Trường giàu, nghèo do… quỹ phụ huynh
Ngân sách phân bổ theo số học sinh là bình đẳng nhưng lại có sự chênh lệch rất lớn giữa những ngôi trường giàu và trường nghèo ở TPHCM.
Nguồn đóng góp của phụ huynh (PH) là nguyên nhân không nhỏ tạo ra sự phân hóa trường giàu – trường nghèo. Lãnh đạo một phòng GD-ĐT nói rằng mức đóng góp của một PH trường giàu có thể đã đủ chi phí trang bị cho cả một trường nghèo.
Chưa cũ đã thay
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), ngôi trường “thượng lưu” có tiếng của TP, những khoản đóng góp “tự nguyện” cũng là niềm mơ ước của không ít ngôi trường khác. Theo một PH lớp 1/1, hội PH của lớp phát động mỗi gia đình góp 1,4 triệu đồng để trang bị máy lạnh và cửa kính, mỗi tháng đóng 40.000 đồng tiền điện.
Ở một lớp 3, mỗi PH đóng 1 triệu đồng tiền sơn phòng, sửa bàn ghế, mua tủ sách, 2 màn hình LCD, micro cho cô giảng bài, mua phần mềm học toán, 2 máy lạnh phục vụ học sinh (HS) ngủ trưa. PH này còn cho biết nhiều gia đình trong lớp có điều kiện còn đóng cao hơn. Một PH lớp 4 băn khoăn về khoản tiền mua máy lạnh đã đóng năm lớp 3 khá lớn, đến năm nay máy còn dùng tốt nhưng nhiều PH khác đã muốn thay mới.
Tivi, máy lạnh là ước mơ xa vời ở Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ – TPHCM)
Khoản thu 370.000 đồng cho quỹ xây dựng công trình nhà trường ở Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7) tuy không quá cao nhưng không phải PH ở trường nào cũng có khả năng đáp ứng. Một PH lớp 2L nói: “Nhà trường cho biết mới xin được một mảnh đất phía sau trường để xây dựng cơ sở cho HS học kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế.
Đây là khoản tiền không lớn và PH có thể đóng trong 2 học kỳ”. Trong khi đó, theo vị PH này, tiền quỹ lớp được phát động mỗi PH đóng 1,3 triệu đồng nhưng hầu hết đều tham gia vì số tiền này so với kinh phí tổ chức sinh nhật cho từng thành viên của lớp, cứ 2 tháng lại tổ chức đưa trẻ đi ăn buffet thì cũng xứng đáng.
Video đang HOT
Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4), phân tích: “Ngân sách Nhà nước rót theo số HS nên những trường càng đông sĩ số thì càng được cấp nhiều kinh phí. Tiền hoạt động của toàn trường sẽ tính theo nguyên tắc lấy số HS nhân 20% nhân 3.183.000 đồng, trong đó bao gồm cả mua sắm, sửa chữa tài sản, vật tư, văn phòng phẩm, chi phí hoạt động… Còn đối với các công trình, thiết bị phục vụ dạy và học như máy lạnh, máy chiếu, tivi có thể vận động bằng nhiều nguồn, trong đó có PH”.
Ông H., hội phó hội PH lớp 2 một trường tiểu học tại quận 9, thừa nhận: “Bộ mặt của nhà trường thường tỉ lệ thuận với điều kiện của PH trường đó. Trường nào PH có điều kiện thì việc vận động chẳng mấy khó khăn. Ở trường nghèo dù có vận động, PH cũng không có tiền đóng. Ngày xin cho con học trái tuyến, gia đình tôi đề nghị đóng “sổ vàng” cho trường nhưng hiệu trưởng không nhận, đổi lại, đề nghị tôi tham gia hội PH để huy động các nguồn đóng góp cho trường. Sau này mới biết lớp con tôi có rất nhiều PH là đại gia”.
Hiệu trưởng một trường mầm non tại quận 1 nói thẳng: “Giáo viên của trường không sống bằng lương. Cứ mang tiếng giáo viên mầm non nghèo nhưng trường tôi chẳng có cô nào phải đi xe số. Nhiều PH thấy cô chăm cháu chu đáo thì chẳng tiếc những khoản bồi dưỡng. Có khi những khoản bồi dưỡng còn cao gấp mấy lần tiền lương. Và đây là những khoản chính đáng do chính công sức của các cô tạo ra”.
