Trường cao đẳng nghề sản xuất máy rửa tay sát khuẩn tự động phòng Covid-19
Máy rửa tay sát khuẩn tự động này có cấu tạo nhỏ gọn, sử dụng cảm biến để phát hiện tay người và tự động phun dung dịch sát khuẩn giúp phòng chống dịch Covid-19 một cách tiện lợi, hiệu quả
Máy rửa tay sát khuẩn tự động – Nguyễn Văn Nhất
Do thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng có diễn biến phức tạp, các giảng viên Khoa Điện – điện lạnh của Trường CĐ nghề Nghề Phú Yên đã cùng nhau nghiên cứu, sáng chế thành công máy rửa tay sát khuẩn tự động.
Máy rửa tay tự động rất nhỏ gọn, dễ dùng – Nguyễn Văn Nhất
Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhất, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Phú Yên, chia sẻ: “Máy rửa tay sát khuẩn tự động này có cấu tạo nhỏ gọn, rất dễ sử dụng, chỉ cần đưa tay vào máy là cảm biến nhận dạng, tự động phun dung dịch rửa tay khô mà không cần người sử dụng phải thao tác ấn nút hay bấm vào vòi xịt như khi dùng các chai sát khuẩn thông thường. Mỗi máy này chứa được khoảng 1 lít dung dịch”.
Được biết, đến nay trường đã sản xuất được khoảng 100 cái, lắp đặt ở nhiều nơi trong trường cũng như tỉnh uỷ, công an tỉnh, một số khu hành chính công, một số nơi công cộng đông người qua lại như trước ngân hàng, cây xăng…
Theo thạc sĩ Nhất, việc dùng chai nước sát khuẩn không đảm bảo an toàn nếu như sử dụng tập thể. Lý do là vì vẫn phải chạm tay vào chai, rất có thể sẽ lây nhiễm chéo nếu có nguồn bệnh. Bên cạnh đó, còn có sự bất tiện vì phải thêm thao tác.
“Ban đầu, chúng tôi có ý định sản xuất để sử dụng trong trường và tặng một số đơn vị đã lắp đặt ở trên, nhằm góp phần phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, sau khi biết đến sản phẩm, có khá nhiều đơn vị liên hệ đặt hàng, nên chúng tôi tiếp tục sản xuất và người đặt hàng chỉ phải trả chi phí nguyên vật liệu, hiện tại là khoảng 1,2 triệu đồng/máy. Công sản xuất trường không tính chi phí”, ông Nguyễn Văn Nhất thông tin thêm.
Video đang HOT
Trong thời gian qua, rất nhiều sáng chế của sinh viên và giảng viên các trường ĐH-CĐ đã được sử dụng để phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên đã sáng chế thành công máy đo thân nhiệt có tốc độ siêu nhanh, người đo không cần chạm vào thiết bị. Người đo chỉ cần đưa tay vào mắt đo thân nhiệt khi ở khoảng cách 3 cm máy sẽ tự động phát tín hiệu và trả kết quả trên màn hình sau 1 – 2 giây.
Nhóm giảng viên và sinh viên khoa Cơ khí, Trường CĐ Công nghiệp Huế đã cải tiến thiết bị làm tăng năng suất sản xuất dung dịch sát khuẩn phòng chống virus corona chủng mới lên gấp 7 lần. Từ 60-70 lít/ngày, thiết bị này có thể giúp sản xuất 400-500 lít/ngày.
Trước đó, các trường ĐH Sư phạm, Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cũng đã nghiên cứu và chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động. Trường Đại học Quy Nhơn chế tạo 2 loại thiết bị cấp tốc gồm máy rửa tay sát khuẩn tự động và máy đo thân nhiệt tự động từ xa đặt miễn phí tại 10 điểm trong TP Quy Nhơn để phòng chống dịch Covid-19.
Mỹ Quyên
Giảng viên, sinh viên chế tạo máy rửa tay tự động
Kỹ sư Võ Trường Tiến, 31 tuổi, chế tạo máy rửa tay dùng cảm biến, xịt nước diệt khuẩn ở khoảng cách 20 cm, gửi cho các đơn vị chống Covid-19.
Những ngày qua, các cơ sở y tế, chợ, chốt phòng dịch của tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện những chiếc máy rửa tay mang tên: Dũng sĩ diệt khuẩn.
Máy được đặt trên một hình nhân bằng khung sắt và giấy form (giấy làm mô hình). Người dùng chỉ cần đặt tay phía dưới chiếc máy 15 - 20 cm là dung dịch nước rửa tay khử khuẩn tự động phun.
Kỹ sư Võ Trường Tiến bỏ dung dịch rửa tay vào máy. Ảnh: Phạm Linh.
Tác giả của máy là kỹ sư điện tử Võ Trường Tiến, giảng viên Đại học Phạm Văn Đồng. "Trong thời gian nghỉ dạy ở trường, tôi mong muốn góp sức cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh nên chế tạo ra máy rửa tay tự động", kỹ sư Tiến nói.
Anh Tiến nhìn nhận, việc rửa tay sát khuẩn tại các địa điểm công cộng đều dùng bình xịt. Khi đó, ai cũng phải chạm trực tiếp vào bình dung dịch, nên việc sát khuẩn không hiệu quả. Mặt khác, việc rửa tay bằng bình xịt vừa không đều, vừa gây thất thoát dung dịch.
