Trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc bỏ yêu cầu sinh viên thi môn tiếng Anh
Một trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc đã loại bỏ bài kiểm tra tiếng Anh khỏi yêu cầu cấp bằng tốt nghiệp trong bối cảnh cuộc tranh luận ngày càng gia tăng về lợi ích thực tế của môn học này đối với nhiều người.
Áp phích ở Thượng Hải quảng cáo các lớp học tiếng Anh. Môn học là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp. Ảnh: Shutterstock
Đại học Xian Jiaotong, một trường đại học nghiên cứu công lập ở tỉnh Thiểm Tây ( Tây Bắc Trung Quốc), xác nhận rằng trường không còn yêu cầu sinh viên phải hoàn thành bài kiểm tra tiếng Anh đại học (CET) để vào đại học hoặc tốt nghiệp.
CET là kỳ thi hàng năm dành cho sinh viên đại học và sau đại học, những người thường phải vượt qua hai cấp độ – Band 4 để được nhận vào một trường đại học và Band 6 để tốt nghiệp.
Theo văn phòng công tác học thuật của trường đại học, sự thay đổi này là biện pháp bình thường được nhà trường thực hiện theo những diễn biến hiện tại. Đại diện văn phòng cũng nói thêm rằng các khóa học tiếng Anh cấp đại học dựa trên CET vẫn sẽ được giảng dạy.
Trường đại học Xian Jiaotong nằm trong danh sách Đại học hạng nhất, một danh sách chính thức gồm 5% trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Đây là trường đại học đầu tiên trong danh sách thực hiện thay đổi như vậy.
Yu Xiaoyu, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, học tiến sĩ tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc), cho biết mặc dù việc loại bỏ yêu cầu bằng cấp về CET sẽ không làm giảm tầm quan trọng của tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Trung Quốc nói chung, nhưng sinh viên có thể giảm động lực học ngôn ngữ này hơn.
“Điều không thay đổi là phần lớn thị trường việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn coi tiếng Anh là có lợi. Vì vậy có nhiều khả năng những sinh viên có trình độ tiếng Anh cao hơn, đặc biệt là những người có khả năng ngôn ngữ cao sẽ có nhiều cơ hội hơn”, ông Yu Xiaoyu nói.
Ông Yu Xiaoyu gợi ý rằng một số công ty và hầu hết các trường đại học ở Trung Quốc có thể yêu cầu trình độ tiếng Anh vì những tác động tích cực liên quan đến việc có trải nghiệm học ngôn ngữ thứ hai, chẳng hạn như trí nhớ tốt và khả năng học các khái niệm mới.
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ này cũng cho biết, quan điểm rằng học ngôn ngữ thứ hai sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ mẹ đẻ của người học là sai lầm. Ông nói: “Trẻ em có khả năng sử dụng song ngữ hoặc thậm chí đa ngôn ngữ khi chúng được tiếp xúc với nhiều hơn một ngôn ngữ”.
Video đang HOT
“Sinh viên đại học, hầu hết là người lớn, đã đạt đến trình độ thông thạo tiếng mẹ đẻ và cho dù họ có học bao nhiêu ngôn ngữ mới, họ sẽ luôn có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình”, ông Yu Xiaoyu nhấn mạnh.
Đại học Xian Jiaotong là trường học ưu tú đầu tiên của Trung Quốc bỏ bài kiểm tra tiếng Anh.
Ảnh: Weibo
Ông Yu Xiaoyu cũng cho biết tính chất phi thực tế của các khóa học CET có nghĩa là những sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi vẫn có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, ông cho rằng hệ thống này nên được cải cách thay vì bãi bỏ. “Chúng ta không nên hiểu quyết định của trường đại học là dấu hiệu cho thấy họ đang ít coi trọng tiếng Anh hơn. Thay vào đó, điều này có thể hàm ý rằng, các hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc hiện tìm cách cải cách các kỳ thi tiếng Anh cấp đại học để phù hợp với nhu cầu giáo dục và nghề nghiệp của sinh viên hiện tại”.
