Trường học giữa những vườn cây
Trường mầm non My Montessori Garden ( Hạ Long, Quảng Ninh) gồm khối lớp học kết cấu thép được bao quanh bởi khu vườn dưới đất và trên cao.
My Montessori Garden là trường mầm non định hướng giáo dục theo phương pháp Montessori, nằm trên khu đất rộng 600 m2 trong khu dân cư tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Do khu đất không được sử dụng lâu dài, chỉ 5-10 năm, đơn vị thiết kế là Văn phòng HGAA ( Công ty TNHH Kiến trúc Hòn Gai) đã nghiên cứu, tạo ra hai khối lớp học kết cấu thép vừa lắp đặt nhanh, ít tác động đến hiện trạng lại dễ di chuyển đến địa điểm khác khi cần thiết.
Nhìn từ bên ngoài, ngôi trường ngập tràn cây xanh với những thảm cỏ, cây leo. Chủ đầu tư của trường học yêu cầu đơn vị thiết kế dành hơn 50% diện tích đất để tạo thành các khu vườn, giúp trẻ có không gian học tập gần gũi thiên nhiên.
Bên trong, hai khối lớp học được bao quanh bởi hệ thống giàn cây bằng khung thép và lưới thép. Mô hình này giúp có thể trồng cây to dưới đất và làm giàn cây leo ăn quả, tạo thành hai khu vườn trên cao và dưới mặt đất.
Lối lên cầu thang có nhiều cây xanh.
Hai khu vườn được kết nối bằng hệ thống ba cầu thang sắt ngoài trời, tạo thành vòng di chuyển liên tục tuần hoàn.
Thiết kế này cũng giúp trẻ có thêm không gian để di chuyển từ dưới đất lên trên rồi lại xuống dưới, biến khuôn viên thành không gian khám phá thú vị.
Video đang HOT
Trẻ có thể vừa chạy, vừa ngắm các loại cây, chạm vào cây và theo dõi chúng lớn lên từng ngày.
Lan can cầu thang được tận dụng trồng các loại cây leo.
Trong khu vườn trường, trẻ có thể học cách trồng và chăm sóc các loại cây leo ăn quả, rau theo mùa, và các loại hoa mà chúng yêu thích.
Khu vườn tạo ra bầu không khí mát mẻ và yên tĩnh cho các lớp học phía trong, đồng thời tạo cảnh quan xanh mát, cảm giác không có sự ngăn cách giữa kiến trúc và thiên nhiên.
Lớp kính ngăn khu vườn với bên trong lớp học cũng giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể.
KTS Nguyễn Văn Thu, Văn phòng HGAA, người chủ trì dự án này hy vọng những giải pháp kiến trúc đơn giản trong dự án trường mầm non My Montessori Garden sẽ góp phần cải thiện chất lượng không gian giáo dục, tạo ra những lớp học hòa cùng thiên nhiên giữa trung tâm thành phố.
Ngắm căn phòng "mẹ nhà người ta" thiết kế cho con cực hoàn hảo, con vừa học vừa chơi, biết độc lập và thoả sức sáng tạo
Bất cứ ai cũng phải trầm trồ thán phục, trước sự thiết kế khoa học, tinh tế của chị Châu Tây (sống tại Vũng Tàu) cho bé Khoai Tây.
Chị Châu Tây chia sẻ, quan điểm chung của chị trong việc làm phòng cho con là dựa theo phương pháp Montessori. Tuy nhiên, chị cũng biến đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình, nên sẽ có những yếu tố giống và những yếu tố sáng tạo của mẹ Khoai Tây.
Chị Châu Tây và bé Khoai Tây (Ảnh: NVCC)
"Mình thiết kế phòng với nguyên lý trong phòng của con, con có thể tự làm tất cả mọi việc. Vì mình nghĩ rằng, không có điều gì quan trọng hơn là ngay từ nhỏ, trẻ đã biết thể hiện sự độc lập, quyết định sẽ làm gì và chơi gì. Trẻ sẽ rất tự hào có thể đi lại, sử dụng các đồ chơi trên kệ, thực hành độc lập và tự do thu dọn - đó là thói quen tuyệt vời sau này", mẹ Khoai Tây bày tỏ.
Thiết kế được bắt đầu từ góc làm việc của con tại nhà. Đây thực chất là cách gọi cho khu vực chơi đồ chơi của con. Chị Châu Tây chuẩn bị góc làm việc cho con gồm có Kệ đựng đồ chơi, các đồ chơi, học cụ, bàn và ghế. Ban đầu, chị cũng tính sẽ đi mua kệ, nhưng chi phí vận chuyển cùng với đồ khá cồng kềnh, nên bà mẹ trẻ quyết định tìm đặt và đóng kệ. Chỉ đơn giản với kích thước theo yêu cầu, các mẹ có thể tìm người đặt đóng bằng gỗ thông và yêu cầu bo tròn, không sơn, chiều dài và số lượng kệ chỉ cần căn chỉnh cho phù hợp với nhà mình.
Mẹ Khoai Tây bày tỏ: "Theo kinh nghiệm cá nhân, mình nghĩ chỉ cần đặt 1 kệ và khi con chơi đồ chơi, mẹ quan sát tương tác với con để xem con thích những đồ chơi nào thì trưng bày nhiều. Nếu đồ nào con thấy không thú vị nữa, mẹ hãy cất đi. Tránh bày biện quá nhiều, rối mắt khiến bé khó lựa chọn và quyết định.
