Trường cấp 3 Lê Quý Đôn báo cáo Sở về khoản thu lạ, dừng thu tiền “Về đích”
Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận 3 xác nhận, nhà trường đã dừng khoản thu tiền “Về đích”.
Ngày 20/1/2021, trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hà Hữu Thạch – Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận, ngay sau bài báo “Phụ huynh cấp 3 Lê Quý Đôn bức xúc vì hàng loạt khoản tiền là cuối học kỳ 1″, nhà trường đã có quyết định dừng thu khoản tiền “Về đích” của học sinh lớp 12.
Được biết, ngay sau khi Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết nói trên, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc.
Văn bản báo cáo vụ việc của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn (ảnh: P.L)
Ngày 15/11, thầy Hà Hữu Thạch cũng đã ký văn bản 02/THPTLQD, gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo nội dung về những khoản thu lạ vào cuối học kỳ 1 trong nhà trường.
Đây là khoản tiền 1,7 triệu đồng/em mà phụ huynh đóng cho nhà trường, dựa trên tinh thần tự nguyện, có chế độ miễn giảm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Khoản thu này dành cho việc học của học sinh vào chiều thứ 6 và ngày thứ 7 hàng tuần (ngoài thời khóa biểu chính khóa, buổi 2) trong tháng 4,5/2021, với các nội dung:
Video đang HOT
Kiểm tra nhanh tất cả các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, củng cố kiến thức của học sinh theo từng môn học, tăng cường luyện tập trực tuyến, tổ chức thi thử tốt nghiệp, tham vấn định hướng nghề nghiệp chọn trường, tổ chức lễ tri ân, khen thưởng học sinh đạt thành tích cao.
Dù vậy, do có ý kiến khác nhau của phụ huynh, nên trường quyết định dừng thu khoản tiền này.
Với khoản thu 300.000 đồng/em dùng để mua quà tri ân phụ huynh, vị đại diện nhà trường cho biết, cũng đang suy nghĩ xem là có nên ngưng thu khoản tiền này hay không?
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã nhiều lần liên hệ qua điện thoại với hai Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố để hỏi về các khoản thu như trên của Trường Trung học phổ thông có đúng quy định. Tuy nhiên, cho đến nay, cả hai vị này vẫn chưa đưa ra quan điểm của Sở về vấn đề các khoản lạ của trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận 3.
Đừng biến chọn nghề thành "canh bạc may rủi"
Chọn đúng nghề cho tương lai luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm. Bởi, nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Không ít người phải "nhảy việc" nhiều năm mới tìm được "chốn dừng chân".
TS Nguyễn Thành Nhựt - Kỹ sư cao cấp, đang sinh sống và làm việc tại Copenhagen, Đan Mạch.
Vậy làm thế nào để quyết định chọn nghề không phải là "canh bạc may rủi"?
Hiểu rõ thế mạnh của bản thân
Nghề nghiệp luôn là mối bận tâm của người trẻ. Tự định hướng nghề cho bản thân là điều bất kỳ bạn trẻ nào cũng cần chuẩn bị. Có nhiều người chọn theo truyền thống gia đình. Có người chọn theo mong muốn của người lớn. Không ít bạn theo đuổi những ngành nghề hot có khả năng kiếm được nhiều tiền... Tuy nhiên, dù bất cứ ngành nghề nào, khi chọn không những phải biết thế mạnh của bản thân mà còn cần vượt qua được rào cản của chính mình trong xã hội.
Nhiều người có quan niệm rằng, cứ đam mê, quyết tâm thì sẽ có thành công. Cũng có người cho rằng nếu mình thích điều gì thì sẽ làm tốt điều đó. Tuy nhiên, nếu không hiểu bản thân mình giỏi về cái gì mà cứ theo đuổi cái mình thích nhưng không giỏi sẽ khiến tình trạng "nhảy việc" hoặc ngành nghề đào tạo khác với nghề được chọn sau này, thậm chí là thất nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nhựt - Kỹ sư cao cấp, hiện đang sinh sống và làm việc tại Copenhagen, Đan Mạch nhận định: "Nếu cứ theo đuổi ngành mình thích mà không giỏi cũng dẫn đến nhiều hệ lụy trong xã hội. Thứ nhất là người trẻ bỏ công sức đi học tập, đào tạo nhiều năm ở một lĩnh vực mình thích. Nhưng khi ra trường lại chọn đi làm một công việc khác mà mình giỏi hơn, có thế mạnh hơn.
Như vậy, bản thân không định hướng nghề nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, bất lợi trong công việc đã chọn. Vì bạn đã thiếu nhiều năm để học và tìm hiểu về nó, thế mạnh của bạn chỉ phát huy ở mức "bản năng" chứ không được đầu tư nhiều chất xám. Như vậy, xã hội thiếu đi nguồn lao động chất lượng cao ngay cả khi nghề được chọn là ưu điểm trước đó của bạn.