Cùng với tiếng Trung và Toán, tiếng Anh là một trong ba môn bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia hay còn gọi là gaokao. Mỗi môn học bắt buộc chiếm 150 điểm, với điểm tổng thể khác nhau tùy trường hợp.
Kế hoạch giảm bớt gánh nặng môn tiếng Anh trong khi tăng cường cho tiếng Trung đã được thảo luận trong khoảng một thập kỷ qua. Trong đó, các trường đại học cũng được khuyến khích hạ thấp tiêu chuẩn để giảm bớt áp lực cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên ở khu vực nông thôn, nơi hiếm khi sử dụng tiếng Anh.
Nhà lập pháp Tuo Qingming đã thu hút thêm sự chú ý trong cuộc tranh luận tại phiên họp lập pháp thường niên ở Bắc Kinh vào tháng 3. Ông nói rằng môn học này có giá trị thực tế rất hạn chế đối với nhiều người.
“Đối với một số lượng đáng kể người dân, việc học ngoại ngữ chỉ để được vào học ở bậc đại học. Những gì họ học thực sự mang tính định hướng cho kỳ thi. Họ sẽ hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng ngoại ngữ trong công việc hoặc cuộc sống của mình”, ông Tuo Qingming nói.
Nỗi khổ của những người lỡ mua chung cư xây dở dang ở Trung Quốc
Anh công nhân xây dựng Shi Tieniu đã mua một căn hộ dự án tại thành phố công nghiệp Tongchuan, nơi được quảng cáo là nhà ở cao cấp có thể truyền qua mấy thế hệ.
Khu căn hộ xây dở dang thuộc dự án phức hợp Gaotie Wellness City tại Tongchuan, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Tám năm sau, căn chung cư vẫn chỉ là lớp vỏ rỗng chưa hoàn thiện. Mỗi đêm anh Shi phải leo 20 tầng cầu thang để ngủ trong một căn phòng tuềnh toàng không điện, không nước hay máy sưởi.
Shi, 39 tuổi, người chuyển đến khu chung cư Gaotie Wellness City vào tháng 5, chia sẻ anh gần như không bao giờ uống nước, rửa mặt hay đánh răng khi ở đây. "Tôi muốn việc xây dựng được hoàn thành càng sớm càng tốt, để bố mẹ già có nơi sống những năm cuối đời. Tôi không còn tiền nữa. Tất cả những gì còn lại là tòa nhà dang dở này", anh Shi nói.
Anh Shi và vài chục người mua nhà khác đang tuyệt vọng sống trong khu chung cư dở dang này để hưởng ứng một chiến dịch toàn quốc nhằm gây áp lực lên chính quyền nhằm giải quyết hàng loạt dự án nhà ở nhiều năm chưa hoàn thiện. Hiện tượng chủ đầu tư bán nhà dự án nhưng không thể hoàn thành đã trở nên phổ biến vào thời kỳ suy thoái bất động sản ở Trung Quốc. Nhiều nhà phát triển đã phá sản và khiến những người mua mắc nợ mà trắng tay không được nhận nhà.
Thị trường bất động sản ở Trung Quốc có rất ít dấu hiệu khởi sắc. Ngân hàng đầu tư UBS dự đoán doanh số bán bất động sản và xây dựng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ ổn định ở mức 50 - 60% so với mức đỉnh đạt được vào năm 2020-21. Nguyên nhân một phần là do dân số giảm và tốc độ đô thị hóa chậm lại.
Ngừng xây nhưng vẫn tiếp tục bán
Shi Tieniu mua căn hộ này vào năm 2015 với giá 276.000 nhân dân tệ (920 triệu đồng), hai năm sau khi nhà phát triển Qianjinfang bắt đầu khởi công. Khu đất gồm 12 tòa nhà này được quảng cáo là khu phức hợp cao cấp với dịch vụ tiện nghi.