Với việc sử dụng học cụ, mình khuyên chỉ bố mẹ nào đã hiểu hoặc học sâu về Montessori, thì mới cần chuẩn bị. Nếu không cũng không cần thiết, vì học cụ cũng khó tìm và tốn kém, chỉ cần đồ chơi ở nhà cũng đã ổn. Bên cạnh các đồ chơi tạo âm thanh, chuyển động, ba mẹ cũng nên giới thiệu cho con các đồ chơi gỗ - vì đồ chơi gỗ mang tính giáo dục cao thông qua xúc giác, trí tưởng tượng".
Bên cạnh đó, chị cũng hướng dẫn nên sắp xếp đồ chơi cho con theo vùng. Ví dụ, đồ chơi nhựa, đồ chơi gỗ, đồ chơi chuyển động để con hình thành tính trật tự, ngăn nắp. Thực ra, "Đồ chơi ít là nhiều" và ngoài ngồi chơi đồ chơi, con còn ăn, ngủ, đọc sách, chơi với thiên nhiên, nên việc con chơi đồ chơi ở nhà cũng không nhiều. Do đó, để đồ chơi ít cũng khiến con tập trung chất lượng hơn trong khoảng thời gian ít ỏi.
Với gợi ý trên, chị Châu Tây cũng chia sẻ cách giới thiệu đồ chơi cho con như sau:
-Bước 1: Cùng con tiến đến kệ đồ chơi và nói :" Hôm nay mẹ con mình sẽ chơi thả hình vào xe ô tô nhé, giờ chúng ta cùng mang xe thả hình ra bàn để chơi thôi nào".
- Bước 2: Tương tác trò chơi với con.
- Bước 3: Sau khi chơi xong, mẹ nói: "Chơi xong rồi, giờ mình chuyển qua câu cá, vậy thì mình sẽ dọn xe thả hình về chỗ cũ nhé".
Luôn nhớ thực hiện 3 bước này, mỗi khi cùng bé làm việc. Vì trẻ sẽ quan sát mọi thứ mẹ làm. Do vậy, nếu mẹ hướng dẫn cho con cẩn thận, nâng niu và thu dọn chúng sau khi chơi, trẻ sẽ bắt chước những cách làm đó. Trong trường hợp bé chơi xong, chưa dọn đồ mà lại chạy đi lấy đồ khác thì mẹ nhanh miệng: "Ồ, chúng ta sẽ bắt đầu câu cá, khi mà chúng mình dọn xong xe thả hình đã". Sau này bạn sẽ thấy con ngăn nắp và tự giác dọn dẹp hơn.
Mẹ Khoai Tây cho hay, nếu gia đình có thể chuẩn bị bàn và ghế sẽ tốt hơn. Nếu không, có thể trải một chiếc thảm hoặc chiếu ở chỗ con ngồi chơi, xong xuôi sẽ gấp gọn lại.
Về góc đọc sách, chị cũng chuẩn bị tương tự như đồ chơi, có thể mua nhiều nhưng không bày nhiều. Chị bày vừa đủ và phù hợp, để con chọn lựa để xem thôi. Khi con đọc xong những cuốn cũ thì giới thiệu cuốn mới, hoặc cuốn nào con thấy không hứng thú thì cất đi.
Bà mẹ Vũng Tàu cho biết, giá sách chị giới thiệu mua ở tiệm mây tre đan cũng rất tiện. Nhược điểm là nếu sách nhỏ thì sẽ không nhìn thấy bìa sách để con chọn. Do đó, các mẹ có thể xem xét đặt xấp giấy ở đáy, để cuốn sách của con được nâng lên, dễ tìm kiếm hơn.
Cuối cùng, chính là tủ quần áo mà con có thể chạm được. Chiếc tủ này là chị Châu Tây tận dụng giá sách 3 tầng trước đây, sau đó ra tiệm mây tre đan để mua các giỏ đựng đồ rất tiện lợi.
"Các mẹ nên gấp gọn chỗ để áo, chỗ để quần cho con thậm chí là giày luôn. Mỗi lần đi tắm, hãy vào cùng và nói với con là " Đây là nơi để áo xinh, con gấp gọn vào đây giúp mẹ nhé", "Đi tắm thôi, con lấy áo mà con thích đi nào", mẹ Khoai Tây gợi ý.
Nhìn qua căn phòng có vẻ rất công phu, nhưng thực ra chị khuyên rằng các mẹ hãy dùng sức sáng tạo của mình, rồi biến tấu căn phòng cho con. Hãy thêm các dụng cụ âm nhạc ở những nơi con dễ lấy, thêm bảng bận rộn để con thỉnh thoảng rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Thêm chong chóng, thêm các hình dán xinh xắn để mẹ con cùng thực hành, tìm hiểu. Thực sự, những năm tháng tuổi thơ dành cho con sẽ là hành trang cho tính cách và kỹ năng của con sau này.
Gợi ý tips trang trí phòng ngủ kích thích tối đa trí sáng tạo cho trẻ nhỏ Trong thiết kế nội thất ngày nay, thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em đã được chú trọng cao vì muốn con mình có một không gian học tập, vui chơi thoải mái, phát triển tối đa. Việc lựa chọn cách trang trí phòng ngủ cho bé như thế nào là việc rất quan trọng. Bởi đây là không gian để các...