Rồi tình trạng "nhảy việc" thường xuyên diễn ra sẽ làm bạn thiếu tập trung cho một việc cụ thể. Bạn có thể sẽ phải làm những công việc mà bản thân không có hứng thú. Nó vừa tốn thời gian mà vẫn không thể phát triển khả năng của cá nhân và loay hoay mãi chưa có chốn dừng chân".
TS Nguyễn Thành Nhựt cho biết thêm, điều này để khẳng định rằng, định hướng nghề nghiệp cho bản thân ngay từ ngày còn trẻ là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Vì thế, khi còn là học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sẽ rất cần thiết nếu bạn được định hướng đúng đắn, nó sẽ khơi gợi nguồn cảm hứng và niềm đam mê với công việc trong tương lai. Mỗi người cần biết rõ thế mạnh của mình để chọn các ngành nghề liên quan rồi học tập, đào tạo về lĩnh vực đó một cách khoa học. Điều này cũng khiến bạn linh hoạt, năng động và có khả năng kiếm nhiều tiền hơn.
Lập kế hoạch để chọn nghề
Chọn nghề nghiệp phù hợp là điều rất quan trọng. Nó phần nào quyết định được tương lai của mỗi chúng ta. Tuy vậy, điều quan trọng nhất vẫn là vượt qua được rào cản của chính mình đối với gia đình và xã hội.
Nguyễn Minh Hưng (Tiền Hải, Thái Bình) chia sẻ: "Bản thân em rất thích sau này được làm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật. Em cũng đam mê với nghệ thuật múa đương đại, tự lập nhóm và học tập ở các câu lạc bộ có đào tạo bài bản. Tuy nhiên, khi bố mẹ em biết ý định thi vào các trường liên quan đến lĩnh vực này, cả nhà đã phản đối gay gắt. Vì truyền thống gia đình đều học trong ngành an ninh nên em không đủ tự tin để "bẻ lái" sang ngã rẽ khác".
Đó có lẽ không phải là câu chuyện hiếm gặp của nhiều bạn trẻ khi đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Rào cản gia đình, rào cản xã hội lớn khiến họ không bước qua và vẫn mãi lăn tăn về nghề nghiệp sau này.
Giảng viên Đào Thị My - Trường CĐ nghề chất lượng cao Hà Nội khuyên rằng, trong quy trình tự hướng nghiệp, người trẻ nên tạo ra một danh sách các yêu tố liên quan đến nghề nghiệp mà bạn mong muốn, bạn có thể giỏi, bạn yêu thích...
Đương nhiên, những nghề đó phải được liệt kê sau khi đã tìm hiểu về các lĩnh vực ngành nghề trong xã hội, từ yếu tố gia đình, sức khoẻ và sự phù hợp của bản thân, kinh nghiệm của người đi trước.... Như việc bạn thích một công việc có thể giao tiếp với nhiều người hay thiên về nghiên cứu, bạn thích môi trường làm việc năng động hay chuyên nghiệp, mức lương bạn mong muốn cho công việc là bao nhiêu...
Khi có một kế hoạch cụ thể, bạn sẽ trả lời được câu hỏi nghề gì hợp với mình một cách dễ dàng. Thêm vào đó, việc được định hướng đúng đắn nghề nghiệp giúp các bạn trẻ tránh trường hợp chạy theo xu hướng hoặc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với bản thân dẫn tới phải làm trái nghề hay thậm chí thất nghiệp. Bởi đôi khi, việc bạn giỏi thì bạn không được học, việc bạn đang phải học để làm thì bạn không thích dẫn đến chán nản.
Như vậy, người trẻ sẽ mãi quanh quẩn trong một mớ hi vọng rồi thất vọng. Trong khi sự phát triển của xã hội ngày một nhanh đòi hỏi đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ trí thức được đào tạo bài bản. Vì thế, điều cần nhất vẫn là sự nghiêm túc chọn nghề sau khi lập kế hoạch rõ ràng. Người trẻ nên tập trung vào học tập, chăm chỉ làm việc để tăng thêm niềm đam mê với ngành nghề mình đã chọn.
Khi được định hướng nghề nghiệp từ sớm, xã hội sẽ giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp. Dù là công việc chân tay hay trí tuệ, bất cứ ai cũng cần học tập, làm việc nghiêm túc và phát huy được mọi thế mạnh của bản thân hay nỗ lực biến nhược điểm thành ưu điểm... Ở mỗi con người, chọn nghề đúng và trúng vẫn cần định hướng, có kế hoạch rõ ràng tốt hơn hơn là ăn may.
Khen thưởng đột xuất 25 học sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia Sáng 20.1, Sở GD&ĐT tổ chức khen thưởng cho các học sinh đạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2020-2021, nhằm kịp thời động viên, khích lệ các em. Sở GD&ĐT đã trao thưởng đột xuất cho 25 học sinh, mỗi học sinh 1 triệu đồng và sẽ đề nghị UBND tỉnh khen thưởng, động viên các em...