Người dân cho biết, kể từ năm 2015, việc xây dựng liên tục gián đoạn nhưng các căn hộ vẫn được bán cho đến tận năm 2020. Tên của đơn vị phát triển và dự án đã thay đổi nhiều lần.
Shi Tieniu ngồi trong căn hộ đã bỏ tiền mua nhiều năm nay mà vẫn chưa được hoàn thiện. Ảnh: Reuters
Người mua đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền thành phố kể từ năm 2019 đến nay. Năm 2020, giới chức Tongchuan cho biết đã thành lập một ủy ban để giải quyết vấn đề trên. Nhưng những người mua cho biết việc xây dựng không được nối lại.
Khi phóng viên của hãng Reuters đến tận dự án này, khoảng 60 người mua nhà đã tụ tập, giơ hợp đồng nhà ở lên và hét: "Chúng tôi muốn được ở nhà của mình!".
Chính quyền thành phố Tongchuan và Bộ Nhà ở Trung Quốc vẫn chưa phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.
Không nhà, không vợ
Nhiều hàng xóm của anh Shi Tieniu là những người đã về hưu mua căn hộ cho con trai chưa kết hôn hoặc những người lao động không đủ khả năng thuê nhà ở nơi khác.
Để vào khu phức hợp, cư dân phải đi qua một cánh đồng cỏ mọc um tùm, vượt qua những cỗ máy thi công nằm im lìm rỉ sét để và chui vào một lổ hổng trên tường.
Bên trong, những chiếc đèn chạy bằng năng lượng mặt trời chiếu sáng những bức tường và sàn bê tông trần phủ đầy bụi và sỏi. Cư dân nấu ăn trong bếp chung ở tầng một với một bếp gas duy nhất và nhà vệ sinh chung nằm trong một kho kim loại tạm bợ.
Những người mua chung cư tụ tập ăn uống cùng nhau tại tầng 1 dưới ánh sáng của đèn pin. Ảnh: Reuters
Tại khu sinh hoạt chung, những dòng chữ "đoàn kết là sức mạnh" và "sắp được về nhà mới" được viết nguệch ngoạc trên cửa sổ.
"Tiền tiết kiệm cả đời của tôi đã tiêu hết ở đây. Con trai tôi vẫn chưa lập gia đình. Tôi đã 60 tuổi rồi, vài năm nữa tôi sẽ không thể leo nhiều cầu thang như vậy", một người dân họ Gao cho biết. Ông đã bỏ ra 240.000 nhân dân tệ để mua một căn hộ vào năm 2018.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ bất động sản nổ ra vào năm 2021, hàng nghìn chủ nhà ở khắp Trung Quốc đã phải đối mặt với tình huống "tiến thoái lưỡng nan" này. Các nhà phát triển nhỏ lẻ gặp khó về vấn đề thanh khoản còn những gã khổng lồ trong ngành như Country Garden cũng suýt vỡ nợ.
Bà Qi Xiaoxia, 65 tuổi, bức xúc: "Không thể trông mong gì vào những ngôi nhà này. Hãy nhìn xem chúng đã xuống cấp ra sao và đã phá hủy gia đình tôi như thế nào".
Bà Qi cho biết con trai của bà năm nay 36 tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn. Mấy năm trước, bà vay mượn tiền của họ hàng và bạn bè để mua nhà cho con trai lấy vợ. Suốt thời gian qua, bà phải thắt lưng buộc bụng để trả nợ, song cho đến nay vẫn chưa có nhà để ở và con trai vẫn chưa thể kết hôn.
Thương vong trong vụ lở đất đá ở Trung Quốc tiếp tục tăng Số người chết vì lở đất đá ở ngoại ô thành phố Tây An, Tây Bắc Trung Quốc, đã tăng lên 21, cùng với 6 người vẫn mất tích, cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của thành phố cho biết ngày 13/8, trong bối cảnh Trung Quốc đang vật lộn với lượng mưa mùa hè cao bất thường. Hiện trường vụ...