Trường ĐH tại TP.HCM dự kiến cho sinh viên đã tiêm vắc xin được học trực tiếp
Một trường ĐH tại TP.HCM vừa có thông báo dự kiến sẽ tổ chức cho sinh viên đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến trường học trực tiếp.
Dự kiến cho sinh viên đã tiêm vắc xin được đến trường học trực tiếp – HÀ ÁNH
Chỉ sinh viên đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mới học trực tiếp
PGS-TS Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM vừa ký thông báo về việc giảng dạy, học tập phù hợp với biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Trong đó có lộ trình dự kiến cho sinh viên tới trường học trực tiếp thời gian tới.
Theo đó, căn cứ Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM ngày 30.9, từ ngày 1.1.2022 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến tổ chức giảng dạy và học tập trực tiếp tại trường với các học viên, sinh viên đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
“Trường hợp học viên, sinh viên chưa tiêm vắc xin ngừa Covid-19 sẽ tiếp tục học tập theo hình thức trực tuyến để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch theo quy định của UBND TP.HCM. Đề nghị học viên, sinh viên chủ động tiêm vắc xin để có thể tham dự học tập trực tiếp theo kế hoạch tại trường”, thông báo trường này ghi rõ.
Để thực hiện phương án trên, trường này giao Tổ Y tế phối hợp với phòng Đào tạo, khoa Sau ĐH và Viện đào tạo quốc tế thực hiện khảo sát sinh viên và học viên về tình hình tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Trước đó, từ nay đến ngày 31.12, Trường ĐH Ngân hàng TP.CM sẽ tiếp tục dạy học trực tuyến thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin. Trường đề nghị các đơn vị, giảng viên, viên chức, người lao động tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch giảng dạy và học tập đã đề ra.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến cho sinh viên đã tiêm vắc xin trở lai trường từ ngày 1.1.2022 – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Sinh viên đề nghị được khảo sát trước khi học trực tiếp
Tuy nhiên, sau thông báo về lộ trình học tập này, một số sinh viên có ý kiến đề nghị trường xem xét việc cho sinh viên đi học lại sau ngày 1.1.2022.
Tại diễn đàn sinh viên trường này trên Facebook ( BUH Confessions), một sinh viên viết: “Qua đầu tháng 2.2022 là Tết âm lịch, nếu đi học tập trung vào tháng 1 thì chẳng lẽ sinh viên ở tỉnh xa vô trường 3 tuần rồi đi về lại… Dù gì cũng đã học trực tuyến và nghỉ ở nhà 5 tháng rồi, đến đó cũng 7 tháng thì ráng thêm cho tụi em 3 tuần. Nghỉ Tết xong học tập trung cũng được mà”.
Cùng quan điểm trên, một ý kiến khác mặc dù rất vui trước thông tin được đi học lại nhưng vẫn chia sẻ: “Mùa dịch đã khó khăn về thu nhập mà chi phí đi lại của sinh viên xa quê lại thêm nhiều, chưa kể lễ tết giá vé tăng cao”.
Do vậy, sinh viên này đề xuất: “Hi vọng trước khi học trực tiếp trường có thể làm khảo sát sinh viên. Bởi nếu như thời khoá biểu chỉ tới học 2 ngày, thi một tuần xong về lại mất thời gian và công sức”.
TP.HCM chưa có chủ trương cho mở dịch vụ ăn uống tại chỗ
Trước đó, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là trường ĐH đầu tiên tại TP.HCM cho sinh viên đăng ký tới trường học trực tiếp các môn thí nghiệm, thực hành và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian dài học trực tuyến do Covid-19. Trên cơ sở số lượng đăng ký học và khả năng đáp ứng các điều kiện di chuyển, học tập của sinh viên, trường sẽ bố trí các lớp học phù hợp.
Cử tri trẻ quan tâm đến vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học
Nhiều cử tri trẻ là sinh viên đặc biệt quan tâm đến vấn đề việc làm và kỳ vọng tổ chức Đoàn tăng cường hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên, thanh niên tìm kiếm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM - LÊ THANH
Cần giúp sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp ngay từ năm nhất
Đỗ Ngọc Thành Danh, sinh viên năm 2 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ: "Bản thân em có chút lo lắng về vấn đề việc làm vì thực trạng tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp là không ít".
Để giúp sinh viên tự tin hơn khi ra trường, Thành Danh cho rằng trường đại học và doanh nghiệp cần thắt chặt mối liên kết để sinh viên ra trường có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, hạn chế phải đào tạo lại từ đầu. Theo Thành Danh, các trường đại học nên mở rộng cơ hội thực tập cho sinh viên ngay từ năm nhất, năm hai để sớm được làm quen với môi trường làm việc.
Tương tự, Nguyễn Ngọc Phương Thảo, sinh viên năm 2, Học viện Cán bộ TP.HCM, cho biết: "Em mong muốn sẽ tìm được việc làm đúng với chuyên ngành sau khi tốt nghiệp". Phương Thảo đề xuất Nhà nước nên có những chính sách liên quan đến vấn đề đào tạo đại học gắn liền với việc điều phối nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ sinh viên mới ra trường tìm được việc làm phù hợp.
