Trưởng đại diện JICA: Việt Nam nên hạn chế ô tô
Trưởng đại diện của JICA: Việt Nam cần hạn chế số lượng xe ô tô và nâng cấp hệ thống kết nối các tuyến giao thông công cộng. .
Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Mori Mutsuya vừa trao thưởng cho ba dự án vốn vay ODA trong lĩnh vực giao thông tại Việt Nam. Ba dự án được JICA vinh danh bao gồm: nhà ga T2 – sân bay quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân và đường nối giữa sân bay Nội Bài và cầu Nhật Tân. Giải thưởng này nhằm ghi nhận những đóng góp thiết thực, có ý nghĩa to lớn của các dự án này cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Ba dự án giao thông Việt Nam được nhận giải thưởng của JICA
VOV.VN -Ba dự án được JICA vinh danh bao gồm: nhà ga T2 – sân bay quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân và đường nối giữa sân bay Nội Bài và cầu Nhật Tân.
Nhân dịp này Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam – Mori Mutsuya trả lời phỏng vấn PV Đài TNVN về các dự án do JICA triển khai tại Việt Nam và chia sẻ những đánh giá của ông về hiện trạng giao thông và giải pháp khắc phục ùn tắc tại các thành phố lớn.
PV: Xin ông đưa ra các đánh giá về cụm công trình vừa đạt giải của Chủ tịch JICA năm nay?
Ông Mori Mutsuya: Cửa ngõ quốc tế mới gồm ba dự án được JICA vinh danh bao gồm: nhà ga T2 – sân bay quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân, và đường nối giữa sân bay Nội Bài và cầu Nhật Tân. Chúng tôi đánh giá đây là cụm công trình vô cùng quan trọng, không những đối với sự phát triển quốc gia mà còn mang dấu ấn của cả đất nước.
Cầu Nhật Tân (Cầu Hữu nghị Việt Nhật)
Khi bạn đến thăm bất kỳ đất nước nào thì ấn tượng đầu tiên của bạn với đất nước đó chính là sân bay quốc tế. Tôi có cơ hội đi thăm nhiều nước trên thế giới, và ấn tượng của tôi đầu tiên ở các quốc gia này đều là từ các cửa ngõ quốc tế. Tôi đến nước nào thấy giao thông thuận tiện, cửa ngõ quốc tế đẹp thì tôi rất muốn quay lại đất nước đó. Còn những quốc gia mà tôi cảm thấy giao thông khó khăn thì lần sau mỗi lần quay lại tôi đều thấy ngại ngần.
Ngoài ra, dự án nâng cấp cửa ngõ quốc tế ở Việt Nam còn thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hiện tại, sân bay Nội Bài rất đẹp. Tôi có rất nhiều bạn bè và khách quốc tế đến Việt Nam và họ đều ngạc nhiên về sự thay đổi ở cửa ngõ quốc tế này.
Điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là thời gian di chuyển từ trung tâm thủ đô Hà Nội tới sân bay Nội Bài đã được rút ngắn đi rất nhiều.
PV: Ông có thể cung cấp thông tin về một số dự án công trình giao thông khác đã, đang và sẽ triển khai tại Việt Nam với sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản?
Ông Mori Mutsuya: JICA Việt Nam thực hiện các dự án ODA của chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, trong đó có giao thông. Ở Hà Nội, chúng tôi thực hiện dự án vành đai 3 với vốn hỗ trợ từ Nhật Bản. Sau khi hoàn thành, đường vành đai 3 đã gánh đáng kể sức ép về lưu lượng giao thông nội đô.
Video đang HOT
Ông Mori Mutsuya – Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
Tại TP HCM, chúng tôi cũng triển khai đường cao tốc Đại lộ Đông Tây và đường Hồ Chí Minh – Dầu Giây. Khi chưa có tuyến đường Hồ Chí Minh – Dầu Giây, nếu bạn muốn đi từ TP HCM đến Vũng Tàu thì bạn phải qua Quốc lộ 1 và sang Quốc lộ 51, và thường mất khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, bây giờ khoảng thời gian này đã giảm xuống hơn 1 nửa.