Những giấc mơ xa xỉ
Đối lập với bức tranh trường giàu, TPHCM cũng còn không ít những ngôi trường không hề biết đến khoản vận động PH là gì. Ông Đặng Thái Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ), bày tỏ: “Các khoản mà trường vận động được PH chỉ là đóng tiền bảo hiểm y tế, tai nạn cho HS. Trường có hơn 50% HS thuộc diện nghèo, vận động các em đừng bỏ học đã là thành công lớn rồi, chưa bao giờ mơ đến chuyện vận động các khoản đóng góp khác.
Bao nhiêu năm rồi, vừa qua mới được một mạnh thường quân tặng cho trường 5 tivi, chúng tôi dành ưu tiên cho cơ sở 2 ở ấp Thiềng Liềng. Còn cơ sở chính vẫn trống trơn, không tivi, không đầu đĩa, máy lạnh. Chúng tôi không dám mơ những thứ đó. Vẫn còn nhiều giáo viên tại trường vì điều kiện quá khó khăn mà không dám ăn cơm tập thể, phải nấu ăn riêng để tiết kiệm”.
Bà Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Ánh Thủ (quận 12), chua xót: “Những trường giàu thì PH tìm mọi cách “chạy” vào nên đã giàu lại càng giàu hơn. Còn trường mình thì PH lại tìm mọi cách “chạy” đi. Nguồn vận động từ PH lại càng không thể có bởi hầu hết PH đều là các hộ nghèo.
Muốn có thêm kinh phí cho các hoạt động, chỉ có cách duy nhất là nhận hết những HS có nhu cầu về trường, cả những em ở mái ấm, nhà mở, những em không đúng tuyến, những em diện tạm trú. Năm nay, nhờ có dự án vệ sinh học đường, trường mới được tài trợ một bồn rửa tay. Bao nhiêu năm mới được PH thương cho một bộ ampli cũ, trước đó, giáo viên phải lạc cả giọng mỗi khi muốn ổn định các em trong tiết chào cờ hay khi có công việc gì, ban giám hiệu phải đi từng lớp để thông báo”.
Theo người lao động
Bánh trung thu giá 12 triệu đồng
Năm nay, hộp bánh trung thu đắt nhất có giá gần gấp đôi sản phẩm cao nhất năm ngoái. Đại diện các thương hiệu cho biết, sản phẩm đi kèm là điểm nhấn tạo khác biệt và dẫn tới chênh lệch về giá cả.
Nếu như năm ngoái hộp bánh trung thu cao cấp của khách sạn Daewo (Hà Nội) giành vị trí đắt nhất thị trường với giá 6,06 triệu đồng thì năm nay, khách sạn Hà Nội tung ra sản phẩm Vương Kim Tri Ngộ có giá niêm yết tới 11.998.000 đồng. Sản phẩm này gồm 4 bánh cỡ lớn nhân sen trắng, hai lòng đỏ trứng mặn, một chai rượu và 3 chiếc ly.
Dòng sản phẩm này còn có 2 loại niêm yết giá lần lượt là 6.798.000 đồng, 4.398.000 đồng một hộp 4 bánh cỡ lớn cùng sản phẩm đi kèm đa số là các loại rượu. Trong số 18 sản phẩm của khách sạn Hà Nội vào mùa trung thu năm nay, 5 loại bánh có giá trên 4 triệu đồng và 2 loại khác gần 4 triệu đồng mỗi hộp.
Hộp bánh đắt nhất của mùa trung thu năm nay. Ảnh: Anh Quân
Cũng như những năm trước, các hộp bánh trung thu tiền triệu của các hãng đều có sản phẩm đi kèm là rượu ngoại. Kim Long kết nguyệt năm, loại bánh cao cấp nhất của khách sạn Deawoo năm nay, cũng có giá niêm yết hơn 6 triệu đồng, đi kèm là một chai rượu được bán trên thị trường với giá 2,4 triệu đồng. Các loại bánh khác của dòng này cũng dao động từ 2,4 đến 4 triệu đồng một hộp 4 chiếc.
