nuôi con trẻ mà để cho lão già người Tàu, tuổi thất thấp cổ lai hi, răng rụng gần hết 'bú' để níu kéo chút hơi tàn. Ngày ngày Dần đến nhà giàu có nọ, đưa bầu vú qua một cái lỗ nhỏ trên tường gỗ để ở bên kia, người đàn ông già uống trực tiếp.
Cảnh đau thương nhất Áo lụa Hà Đông.
Công việc của chị Dần cũng bị chồng phát hiện, anh giận dữ lồng lộn, chửi mắng vợ không tiếc lời. Chị bảo: 'Bây giờ có phải đi làm đĩ để nuôi chúng ăn học nên người, em cũng không tiếc gì phần em!'.
Bất đắc dĩ, Dần phải sửa lại chiếc áo dài đính hôn của hai vợ chồng cho con mặc đi học. Một chiếc áo, hai chị em mặc chung, buổi trưa tan trường Hội An (Nguyễn Thu Trang) ba chân bốn cẳng chạy về đổi áo cho em, sau đó Ngô (Trần Thiên Tú) lại ba chân bốn cẳng chạy đến trường cho kịp giờ học chiều.
Đó là hình ảnh của sự nghèo khó, san sẻ và đùm bọc, giống như cảnh hai anh em đổi giày trong Children of Heaven (1997), một bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Iran.
Ý nghĩa của tà áo dài được thể hiện qua bài văn xúc động của con bé An: ' Mẹ tôi bảo áo dài là biểu tượng của sự chịu đựng vô bờ bến. Của những tấm lòng rộng lượng của người phụ nữ Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, dù cho chiến tranh bom đạn, có tàn phá thế nào đi nữa. Áo dài phụ nữ Việt Nam vẫn tồn tại và vẫn giữ được vẻ đẹp của nó, vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, không phải là làn da trắng hay má đỏ môi hồng mà phải nhìn qua những tà áo dài thướt tha, dịu dàng thể hiện lên một tâm hồn trong sạch và tính nết đoan trang của nó.'
Thế rồi một tiếng nổ lớn vang lên biến tất cả thành tro bụi. Câu hói của bé An 'Hòa bình có đẹp không hả bố?' vẫn còn văng vẳng, đau đáu lòng người.
Dần đau khổ đến cùng cực trong Áo Lụa Hà Đông.
Chiếc áo lụa Hà Đông trong phim là một biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, đoan trang và tiết hạnh. Vậy nên trong hoàn cảnh nào, dù vất vả, khó khăn đến cùng cực thì người ta vẫn quyết bảo vệ, giữ gìn chiếc áo quốc phục của dân tộc.
Áo lụa Hà Đông không những được đông đảo khán giả trong và ngoài nước yêu mến mà còn được giới phê bình đánh giá cao. Phim đã giành 5 giải Cánh Diều Vàng năm 2006, đoạt giải khán giả bình chọn cho đạo diễn ở LHP quốc tế Busan 2006 và trở thành đại diện Việt Nam tham dự đề cử giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất lần thứ 80.
Theo tiin
Trương Ngọc Ánh được vinh danh 'Nữ diễn viên châu Á xuất sắc nhất' tại NVIFF 2019 Với những đóng góp của sự thể hiện của mình, Trương Ngọc Ánh được ghi nhận bằng một giải thưởng lớn trong sự nghiệp. Nhà sản xuất kiêm diễn viên Trương Ngọc Ánh vừa có mặt tại Hà Lan để tham dự lễ trao giải Liên hoan phim quốc tế New Vision International Film Festival - NVIFF 2019. NVIFF là nơi vinh danh...