Việc rút ngắn thời gian đi lại và sự thuận tiện trong giao thông không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giúp cho các mối quan hệ trở nên mật thiết hơn. Chẳng hạn khi tôi có 1 người bạn ở Vũng Tàu muốn lên TP HCM thăm tôi, nhưng vì đi lại khó khăn, mất nhiều thời gian thì ắt hẳn bạn tôi sẽ ngần ngại. Nhưng khi thời gian đi lại giảm và thuận tiện thì chúng tôi có cơ hội thăm nhau thường xuyên hơn.
Các dự án hạ tầng tại Việt Nam cũng giúp mối quan hệ của Việt Nam và Nhật Bản trở nên khăng khít. Trong số các dự án đó phải kể đến dự án cảng biển nước sâu Thị Vải – Cái Mép, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước… Khi Việt Nam gia nhập TPP thì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được đẩy mạnh, và cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động này.
Trước đây khi Việt Nam chưa có cảng nước sâu thì hàng hóa phải trung chuyển qua Singapore để tập kết sau đó chuyển sang tàu nhỏ để về Việt Nam. Như vậy chi phí vận chuyển rất tốn kém khiến giá thành hàng hóa nhập khẩu cao hơn.
PV: Ông có đánh giá như thế nào về hiện trạng giao thông ở Việt Nam?
Ông Mori Mutsuya: Tôi đánh giá rất cao về sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng bởi ông làm việc với tinh thần quyết liệt và luôn giữ đúng tiến độ của dự án. Đây chính là một trong những điểm mấu chốt để thay đổi diện mạo giao thông Việt Nam.
Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam – Mori Mutsuya trao giải thưởng cho Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng
Đơn cử như tuyến đường Hà Nội – Sa Pa. Trước đây khi đi du lịch lên Sa Pa tôi thường phải đi bằng tàu và phải mất 2 đêm mới lên tới nơi. Bây giờ tôi đi ô tô trên đường cao tốc với thời gian chỉ khoảng 5,5 tiếng đồng hồ. Với điều kiện giao thông thuận lợi, Việt Nam còn thúc đẩy xúc tiến phát triển du lịch và kết nối giao thương.
Ngoài ra, giao thông cũng góp phần phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn như khi trồng rau tươi để cung cấp ra thị trường nếu thời gian vận chuyển quá lâu do giao thông không thuận tiện thì không kịp chuyển rau tươi về thành thị.
Tôi nghĩ, trong thời gian tới Việt Nam vẫn cần đầu tư hơn nữa vào phát triển hạ tầng giao thông.
PV: Theo ông, để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay, đâu là giải pháp hữu hiệu?
Ông Mori Mutsuya: Tôi cho rằng tuyến đường sắt nội đô và hệ thống xe buýt hiện đại sẽ giúp Việt Nam giảm tải đáng kể lượng ùn tắc.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có một số vấn đề khác cần được giải quyết như hạn chế số lượng xe ô tô và nâng cấp hệ thống kết nối các tuyến giao thông công cộng.
Một điều cần lưu ý là việc kết nối tuyến đường sắt nội đô Metro với các điểm dừng xe buýt. Các công ty vận hành đường sắt nội đô và hệ thống xe buýt cần phải có sự kết nối và phối hợp với nhau để hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
Hiện nay JICA đang tiến hành thực hiện dự án đường sắt nội đô tại TP HCM và đang có kế hoạch kết nối với hệ thống xe buýt.
Tôi nghĩ, thủ đô Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác ở châu Á cần phải có hệ thống đường sắt nội đô bên cạnh hệ thống xe buýt hoàn thiện để khắc phục tình trạng giao thông quá tải, ùn tắc cục bộ.
Thời gian rất quý, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, vì thế nếu hạn chế được thời gian ùn tắc trên đường, Việt Nam sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh và tăng cường hiệu quả kinh tế.
PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tính minh bạch trong việc triển khai các dự án giao thông ở Việt Nam?
Ông Mori Mutsuya: Tính minh bạch là yếu tố mấu chốt để dự án có thể thực hiện thành công và hiệu quả. Hiện nay phía Nhật Bản đưa ra 3 phương án mong muốn chính phủ Việt Nam cùng phối hợp thực hiện để đảm bảo tính minh bạch cho các dự án ODA.
Thứ nhất, chúng tôi thiết lập hệ thống dữ liệu, và dữ liệu này được công bố rộng rãi để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và xem. Trên hệ thống dữ liệu chúng tôi để chế độ chia sẻ thông tin cập nhật về tất cả các dự án ODA đang được thực hiện tại Việt Nam.
Thứ hai, để tránh các trường hợp tham nhũng, chúng tôi đề nghị cần có sự tham gia mạnh mẽ hơn của bên thứ 3 trong việc đánh giá dự án.
Thứ ba, cần phải có kiểm toán để kiểm tra lại toàn bộ các dự án.
PV: Xin cảm ơn ông!
Trần Ngọc
Theo_VOV
Từ 4.1 được lưu thông qua cầu Nhật Tân-đường Võ Nguyên Giáp
Ngày 4.1, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, Nhà ga hành khách T2 Nội Bài chính thức được đưa vào sử dụng.
Đây được coi là "cửa ngõ quốc tế mới" của Thủ đô Hà Nội. Thời gian di chuyển từ sân bay Nội Bài về đến cầu Nhật Tân chỉ còn 20 phút.
Cầu Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.
Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 89,943 tỷ yên Nhật, tương đương 13.626,365 tỷ đồng. Tổng chiều dài của dự án là 8.930m.
Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.
Bên cạnh đó, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam, như công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại.
Từ 12h ngày 4.1, người dân đã được lưu thông qua cầu Nhật Tân.
Dự án đường nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu Nhật Tân được đầu tư xây dựng để kết nối trung tâm Thủ đô với sân bay Nội Bài. Đồng thời, kết nối tuyến Nhật Tân - Nội Bài với tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài, làm giảm bớt lượng giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài. Dự án có tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến là 12,1 km. Phần đường chính được thiết kế là theo tiêu chuẩn đường phố chính chủ yếu, vận tốc thiết kế 80km/h.
Xe máy, xe buýt, xe ô tô cá nhân được phép lưu thông qua cầu Nhật Tân, khi qua cầu xe máy sẽ đi vào đường gom, không đi vào đường chính. Tuy nhiên, xe tải sẽ không được phép lưu thông mà phải đi đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Các phương tiện lưu thông trên tuyến không phải đóng phí.
Đường Võ Nguyên Giáp được đưa vào sử dụng từ 4.1.
Sáng cùng ngày, nhà ga hành khách T2 Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cũng đã chính thức được đưa vào sử dụng.
Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 được khởi công ngày 4.12.2011, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Công suất nhà ga đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).
Ông Akihiro Ohta, Bộ trưởng Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản đánh giá, nhà ga hành khách T2 là biểu tượng cho sự phát triển của Việt Nam, đồng thời là câu chuyện kể về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khẳng định, ga T2là công trình biểu trưng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Nhật Bản. Phó Thủ tướng cho rằng, đây là cửa ngõ đưa thế giới đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo ACV phối hợp với các đơn vị an ninh, hải quan, các đơn vị khai thác để vận hành, nâng cao chất lượng phục vụ tại Nhà ga hành khách T2.
Theo Vinh Hải (Dân Việt)
Ngắm những công trình nghìn tỷ thay đổi diện mạo Hà Nội Với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng vừa được hoàn thành trong năm 2015, những công trình giao thông này đem đến diện mạo mới cho thủ đô Hà Nội Những công trình trọng điểm giá tỷ đô của Hà Nội trong năm 2015 1. Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Với chiều dài 105km, tuyến cao...