Đắt nhất của thương hiệu bánh trung thu Long Đình năm nay là dòng An Quý với mức giá dao động từ 2 triệu đến 4,28 triệu đồng một hộp. Đặc trưng của dòng này ngoài rượu kèm theo còn có một hộp chè trang trí khá bắt mắt.
Hộp bánh VIP bạch kim đắt giá nhất năm nay của khách sạn Hilton có giá 3,8 triệu đồng. Ngoài ra khách sạn này còn có hộp bánh VIP vàng giá 2,8 triệu đồng.
Sản phẩm đắt nhất của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội năm nay có giá mềm hơn, niêm yết là 2,1 triệu đồng. Các thương hiệu bánh trung thu như Thu Hương, Maison Gâteaux, Kinh Đô, Bảo Ngọc... cũng đều có những sản phẩm cao cấp, giá dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng một hộp 4 đến 6 bánh.
Các thương hiệu bánh trung thu Kinh Đô, Bảo Ngọc... cũng đều có những sản phẩm cao cấp, giá dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Ảnh: Anh Quân
Đại diện của khách sạn Hà Nội cho biết, năm nay, tuy có nhiều sản phẩm cao cấp nhưng dòng bánh truyền thống giá dao động trên dưới 700.000 đồng vẫn được khách hàng ưa chuộng nhất. "Các dòng bánh này có giá bình dân, kích thước tầm trung nên có nhiều đơn hàng hơn. Cũng như những năm trước, khách hàng của chúng tôi năm nay chủ yếu những khách hàng doanh nghiệp", vị này nói.
Anh Phạm Huy - Đại diện truyền thông thương hiệu bánh Long Đình cũng cho hay, hai dòng sản phẩm bán chạy nhất năm nay có giá 758.000 đồng và 980.000 đồng. "Đây cũng là 2 loại bánh chủ lực của nhà hàng Long Đình trong mùa trung thu năm 2012 bởi vì mặt hàng này có mức giá bình dân, phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng", anh Huy nói.
Đại diện của hai thương hiệu bánh trung thu cao cấp đều cho biết, hiện các mặt hàng đã được tiêu thụ gần hết bởi vì các hãng chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. "Chúng tôi còn chủ yếu là các sản phẩm giá bình dân, dự định bán từ nay đến trung thu sẽ hết", anh Huy cho hay.
Về sự khác biệt giữa các sản phẩm có giá bình dân và cao cấp, anh Huy cho biết, chất lượng bánh của các dòng về cơ bản đều giống nhau. "Điểm khác biệt dẫn tới sự chênh lệch về giá cả là do các sản phẩm đi kèm, thiết kế bao bì", vị này giải thích.
Đồng quan điểm với anh Huy, đại diện của khách sạn Hà Nội cũng cho hay, chất lượng bánh cơ bản giữa các dòng sản phẩm là giống nhau. "Các hộp bánh giá cao thường là những hộp có kích thước lớn hơn một chút. Các loại rượu đi kèm càng sang thì giá lại càng đắt", vị này nói.
Trên thị trường, chai rượu đi kèm trong hộp bánh có giá gần 12 triệu đồng được bán với giá trên 5 triệu đồng. Như vậy thì 4 chiếc bánh cùng 3 chiếc ly thực tế lại được tính giá khá cao. Với phép tính tương tự đối với những hộp bánh của các thương hiệu khác cũng cho thấy thực tế tương tự.
Theo VNE
Cháu bà lão 70 tuổi nhặt rác được miễn phí ăn học Lê Đức Minh sẽ được miễn tiền ăn trưa ở trường, cùng nhiều khoản đóng góp khác. Do 10 tuổi mới đi học lớp 1 nên Minh bị cứng tay, giáo viên phải khó khăn hướng dẫn em tập viết. Sau khi VnExpress.net đăng bài viết về bà lão 70 tuổi nhặt rác nuôi con trai tâm thần và cháu trai được đăng...