Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đưa vào sử dụng Trung tâm phát triển công nghệ cao
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa đưa vào sử dụng tòa nhà N1 thuộc dự án Trung tâm phát triển công nghệ cao tại TP Thủ Đức.
Đây sẽ là nơi đào tạo, phát triển công nghệ, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ cao.
Trung tâm phát triển công nghệ cao(tọa lạc tại Khu công nghệ cao, phường Tân Phú, quận 9, thành phố Thủ Đức) có tổng diện tích 4,7 ha với mức kinh phí đầu tư hàng chục triệu USD được trang bị hiện đại, tiên tiến gồm khối quản lý hành chính, giảng đường, các viện nghiên cứu đa lĩnh vực mang tính liên ngành và xuyên ngành như: Viện Khoa học Sức khỏe, Viện nghiên cứu Y – Dược, Viện Quy hoạch Kiến trúc – Xây dựng, Viện khoa học môi trường – công nghệ sinh học, Viện nghiên cứu tin học,….
Đây sẽ là nơi tập trung các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ cao tham gia vào nghiên cứu, giải mã, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ và đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Video đang HOT
Được biết, Trung tâm Phát triển công nghệ cao là một trong ba dự án chiến lược trọng điểm mà Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ đầu tư phát triển trong tương lai tại Khu công nghệ cao. Trong đó gồm có Trung tâm phát triển công nghệ cao, Trung tâm đào tạo Công nghệ cao và Công viên Thiên niên kỷ với tổng kinh phí đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Thủ tướng: Quyết tâm, nỗ lực hơn nữa để sớm có vắc xin nội
Sáng 16/8, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 12/8 về nghiên cứu, sản xuất vắc xin, thuốc phòng, chống Covid-19 trong nước.
Ba loại vắc xin Nanocovax hàm lượng 25 mcg, 50 mcg và 70 mcg do Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen sản xuất.
Thông báo nêu rõ những đánh giá, ghi nhận tinh thần trách nhiệm của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định về mặt chuyên môn và khoa học, bảo đảm khách quan, trung thực trong việc thẩm định, đánh giá kết quả nghiên cứu đối với các vắc xin thử nghiệm.
Với việc áp dụng chính sách đặc thù với hoạt động nhập khẩu, sản xuất vắc xin, thời gian qua, các bộ, cơ quan, đơn vị đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nhập khẩu; chuyển giao công nghệ; nghiên cứu, sản xuất vắc xin, thuốc đặc trị trong nước; trong đó, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sản xuất vắc xin, thuốc trong nước là giải pháp căn cơ và chiến lược; không chỉ là phòng chống dịch Covid-19 trước mắt mà còn góp phần thúc đẩy thực hiện chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam.
Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Chính phủ đã yêu cầu tiêm vắc xin Covid-19 để sớm miễn dịch cộng đồng; đồng thời giảm chuyển bệnh nặng và giảm tử vong, giảm quá tải cho hệ thống y tế.
Thực hiện quyết liệt mục tiêu bảo vệ tính mạng nhân dân, tạo điều kiện sớm chuyển sang "bình thường mới" phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong điều kiện đó, bên cạnh việc nhanh chóng nhập khẩu vắc xin, thuốc cần đẩy mạnh, đẩy nhanh việc nghiên cứu sản xuất vắc xin, thuốc trong nước, chuyển giao công nghệ sản xuất, tiến hành thủ tục cấp phép nhanh chóng đối với lưu hành, sản xuất vắc xin.
Để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết để chủ động, phối hợp làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc trong nước, góp phần nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".
Trong điều kiện cấp bách của phòng chống dịch, với yêu cầu và nguyên tắc "kịp thời, an toàn và hiệu quả", Thủ tướng chỉ đạo các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà sản xuất hết sức chủ động và khẩn trương trong việc phối hợp để có thể rút gọn tối đa thủ tục hành chính liên quan đến quy trình thử nghiệm, cấp phép đối với vắc xin.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương ban hành thông tư về cấp giấy lưu hành thuốc và vắc xin sản xuất trong nước theo đúng nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 86 của Chính phủ, chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 87 Luật Dược để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Đơn vị cấp phép thuộc Bộ Y tế phải kịp thời hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp và từng hồ sơ cấp phép để bảo đảm tiến độ cấp phép nhanh nhất có thể.
Sau khi thông tư được ban hành, Bộ Y tế phải khẩn trương xem xét cấp phép ngay khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định về cấp phép/giấy đăng ký lưu hành thuốc và vắc xin sản xuất trong nước và phải được tiếp tục theo dõi theo quy định tại Nghị quyết số 86.
Chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện nhất có thể để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất thuốc, vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng.
Thủ tướng nhấn mạnh "vắc xin tốt nhất là vắc xin đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất" trong lúc chúng ta đang rất cần vắc xin ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh; khắc phục ngay tâm lý phân biệt đối xử với các vắc xin của các nhà sản xuất, tâm lý lựa chọn, chờ đợi vắc xin; các cơ quan truyền thông phải thông tin rộng rãi cho nhân dân biết về lợi ích của việc tiêm vắc xin; nội dung truyền thông cần giúp người dân nhận thức được rằng "khi đã tiêm vắc xin thì giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đã nhiễm bệnh thì không bị bệnh nặng, nếu đã có bệnh nặng thì khả năng gây tử vong là thấp, kể cả đối với biến thể Delta...".
Thủ tướng yêu cầu, đã quyết tâm rồi nhưng phải quyết tâm hơn nữa; đã nỗ lực rồi nhưng phải nỗ lực hơn nữa, tiếp tục cùng nhau phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả vì mục tiêu chung là Việt Nam chúng ta phải có vắc xin sản xuất trong nước sớm nhất có thể, kịp thời đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của người dân và bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân.
Nông nghiệp công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp, cũng như tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới ngành nông nghiệp, Đảng ta đã có những định hướng đúng đắn nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), thích ứng với BĐKH trong văn kiện Đại hội XIII....