Trường hợp nào bị xếp vào nợ xấu?
Ông Lê Minh Kha (TPHCM) vay trả góp trong 18 kỳ từ Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. Ông đã trả góp được 8 kỳ, trong đó có 3 kỳ trả trễ 1 ngày, 1 kỳ trả trễ 3 ngày và 1 kỳ trả trễ 4 ngày.
Ông Kha cũng có nợ thẻ tín dụng của Công ty Tài chính TNHH MTV Homecredit Việt Nam là 5 triệu đồng, hạn mức thẻ là 10,6 triệu đồng, nhưng không phải là nợ quá hạn.
Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin tín dụng CIC thì ông có điểm tín dụng là 607 và mức độ rủi ro là 5.
Ông Kha hỏi, theo báo cáo của Trung tâm Thông tin tín dụng CIC trường hợp của ông có chính xác không? Làm thế nào thì ông mới có thể xóa nợ xấu để có thể vay vốn kinh doanh?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ thông tin định danh của khách hàng Lê Minh Kha (ông Kha) phối hợp cung cấp, CIC đã kiểm tra dữ liệu của ông Kha tại CIC và xác minh hiện tại ông Kha đang được các tổ chức tín dụng đánh giá, phân loại ở nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1), không có nợ cần chú ý (nhóm 2) và nợ xấu (nhóm 3,4,5) tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào trong thời gian 5 năm gần nhất.
Báo cáo chấm điểm khách hàng vay thể nhân do CIC thực hiện trên cơ sở đánh giá các thông tin pháp lý và quan hệ tín dụng của khách hàng vay trong vòng 3 năm gần nhất do các tổ chức tín dụng báo cáo về CIC bao gồm: Độ tuổi, tình trạng quan hệ tín dụng hiện tại, thông tin về thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng, lịch sử thanh toán nợ, số lượng khoản vay, loại vay (tín chấp, có tài sản bảo đảm)…
Video đang HOT
Đối với trường hợp của ông Kha, được chấm 607 điểm – tương ứng với hạng 5, là mức hạng điểm trung bình (không thuộc hạng rủi ro cao: Từ hạng 09 đến hạng 11), mức điểm hạng này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận tín dụng của ông Kha. Tuy nhiên, để cải thiện hơn nữa điểm tín dụng của bản thân, CIC khuyến nghị ông Kha:
- Luôn duy trì trả nợ đầy đủ và đúng hạn đã cam kết với tổ chức tín dụng;
- Khi có nhiều khoản nợ cùng lúc, nên cố gắng chi trả dần hết số dư nợ hiện tại, không nên đồng thời phát sinh thêm nợ mới;
- Hạn chế mở nhiều thẻ tín dụng trong thời gian ngắn;
- Duy trì tỷ lệ chi tiêu trên hạn mức tín dụng được cấp ở mức thấp.
Theo Chinhphu.vn
Giữ nguyên nhóm nợ BOT giao thông: Có tréo ngoe?
Dù có gọi tên theo cách nào, nợ xấu vẫn là nợ xấu. Nếu giữ nguyên nhóm nợ, sẽ hình dung như thế nào về nợ xấu ngân hàng?
Cuối tháng 10/2019, cơn đau đầu về mặt trái của các dự án xây dựng-chuyển giao (BOT, BT) lại một lần nữa tái phát. Trong báo cáo dài 21 trang được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng gửi lên Quốc hội, vấn đề dư nợ tín dụng BOT được đề cập ngắn gọn nhưng lại đầy sức nặng.
Theo đó, ước đến tháng 9/2019, tín dụng các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%. Thông tin tại một cuộc hội thảo tổ chức đầu tháng 10, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 4/10/2019, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng. Từ đó, có thể tạm tính, nguồn lực tín dụng dồn cho các dự án BT, BOT là vào khoảng hơn 100.000 tỷ đồng.
Nhiều dự án BOT không đảm bảo phương án tài chính ban đầu.
Trong số đó, khoảng 53.000 tỷ đồng đi vào nhiều dự án BOT, BT đã hoàn thành, đi vào khai thác, có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nhận định, khoản tín dụng này có nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.
Đây là một nỗi lo rất thực tế. Nhìn vào những số liệu được công bố, có thể thấy một nửa trong số tín dụng dồn cho các dự án BOT, BT đang trong tình trạng có thể phát sinh nợ xấu. Cần lưu ý rằng, trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định như hiện nay, doanh thu vẫn không đạt được phương án tài chính ban đầu. Hoàn toàn hữu lý khi đặt ra câu hỏi, rủi ro từ khoản tín dụng này sẽ như thế nào nếu nền kinh tế phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách hơn? Nếu xảy ra tình huống xấu này, hệ lụy phải gánh chịu sẽ là hệ lụy kép.
