Trước tuổi 35, hiểu rõ 4 vấn đề này sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý khủng hoảng công việc, hoàn thiện bản thân và ổn định cuộc sống
Đó chính là nhiệm vụ trong 10 năm đầu tiên tại nơi làm việc của bạn.
Bạn sẽ trải qua mười năm đầu tiên ở nơi làm việc như thế nào? Tôi không biết bạn đã suy nghĩ một cách có hệ thống về sự nghiệp của mình chưa? Đây là một số kinh nghiệm tôi đúc kết được, hy vọng có thể giúp bạn thoát khỏi giai đoạn rối ren của sự nghiệp và nắm bắt được mốc thời gian tuổi 25 đến 35 cực kỳ quan trọng.
1. Hiểu và thích nghi với xã hội
Ở giai đoạn vừa mới tốt nghiệp, một trong những nhiệm vụ là phải hiểu và thích nghi với xã hội.
Có lần tôi nghe giảng viên nói rằng nhu cầu thăng tiến chức vị của giới trẻ hiện nay khá đáng sợ. Họ học thẳng từ đại học, nghiên cứu sinh rồi thạc sĩ đến tiến sĩ mà không quan tâm đến gì khác. Vào thời điểm bạn tốt nghiệp Tiến sĩ, về cơ bản bạn đã khoảng 30 tuổi, bạn ở trong sách vở và đi trong khuôn viên trường 24 năm. Hãy thử nghĩ xem, bạn có bao nhiêu kiến thức về xã hội? Tầm nhìn của bạn chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghiên cứu mà bạn đang theo học, khi ra trường bạn không biết mình có phù hợp với ngành đó không.
(Ảnh minh hoạ)
Học thì phải học, nhưng đừng học một lèo, hãy đọc và dừng, dừng và đọc. Quá trình đọc và dừng, vừa dừng vừa đọc sẽ giúp bạn không bị chậm trễ cả hai mặt, một mặt nâng cao kiến thức, giải quyết trình độ học vấn, mặt khác tìm hiểu về xã hội và sự nghiệp trong tương lai. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh và bổ sung kiến thức nhờ việc học của bản thân dựa trên hiểu biết của bạn về xã hội và nghề nghiệp.
Tất nhiên, quan điểm của tôi là dành cho hầu hết các ngành học nhưng cũng có ngoại lệ. Nếu bạn đang học y khoa hoặc nghiên cứu khoa học, bạn cần đọc liên tục bằng thạc sĩ, tiến sĩ và bạn cần ở trong phòng thí nghiệm liên tục không có sự can thiệp từ bên ngoài, nếu không bạn sẽ khó có những bước đột phá và phát triển trong chuyên ngành này.
(Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Vì vậy, trong mười năm đầu ở nơi làm việc, dù bạn không được thăng tiến, phát đạt, thậm chí là chẳng đạt được gì, chỉ cần bạn hiểu nguyên lý xã hội nguyên thủy là khám phá và hoà nhập thay vì giúp bạn thân an toạ trong một môi trường an toàn. Tôi nghĩ đây cũng là một nhiệm vụ cứng nhắc mà các bạn trẻ nên hoàn thành trong mười năm sự nghiệp đầu tiên.
Biết mình, chỉnh mình, ai cũng hiểu chân lý của những lời này, nhưng thật sự phải mất cả đời mới có thể làm được. Tôi sửa chữa bản thân rất nhiều bởi vì tôi thường có thể tìm ra lỗi của mình, và một số trong chúng quá cứng đầu nên vẫn chưa được sửa trong suốt mười năm đi làm.
Năm 2017, tôi gặp một người bạn là doanh nhân giỏi, quê ở Vân Nam, người đã đạt được nhiều thành tích và rất tham vọng, anh ấy hút thuốc rất nhiều. Có lần tôi đã nói, tại sao bạn hút thuốc nhiều như vậy? Bỏ nó đi. Anh ấy nói rằng sẽ bỏ được nếu muốn bỏ và có thể hút nếu anh ấy muốn, và cứ sống cuộc sống của mình như thế này. Anh ấy nói, muốn bỏ thì sao không bỏ được? Nếu một người đàn ông thậm chí không thể bỏ hút thuốc, anh ta có thể làm gì khác? Câu nói này đã để lại trong tôi ấn tượng rất sâu sắc. Nếu bạn không thể bỏ thuốc lá, bạn không thể bỏ chơi game, bạn không thể bỏ thức khuya, không thể bỏ thói lười biếng, thậm chí bạn không thể làm những việc đơn giản như vậy, vậy theo đuổi thành công có ích lợi gì?
(Ảnh minh hoạ)
Nhưng trên thực tế, những điều nhỏ nhặt này thực sự không dễ làm. Biết mình, tự điều chỉnh, sửa chữa bản thân là những việc rất khó, còn khó hơn cả hiểu biết về xã hội. Nếu bạn không chân thành trong việc điều chỉnh và quản lý bản thân mà buông bỏ, thì bạn sẽ ngừng nói về những mưu cầu và thành công trong cuộc sống. Thích chơi game thì chơi, muốn uống rượu thì uống, cứ lười biếng thì cứ nằm một chỗ để cho cuộc sống trôi qua, chơi cả đời cho đến chết.