"Máy rửa tay tự động sẽ khắc phục được bất tiện, dung dịch được cài đặt mỗi lần xịt vừa đủ, phun đều", nam kỹ sư nói. Chiếc máy đầu tiên được hoàn thành trong vòng một ngày, từ các linh kiện điện tử cũ.
Để khắc phục nhược điểm của phiên bản đầu tiên, anh mua thêm thiết bị mới để làm các sản phẩm tiếp theo. Máy hoạt động dựa vào cảm ứng hồng ngoại, phát hiện vật cản, nên khi để tay dưới máy sẽ kích hoạt phun nước.
Máy hoạt động bằng nguồn điện 220V gia đình hoặc bằng pin sạc, nên có tính "dã chiến" cao, với giá thành chỉ 1,5 triệu đồng.
Chiếc máy của anh Tiến được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ kinh phí, bổ sung thêm giá đỡ, để tặng cho các cơ sở y tế, chợ, chốt phòng dịch, cơ quan trong tỉnh...
Chiếc máy rửa tay tự động của anh Tiến được đặt ở chợ Quảng Ngãi. Ảnh: Phạm Linh.
Bác sĩ Huỳnh Giới, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi - một trong những cơ quan được tặng máy sát khuẩn tự động nhận xét, máy sát khuẩn tay tự động này rất thuận tiện, dễ sử dụng, nên sẽ khuyến khích mọi người dùng, hạn chế nguồn lây lan dịch bệnh trong bệnh viện. "Đây là ý tưởng tuyệt vời trong lúc này", bác sĩ Giới nói.
Đến nay, kỹ sư Tiến đã lắp ráp hơn 15 máy, và đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lắp ráp để cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ các đơn vị tuyến đầu chống dịch. "Có thể sau khi dịch bệnh qua đi, mình sẽ nghĩ đến chuyện bản quyền cho ý tưởng về sáng kiến của mình, nhưng giờ chưa phải lúc", anh Tiến nói.
Anh Lê Văn Vin, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng ngãi, cho biết, sáng kiến của kỹ sư Võ Trường Tiến rất kịp thời, hữu ích, Hội đang đặt hàng để anh lắp ráp thêm máy đặt tại chốt phòng Covid 19 ở các huyện.
Còn anh Tiến thì muốn nâng cấp, lập trình để máy thông minh hơn. "Khi người dùng sát khuẩn bàn tay xong thì đèn UV vẫn bật sáng để tiếp tục diệt khuẩn trong không khí, đồng thời phát ra giọng nói xin chào, cảm ơn, yêu cầu mọi người rửa tay", kỹ sư Tiến hình dung về cải tiến trong tương lai.
Tại Đại học Nha Trang, Võ Tài Lộc (sinh viên năm cuối khoa Điện - Điện tử) và Đinh Quyết Thành (sinh viên năm 3, cùng khoa) cũng chế tạo thành công máy rửa tay tự động bằng cảm hứng hồng ngoại.
Hồi tháng 3, khi trường đã cho sinh viên nghỉ thì Lộc vẫn ở lại để làm đồ án tốt nghiệp, thi thoảng lên trường tìm tài liệu. Thấy các sinh viên phải xếp hàng trước cổng chờ đo thân nhiệt và để bảo vệ cầm chai khử khuẩn cho rửa tay trước cổng, khá bất tiện, Lộc cùng Thành bắt tay vào chế tạo máy.
Máy được thiết kế với bộ xử lý trung tâm, cảm biến hồng ngoại và động cơ đầu ra. Khi đưa tay vào, cảm biến hồng ngoại sẽ nhận biết, hệ thống bơm áp lực đẩy dung dịch từ bình chứa gần một lít chảy xuống và tự động đóng lại. Người sử dụng không tiếp xúc với bề mặt máy, giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm.
Lộc nói, nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của tiến sĩ Bùi Thúc Minh, Phó khoa Điện - Điện tử nên sau một tuần đã cùng Thành tạo ra được máy khử khuẩn tự động.
Đặc biệt, chiếc máy có trọng lượng khoảng 1,5 kg; sử dụng pin (dạng pin sạc dự phòng), giúp nhỏ gọn và có thể mang đi các địa điểm khác nhau, tùy thuộc vào người sử dụng và chi phí tạo ra máy chỉ 500.000 đồng.
Cùng tham gia, Đinh Quyết Thành cho biết, lúc đầu cả hai đắn đo giữa dung dịch sát khuẩn khô hay nước. Cuối cùng, cả hai quyết định sử dụng dạng gel rửa tay kháng khuẩn vì giá thành thấp, thị trường cũng thông dụng.
Máy rửa tay do sinh viên Đại học Nha Trang chế tạo được ứng dụng ngay trong trường. Ảnh: Xuân Ngọc.
Tiến sĩ Bùi Thúc Minh nói, máy rửa tay khử khuẩn tự động của hai sinh viên chế tạo thành công được đưa vào ứng dụng tại trường để theo dõi hiệu quả. Tuần tới, Đại học Nha Trang nghiên cứu, sản xuất thêm 50 máy để chuyển đến các trường học trong tỉnh.
Phạm Linh - Xuân Ngọc
Thầy cô chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động, tặng cộng đồng chống dịch Thầy cô Khoa Điện - Điện lạnh, Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên đã vận dụng chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động để tặng cộng đồng chống dịch Covid-19. Thầy cô chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động, tặng cộng đồng chống dịch Trong những ngày vừa qua, 7 thầy cô ở Khoa Điện - Điện lạnh và...