Chưa hết, vốn vay cho các dự án BOT, BT thường lên tới 15 đến 20 năm. Đồng nghĩa, một khoản tín dụng tương đối lớn, lẽ ra phải được lưu thông và sinh lời lại bị mắc kẹt trong các dự án này. Và dù vấn nạn của BOT, BT đã được giới chuyên gia, các vị đại biểu quốc hội và dư luận đề cập tương đối rõ ràng từ nguyên nhân, thực trạng tới các phương hướng xử lý, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhằm khơi thông bế tắc.
Trong bối cảnh này, việc tiếp tục phải sử dụng hình thức BOT, BT cho các hợp phần của đại dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam càng làm tăng thêm những mối lo ngại cũ. Lượng tín dụng 'có nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu' có thể không dừng lại ở con số 53.000 tỷ đồng nói trên.
Dường như, một 'giải pháp' đã được đề xuất. Trong văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ GTVT cho biết thống nhất với kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc giữ nguyên nhóm nợ đối với dự án BOT QL19 nói riêng và các dự án BOT nói chung có doanh thu sụt giảm bởi những nguyên nhân khách quan.
Quan điểm được thống nhất là đề xuất này sẽ giúp tránh phá vỡ phương án tài chính của các dự án, tránh để các khoản vay đầu tư BOT bị chuyển thành nợ xấu, ảnh hưởng đến chủ trương kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP... Nói một cách giản dị, sẽ không có nợ xấu, nợ không xấu, nợ xấu nhóm 1 hay nhóm 4, nhóm 5. Ở đây, có thể chỉ ghi nhận, nợ cho vay các dự án BOT, BT, hay được gọi bằng một cái tên êm tai nào đó.
Cố tiếp cận bằng con mắt lạc quan, sáng kiến này sẽ mang lại sự yên tâm nhất định. Khi sổ đen ngân hàng không ghi danh thêm món nợ xấu nào từ các dự án BOT, BT giao thông, sẽ không cần phải cân lên đặt xuống với các khoản vay trong tương lai, dự kiến là không thể nhỏ, bởi chỉ riêng với 8 dự án trong đại dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam số vốn đầu tư cần huy động từ khu vực tư nhân ước tính đã lên tới gần 64.000 tỷ đồng.
Mặt khác, không thể đính kèm nỗi hân hoan về thành tích xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại bằng những khoản nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro mới. Nên nhớ rằng, trong năm 2019 - 2020, những khoản nợ xấu được các ngân hàng thương mại gửi lại Công ty Mua bán nợ xấu VAMC sẽ trở lại. Những tín hiệu tích cực khi các ngân hàng thương mại báo lãi, dù nhận lại nợ xấu, là đáng ghi nhận nhưng liệu xu hướng này có kéo dài khi các tổ chức tín dụng này phải nhận lại những khoản nợ rất xấu?
Chưa kể, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%, tăng nhẹ so với mức 1,89% cuối năm 2018. Rõ ràng, không cần cộng đếm những khoản nợ nhiều nguy cơ từ các dự án BOT, BT giao thông, nợ xấu mới vẫn tiếp tục hình thành.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước công bố vào giữa năm 2018, kẽ hở chỉ định thầu đã khiến thời gian thu phí hoàn vốn tại 67 dự án BOT bị đội lên tới 227 năm. Như vậy, đã có những khoản ngân sách dự kiến... ma và nếu ngân hàng thương mại cho vay dựa theo các báo cáo tài chính được vạch vẽ theo cách này, khoản tín dụng đã ra đi sẽ không dễ dàng trở lại. Sự đánh đồng các khoản nợ cho vay dự án BOT, BT giao thông đã vô tình che giấu những khoản nợ có thể rất xấu đã xuất hiện.
Quan trọng hơn, dù có gọi tên theo cách nào, nợ xấu vẫn là nợ xấu. Nếu giữ nguyên nhóm nợ, chúng ta sẽ hình dung như thế nào về nợ xấu ngân hàng? Không thể tìm ra giải pháp hữu hiệu nếu chúng ta không nhìn thẳng vào thực trạng.
Để kết lại bài viết này, xin được dẫn lại một câu châm ngôn rất cũ, một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, còn một nửa sự thật thì không là sự thật.
Nguyên An
Theo baodatviet.vn
NHNN sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho ngư dân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết như vậy tại phiên giải trình chất vấn các bộ trưởng sáng nay (6/11). "Tàu 67" đang khiến nhiều ngư dân mang nợ. Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường về Nghị định 67, chính sách phát triển thủy sản,...