Vì vậy, tôi mong rằng trước khi bàn về thành công, trước tiên bạn hãy nghĩ đến cách quản lý bản thân. Li Ka-shing nói rằng nhiều người thất bại trong cuộc sống về cơ bản là do thất bại trong việc quản lý bản thân. Phát triển thói quen quản lý bản thân là một nhiệm vụ quan trọng trong mười năm đầu tiên tại nơi làm việc.
3. Học các khóa học bổ trợ, chứng chỉ bổ sung
Đầu tiên, bạn phải học thêm và bổ sung kiến thức. Tôi không biết bạn có cảm thấy như vậy không và thấy rằng những kiến thức bạn đã học ở trường đại học về cơ bản là chưa đủ trong công việc. Một mặt, có thể bạn không tham gia vào công việc liên quan đến chuyên ngành của mình và mặt khác, kiến thức giảng dạy đại học quá xa rời thực tiễn nên trong mười năm đầu đi làm phải học thêm, phải học bù một loạt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để có thể sử dụng tại nơi làm việc.
Thứ hai, bổ sung chứng chỉ. Bạn cần những loại chứng chỉ nào cho nghề nghiệp mà bạn muốn làm? Để trở thành một luật sư, bạn cần phải thực hiện bài kiểm tra tư pháp, để trở thành một kế toán thì cần thi CPA, muốn làm việc trong ngành thuế thì phải thi kiểm tra năng lực thuế, muốn làm ngân hàng đầu tư thì cần đạt bài thi đầu vào của các ngân hàng.
(Ảnh minh hoạ)
4. Thiết lập một cuộc sống ổn định
Cuối cùng, có một vấn đề rất thực tế, đó là sau khi đi làm khoảng chục năm, trước 35 tuổi, bạn nên cố gắng hết sức để giải quyết những vấn đề cơ bản của cuộc sống, có chỗ đứng trong công việc, thu nhập ổn định, nhà cửa, một chiếc xe… Trong mười năm đầu đi làm, về kinh tế, tốt nhất bạn nên cân đối thu chi, không nên mắc nợ quá nhiều, nếu không, áp lực nợ nần sẽ khiến trí lực và tinh thần trở nên méo mó.
Tóm lại, hiểu biết xã hội, tu bổ bản thân, bổ túc lớp học, chứng chỉ, cuộc sống ổn định, bốn phương diện này phải được giải quyết trong mười năm đầu ở nơi làm việc, trước khoảng 35 tuổi.
4 dấu hiệu khẳng định vợ chồng đang dần chán nhau, hôn nhân cạn lửa yêu
Những dấu hiệu khẳng định vợ chồng đang dần chán nhau sẽ giúp bạn nhìn lại cuộc hôn nhân của mình và có giải pháp cải thiện mối quan hệ tốt nhất.
Luôn nhìn thấy những điểm xấu của nhau
Dấu hiệu đầu tiên khẳng định vợ chồng đang dần chán nhau đó chính là lúc nào cũng nhìn thấy điểm xấu của nhau. Hồi mới yêu thì phụ nữ nhìn đầu cũng thấy điểm tốt của chồng, nhưng giờ đâybạn chỉ thấy chồng mình là 1 gã ích kỷ, vô tâm và thiếu trách nhiệm với vợ con.
Về phía chồng, anh ấy cũng chẳng hề dành cho bạn những đánh giá tích cực. Cứ về đến nhà là anh ấy cáu bẳn vì nhà cửa bề bộn, bạn ăn mặc luộm thuộm hay bữa cơm hôm nay không được ngon miệng.
Cả tháng trời không thân mật
Phòng ngủ lúc nào cũng là nơi thân mật của các cặp vợ chồng. Thế nên nếu căn phòng ngủ của hai vợ chồng lúc nào lạnh nhạt thì chắc chắn là khó giữ được lửa hạnh phúc.
(ảnh minh họa)
Nhớ lại lúc mới cưới, bạn và chồng đã từng quấn quýt, âu yếm nhường nào. Giờ đây cả hai thờ ơ, lãnh cảm, chẳng hề có hứng chạm vào nhau chứ nói gì đến chuyện ấy.
Không muốn nói chuyện với nhau nữa
Khi bạn bà chồng chỉ nói chuyện với nhau về con cái hoặc công việc chứ không hỏi thăm về nhau nữa thì bạn nên xem lại mối quan hệ này.
(ảnh minh họa)
Vốn dĩ vợ chồng ở cạnh nhau để quan tâm và chia sẻ, vậy mà giờ đây cả hai không còn hứng thú với những câu chuyện cá nhân xem ra đây là 1 hồi chuông báo động lớn.
Xuất hiện tư tưởng: "Hay bỏ quách đi cho rảnh nợ
Một khi bạn đã nghĩ đến việc giải thoát cho bản thân mình khỏi cuộc hôn nhân này thì chứng tỏ bạn đã chán chồng đến tận cổ mất rồi. Những khó khăn, mâu thuẫn khi ở bên chồng bạn không muốn giải quyết nữa mà muốn buông xuôi, nếu không phải vì con thì bạn chắc chắn đã muốn thoát ra khỏi nó từ lâu rồi.
8 dấu hiệu báo trước hôn nhân không lâu bền Đôi khi ngay từ sớm bạn đã có thể dự đoán một cuộc hôn nhân thất bại. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy hôn nhân không lâu bền. 1. Đối phương không quan tâm cảm xúc của bạn (Ảnh: wikiHow) Vợ/chồng bạn không ưu tiên cảm xúc của bạn. Cảm xúc và suy nghĩ của bạn thường bị xem nhẹ và...