Trường hợp nào không nên tập thể dục sau sinh
Tập thể dục sau sinh để lấy lại vóc dáng là lựa chọn tối ưu mà nhiều phụ nữ sau sinh thường áp dụng. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào chị em cũng nên cố tập thể dục để giảm cân sau khi mới vượt cạn.
Đối với phụ nữ đẻ thường thì sau khoảng 2 tháng mới nên bắt đầu tập thể dục thẩm mĩ để lấy lại vóc dáng, nên tập từ từ dần dần những động tác đơn giản nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và sức chịu đựng của bản thân, sau đó mới dần dần tập với cường độ tăng dần, tránh tập quá sức ảnh hưởng tới cơ thể.
Đối với phụ nữ đẻ mổ thì nên khoảng 4 tháng mới nên bắt đầu tập thể dục, tùy theo thể trạng và sự phục hồi lành lặn của vết mổ mà có thời gian bắt đầu tập thể dục lâu hay nhanh. Nếu người nào vết mổ khô lành lặn không đau nữa thì khoảng 4 tháng bắt đầu tập thể dục những bài tập thật nhẹ nhàng.
Tuy nhiên nếu sau thời gian đã được khuyến cáo trên mà bạn vẫn gặp phải các vấn đề dưới đây thì cách tốt nhất là nên hoãn tập thể dục thêm một thời gian nữa:
Sốt
Tập thể dục khi bạn đang không được khỏe, bạn bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng là một ý tưởng hoàn toàn điên rồ. Sốt là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề và cần phải được nghỉ ngơi, việc tập thể dục sẽ không khiến bạn khỏe lên ngay được mà ngược lại điều này càng khiến bạn thêm mệt mỏi.
Khi bạn thấy trong người không được khỏe
Các chuyên gia y tế ở đại học Harvard cho rằng bạn nên tránh xa những hoạt động tập thể dục sau khi sinh nếu bạn gặp phải những hiện tượng buồn nôn, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu hoặc khó thở.
Các vấn đề về bàng quang
Nếu bạn gặp khó khăn đi đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu thì bạn cũng nên tạm gác lại hoạt động này. Nếu sau 4 – 6 tuần, bạn vẫn bị rò rỉ nước tiểu, bạn cần phải tránh tập thể dục cho đến khi bạn đã được bác sĩ thăm khám và cho lời khuyên. Bởi nếu không cẩn thận, việc luyện tập sẽ khiến các vấn đề về bàng quang của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Vẫn đau sau mổ đẻ
Những trường hợp chị em mổ đẻ luôn được các y bác sĩ khuyên nên chú ý vận động nhẹ nhàng song nhiều người lại vẫn cố gắng tập thể dục với cường độ cao những mong lấy lại nhanh vóc dáng. Chị em nên nghỉ ngơi thời gian đầu và trước khi tham gia vận động thể dục nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chân của bạn gặp vấn đề
Nếu bạn ấn vào các vị trí trên chân thấy có điểm đau, điểm đỏ tấy, sưng thì bạn cần chú ý bởi đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Đây là một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể của bạn, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân. Đó là một lý do để bạn phải gặp bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn, nếu bạn bị chứng bệnh này, bạn cần tránh tuyệt đối tập thể dục.
Đau tức ngực
Nếu ngực của bạn bị căng sữa, đau, đỏ hoặc sưng lên, bạn có thể có viêm vú hoặc viêm tuyến sữa. Bạn nên tránh tập thể dục khi các dấu hiệu cảnh báo sau khi sinh này có mặt.
Đau
Nếu bạn chỉ đơn giản là cảm thấy không khỏe hoặc bị đau ở đâu đó trong cơ thể, bạn cần tránh xa tập thể dục. Nếu cơn đau không kéo dài, bạn có thể hỏi bác sĩ của mình về những lý do.
Bị thiếu máu sau sinh
Nếu bị mất quá nhiều máu trong quá trình sinh nở, thì các bà mẹ chưa nên nghĩ tới vấn đề tập thể dục giảm cân. Nếu cứ cố tập thể dục giảm cân sẽ làm cho lượng máu càng thiếu hụt và nguy hiểm tính mạng. Bởi vậy, các mẹ hãy tự bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hàng ngày của mình để giúp cơ thể ổn định.
Tóm lại, trước khi tập thể dục, bạn cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ hoặc lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình để biết sức mình hiện tại như thế nào và bạn cần phải nắm rõ được tập thể dục thế nào là an toàn cho chính bản thân mình. Nhất là trong thời điểm 6 tuần đầu sau sinh khi cơ thể bạn đang trong giai đoạn phục hồi thì tuyệt đối không được thúc ép bản thân tập luyện quá nhiều.
Bạn cần phải hạn chế nâng tạ, vận động mạnh ảnh hưởng cơ bụng, tránh gập bụng hoặc các động tác mạnh, tránh các bài tập có thay đổi hướng đột ngột như bóng rổ, chạy nước rút hoặc các môn thể thao phối hợp. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn những bài tập phù hợp.