Việc làm là vấn đề quan tâm lớn nhất của sinh viên sau khi tốt nghiệp để ổn định cuộc sống và phát triển bản thân - LÊ THANH
Bên cạnh đó, Nguyễn Tuấn Tú, sinh viên Trường ĐH Tài nguyên-Môi trường TP.HCM, mong muốn tổ chức Đoàn tăng cường giải pháp thực tế, hiệu quả để hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp.
"Tổ chức Đoàn nên là cầu nối giữa sinh viên với các cơ quan, doanh nghiệp để cung cấp đầy đủ cho họ về thông tin dự báo nguồn nhân lực, thị trường lao động hiện nay. Bên cạnh đó, Đoàn cũng cần có giải pháp hỗ trợ sinh viên trong việc chuẩn bị nền tảng kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp trước khi tham gia vào thị trường lao động", Tuấn Tú bày tỏ kỳ vọng.
Hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến lao động, việc làm
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên về vấn đề việc làm cho sinh viên, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, anh Nguyễn Anh Tuấn, cho biết: "Tôi đặc biệt quan tâm đến những chính sách giúp thanh niên như: hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm, hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp".
"Chúng tôi có một chương trình phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH để định hướng cho thanh niên trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời phải có một tâm thế, sự hiểu biết để lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng lực, sở trường, điều kiện hoàn cảnh gia đình và nhu cầu sử dụng nhân lực của quốc gia trong vòng 3 năm, 5 năm tới", anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với người trẻ trong một hội nghị tại TP.Thủ Đức liên quan đến nội dung việc làm cho thanh niên, sinh viên - LÊ THANH
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, việc đầu tiên là phải chọn nghề nghiệp cho đúng, kế đến là phải nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiệm cận với nhu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động để tránh việc phải đào tạo lại sinh viên đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho biết thêm Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH đang chỉ đạo rất quyết liệt về vấn đề này. "Rõ ràng là trong những năm qua, chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, thanh niên quan tâm hơn đến việc lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng lực, sở trường và hoàn cảnh gia đình của mình. Không nhất thiết ai cũng phải vào đại học giống như trước đây", anh Nguyễn Anh Tuấn nhận xét.
Ngoài kiến thức chuyên môn, Đoàn, Hội có vai trò hỗ trợ trang bị, rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng và phương pháp cần thiết cho việc làm trong tương lai.
"Vai trò của Đoàn, Hội trong trường đại học, cao đẳng là phải đưa các bạn vào những hoạt động trải nghiệm kỹ năng, tổ chức những phong trào, tạo môi trường để rèn luyện phương pháp làm việc nhóm, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trước khi tốt nghiệp, bao gồm làm hồ sơ đi xin việc, cách trả lời phỏng vấn, cách tiếp cận nhà tuyển dụng", anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trao đổi với người trẻ tại TP.Thủ Đức về vấn đề việc làm, khởi nghiệp - LÊ THANH
Bên cạnh đó, anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý các trường đại học, cao đẳng và T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam cần phải nâng cấp các cổng thông tin điện tử để kết nối đơn vị tuyển dụng với sinh viên. "Đoàn-Hội sinh viên tại trường đại học, cao đẳng có thể định kỳ tổ chức hội chợ nghề nghiệp, diễn đàn việc làm để nhà tuyển dụng gặp gỡ với sinh viên năm cuối", anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
Mặt khác, anh Nguyễn Anh Tuấn nói: "Chúng ta cần cổ vũ, khuyến khích, tạo môi trường, điều kiện cho thanh niên, sinh viên khởi nghiệp. Bạn trẻ khởi nghiệp không chỉ lo được việc làm cho chính mình mà tạo ra doanh nghiệp, mang đến cơ hội việc làm cho các thanh niên, sinh viên khác".
Ngoài ra, anh Nguyễn Anh Tuấn cho hay Bộ LĐ-TB-XH cũng có nhiều chương trình đưa thực tập sinh ra nước ngoài rất hiệu quả (bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia ở châu Âu khác như Đức). "Như vậy, có rất nhiều kênh để chúng ta giải quyết việc làm, đặc biệt là việc làm cho sinh viên sau khi ra trường", anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, với Chính phủ để hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến lao động, việc làm, nhất là cụ thể hóa các quy định của Luật Thanh niên năm 2020 liên quan đến việc tạo việc làm cho thanh niên.
"Khi đã có những quy định, những chế tài hoặc những chính sách khuyến khích đối với nhà tuyển dụng trong việc tuyển dụng lao động cho thanh niên thì chúng ta sẽ có được một cơ chế, chính sách đồng bộ hơn, qua đó thúc đẩy vấn đề tạo việc làm cho thanh niên, sinh viên ngày một tốt hơn", anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
KTX khuyến khích về quê: Sinh viên về hay ở? Ký túc xá khuyến khích về quê, nhưng sinh viên còn bài tập ở trường, quê nhà vừa có ca nhiễm COVID-19 mới,... khiến sinh viên băn khoăn ở hay về. Ban quản lý Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM vừa có thông báo khuyến khích sinh viên về quê để đảm bảo an toàn cho mùa dịch. Nhiều sinh viên lựa...