Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam
Sáng 25/11, Đại hội lần thứ X Hội nhà văn Việt Nam đã bế mạc sau 03 ngày làm việc, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã dự và phát biểu tại Đại hội.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Báo Nhân dân
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng, trong năm năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận trong việc đẩy mạnh sáng tác, có thêm nhiều tác phẩm có giá trị, cơ bản bám sát thực tế của đất nước, đẩy mạnh quảng bá các tác phẩm và giao lưu hội nhập quốc tế.
Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị, trong nhiệm kỳ tới, nhiệm vụ của Hội là phải tiếp tục góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống sự suy thoái biến chất về chính trị, tư tưởng và đạo đức, trong tổng kết văn học Việt Nam nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, thúc đẩy hòa hợp dân tộc, thông qua văn học, thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh, tiếp tục bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống và tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội; đồng thời tiếp tục tạo dựng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới thông qua văn học.
Đồng chí cũng cho rằng, Hội phải tạo ra những bước đi có tính quyết định cho một dòng văn học thiếu nhi đa dạng, phong phú, hiện đại, đậm bản sắc văn hóa dân tộc để cùng xã hội tạo ra sản phẩm đặc biệt nhất, quan trọng nhất là con người Việt Nam. Đó là triển vọng, là tương lai của đất nước mà nhà văn cần hướng tới.
Tổng kết nhiệm kỳ qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết, trong giai đoạn 2015-2020, Hội đã có nhiều hoạt động đáng kể đưa nền văn học Việt Nam tiếp tục phát triển, đạt được những thành quả nổi bật trên cả bốn phương diện: đẩy mạnh sáng tác, xây dựng đội ngũ, quảng bá tác phẩm, hội nhập quốc tế; đem đến một diện mạo văn học đa dạng phong phú, khuyến khích nhiều cá tính sáng tạo, nhiều tìm tòi thể nghiệm cái mới…, từng bước đưa đời sống văn học đã trở nên năng động hơn, thích ứng với yêu cầu mới của đời sống.
Video đang HOT
Ban Chấp hành Hội đã thực hiện nhiều biện pháp động viên các nhà văn có những sáng tác bám sát đời sống, mạnh mẽ đi vào những vấn đề trung tâm của đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa, xây dựng con người; kế tục thành tựu, xu hướng phát triển 35 năm đổi mới dòng chủ lưu của văn học nước ta hiện nay là đề cao lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ, nhân văn và hội nhập tích cực.
Đánh giá về những hạn chế trong nhiệm kỳ qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, thẳng thắn thừa nhận, mặc dù có nhiều đổi mới về tư duy văn học, về đề tài, chủ đề và phương pháp sáng tác, nhưng cho đến nay văn học vẫn chưa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật thật tiêu biểu, có sức khái quát cao về hai cuộc chiến tranh vĩ đại, công cuộc Đổi mới còn ít tác phẩm đủ sức gây thành các hiện tượng văn học. Tình trạng trung bình, tản mạn còn khá phổ biến, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc tiếp thu các trào lưu nghệ thuật của nước ngoài được mở rộng nhưng chưa có sự chọn lọc, nghiền ngẫm sâu sắc. Trong lý luận phê bình văn học còn biểu hiện gò bó, máy móc khi vận dụng các quan điểm nghệ thuật của nước ngoài vào thực tiễn đời sống văn học trong nước.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X. Ảnh: Báo Nhân dân
Tại buổi bế mạc, Đại hội Hội nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố Ban Chấp hành mới và Ban Kiểm tra của Hội. Ban chấp hành mới có 11 thành viên, trong đó có 8 ủy viên, gồm các nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Hữu Việt, Bích Ngân, Trần Hùng, Vũ Hồng, Phan Hoàng, Khuất Quang Thụy và Lương Ngọc An.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội, nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhà văn Nguyễn Bình Phương là hai Phó Chủ tịch.
"Đoàn kết làm nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến vai trò đại đoàn kết dân tộc trong diễn văn kỷ niệm 90 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất VN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (Ảnh: VGP)
Sáng 18/11, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu, làm nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử.
"Chúng ta đều đã biết, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu, làm nên sức mạnh vô địch của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Ông cha ta đã từng tổng kết: "Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"; "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết"; "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"; "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, đến thời đại Hồ Chí Minh, xây dựng ý chí và tinh thần đoàn kết được xác định là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Suốt 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã ra sức hoạt động, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nhắc đến việc gần đây nhất khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với tinh thần chống dịch như chống giặc, chúng ta đã đạt được những nỗ lực to lớn và kết quả ban đầu trong kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh.
"Để kết nối sự chung tay, huy động sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phòng, chống đại dịch Covid-19, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19". Những tấm gương của đội ngũ y, bác sỹ, chiến sỹ quân đội, công an cùng với sự góp sức của mỗi người dân trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 chính là biểu hiện sinh động của truyền thống yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc với vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết.
Bên cạnh đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng thẳng thắn đề cập những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại để làm tốt hơn nữa vai trò của mình. Đó là còn những chủ trương của Đảng chưa được thực hiện triệt để, chưa kịp thời được thể chế hóa hoặc đã được thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc. Hoạt động của Mặt trận có lúc, có nơi còn biểu hiện hành chính hóa, có biểu hiện hình thức. Công tác giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế.
Người đứng đầu Đảng, Nhà nước cũng lưu ý rằng hiện nay tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, những cạnh tranh về kinh tế, địa chính trị trong khu vực và trên thế giới diễn ra ngày càng gay gắt. Bên cạnh thuận lợi là cơ bản, đất nước cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn.
Trong diễn văn, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Nhà nước cần tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động của Mặt trận, phối hợp nhịp nhàng với Mặt trận.
"Mặt trận phải tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước chứ không chỉ là động viên, kêu gọi, tổ chức các phong trào yêu nước" - ông nói, đồng thời nhấn mạnh rằng "cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ".
Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong 90 năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế và điều quan trọng nhất là cần tìm ra các giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Đó là: Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân. Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa kịp thời được thể chế hóa, hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc.
Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp có lúc, có nơi chưa sâu sát; còn có biểu hiện hành chính hóa, chưa thiết thực, hiệu quả. Sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới; công tác giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế.
Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý với cán bộ, đảng viên, lãnh đạo Mặt trận các cấp phải trọng dân, gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân và "không mị dân", bởi "chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi to lớn của lịch sử", mong muốn Mặt trận luôn là nơi tập hợp sức mạnh đại đoàn kết, nơi mọi người có thể xóa bỏ những hiềm khích trong lịch sử, chấp nhận những khác biệt về quan điểm miễn là không trái với lợi ích của dân tộc, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
"Chúng ta tin tưởng rằng, Mặt trận Tổ quốc các cấp với quyết tâm mới, khí thế mới, sẽ tiếp tục có những hoạt động năng động, sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, thiết thực, hiệu quả hơn nữa, góp phần tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng và chính quyền, tạo thành sức mạnh to lớn để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc; đất nước ta ngày càng phát triển, phồn vinh", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định.
Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, phóng viên Báo BR-VT có cuộc trao đổi với ông Bùi Chí Thành, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh xung quanh công tác Mặt trận và vai trò của Mặt trận trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Phóng...