Theo Phunukieuviet
Quy tắc ăn uống 'vàng' cho mẹ sau sinh
Mẹ sau sinh nên tập trung vào protein, nạp vitamin cần thiết và đừng bỏ qua dầu cá.
Bà mẹ sau sinh nào cũng muốn giảm được hết chỗ mỡ bụng thật nhanh chóng nhưng lại sợ thiếu chất, không đủ sữa cho con bú. Hãy cùng khám phá những quy tắc ăn uống lành mạnh giúp mẹ vừa đẹp dáng, đẹp da mà vẫn đầy sữa cho bé tu ti.
Tập trung vào protein
Ăn nhiều thịt nạc, cá, trứng sẽ giúp giảm cân? Nghe có vẻ khó tin nhưng đây thực sự là cách giảm cân vô cùng hiệu quả. Những thực phẩm giàu protein trên chứa một loại hooc môn giúp bạn no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Trong khi đó, ăn nhiều thực phẩm chứa carbonhydrate như cơm, bánh mì, mì, ngũ cốc, đồ ngọt... mới chính là nguyên nhân dẫn đến tăng cân. Nguồn thực phẩm giàu protein rất nhiều: thịt lợn, bò, gà, cá, trứng..., chúng còn chứa nhiều sắt và vitamin B12, cung cấp năng lượng cần thiết, chống mệt mỏi, vốn dĩ rất cần thiết cho các bà mẹ mới sinh. Nên chọn loại thịt tươi, tốt nhất là thịt nạc và để ý lượng mỡ bạn nạp vào mỗi ngày vì ăn nhiều mỡ không tốt cho sức khỏe tim mạch.
Những thực phẩm giàu protein chứa một loại hooc môn giúp bạn no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.
Chống viêm
Trong quá trình sinh nở, người phụ nữ gặp phải nhiều tổn thương và áp lực, có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gây hiện tượng viêm bên trong cơ thể. Hãy giúp cơ thể chống chọi lại bằng cách dùng những thực phẩm có tính đề kháng, chống viêm cao như trà xanh, dâu tây, tỏi, nghệ,...
Ăn để cho con bú
Các chuyên gia khuyên bạn nên nạp 500 calo thực phẩm giàu dinh dưỡng mỗi ngày nếu bạn đang cho con bú. Uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ và tránh rượu, bia, chất kích thích. Những gì bạn ăn sẽ phản ánh ngay trong sữa của bạn nên nếu nhận thấy bé có biểu hiện tiêu chảy, nổi mẩn,... đó có thể là kết quả của việc dị ứng với thức ăn từ mẹ.
Những vitamin cần thiết
Dưới đây là những vitamin vô cùng quan trọng cho các bà mẹ mới sinh
Vitamin A: Bạn sẽ mất rất nhiều vitamin qua việc cho con bú. Lượng vitamin A cần nạp đủ cho mỗi ngày là 1,300 microgram. Hãy ăn nhiều rau lá xanh đậm và củ quả có màu đỏ, vàng như cà rốt, cà chua,...
Vitamin C: cũng bị mất rất nhiều khi cho con bú. Lượng vitamin C cần cho mỗi ngày là 120 miligram. Ớt chuông đỏ, cam, súp lơ,... là nguồn thực phẩm giàu vitamin này.
Vitamin D: giúp xương chắc khỏe và được tạo thành khi da được phơi dưới ánh nắng buổi sớm. Tuy nhiên, các bà mẹ mới sinh thường ở trong nhà cả ngày nên hãy bổ sung 200 IU vitamin D cần thiết mỗi ngày qua trứng, sữa và nấm.
Vitamin E: cực kì tốt cho lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu, có nhiều trong các loại hạt và trứng.
Kali: Kali là loại khoáng chất quan trọng giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động bình thường của các hệ cơ quan, đặc biệt là hệ tim mạch , hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hoạt động của các cơ bắp. Kali có nhiều trong chuối, quả bơ, đậu trắng, cải bó xôi,...
Mẹ cần bổ sung DHA hàng ngày (0,3-0,5 gam) với các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt,...
Sự kì diệu của dầu cá
Các axit béo omega 3 được tìm thấy trong cá và dầu cá có tác dụng thúc đẩy sự phát triển khả năng cảm giác, nhận biết và vận động ở trẻ sơ sinh. Sữa mẹ rất giàu DHA, một loại axit béo omega 3 cần thiết cho sự phát triển của não. Ngoài ra, DHA còn giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Vì thế, mẹ cần bổ sung DHA hàng ngày (0,3-0,5 gam) với các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt,...
Theo Khampha
24 giờ sau sinh - điều mẹ chưa biết! Chào đón một nhân vật mới bước vào thế giới của bạn là một sự kiện vô cùng đặc biệt, kéo theo biết bao cung bậc cảm xúc khác nhau. Có những cảm nhận chỉ sau sinh bạn mới được trải nghiệm và thấu hiểu. Chào đón một nhân vật hoàn toàn mới bước vào thế giới của bạn là một sự kiện...