Trước thềm sáp nhập Keb Hana: BIDV mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro, chấp nhận lợi nhuận 9 tháng sút giảm
Tổng lợi nhuận từ hoạt động của BIDV 9 tháng tăng 8,8% song việc trích lập khủng lên tới 16.501 tỷ đồng khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sau khi trích lập dự phòng giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 7.028 tỷ đồng. Theo dự kiến, thương vụ BIDV bán cổ phần cho Keb Hana sẽ hoàn tất trong quý IV này.
Dự phòng rủi ro ăn mòn lợi nhuận BIDV 9 tháng đầu năm
Thu nhập lãi thuần tăng chậm, kinh doanh chứng khoán thua lỗ
Ngân hàng TMCP BIDV (mã chứng khoán BID) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất quý III/2019 với kết quả không mấy khả quan. Cụ thể, tính đến 30/9/2019, tín dụng của ngân hàng tăng 8,6%, đạt 1,05 triệu tỷ đồng, huy động vốn tăng 9,6%, đạt 1,08 triệu tỷ đồng.
Trong quý III, tăng trưởng tốt nhất là mảng dịch vụ với 1.050 tỷ đồng lãi thuần, tăng trưởng 28%. Thu nhập thuần của ngân hàng đạt 8.751 tỷ đồng, tăng gần 7,4% so với cùng kỳ. Mua bán chứng khoán kinh doanh trong quý III cải thiện mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, mang về 175 tỷ đồng tiền lãi (cùng kỳ lỗ 3,2 tỷ đồng). Tuy nhiên, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 2,3 tỷ đồng trong quý III (cùng kỳ năm ngoái lãi gần 242 tỷ đồng). Lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại hối và từ các hoạt động khác giảm nhẹ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập thuần của BIDV đạt 26.398 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2019. Lãi thuần từ dịch vụ đạt 3.018 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.077 tỷ đồng, tăng hơn 35% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 262 tỷ đồng, giảm 61,5% so với năm ngoái. Mảng chứng khoán đầu tư cũng lỗ 266 tỷ đồng 9 tháng trong khi cùng kỳ lãi 220 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác 9 tháng tăng 25,3% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng, lợi nhuận trước thuế, trước trích lập dự phòng của BIDV trong quý III đạt hơn 8.075 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 23.529 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, sau trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sụt giảm mạnh, chỉ còn 7.028 tỷ đồng trong 9 tháng.
Dự phòng rủi ro ăn mòn lợi nhuận, nợ mất vốn tăng mạnh
Video đang HOT
Trong quý III/2019, BIDV trích lập 5.755 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng 32.6% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, trích lập dự phòng 16.501 tỷ đồng, tăng gần 14,9% so với cùng kỳ.
Việc mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro đã ăn mòn lợi nhuận của nhà băng này. Sau khi trừ trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế của BIDV quý III chỉ còn 2.319 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của BDIV là 7.028 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ.
Như vậy, trong số các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2019, BIDV đã đứng sau Vietcombank, MB, VPBank về lợi nhuận. Hiện VietinBank và Techcombank chưa công bố lợi nhuận quý III/2019.
Điểm tích cực của BIDV là chi phí hoạt động đang có chiều hướng giảm (giảm 4,6% trong 9 tháng), chỉ còn 10.729 tỷ đồng. Ngoài ra, việc thu hồi nợ cũng đang tiến triển tốt. Trong 9 tháng đầu năm, tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro là 3.677 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/9/2019, tổng nợ xấu của BIDV là hơn 22.436 tỷ đồng, tương đương 2,09% tổng dư nợ. Đáng chú ý là nợ xấu nhóm 5 tăng tới 70%, lên 12.193 tỷ đồng.
BIDV cũng là ngân hàng có số lãi dự thu lớn thứ nhì hệ thống hiện nay (sau Sacombank) với con số 13.240 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến 30/9/2019, BIDV có tổng tài sản 1,42 triệu tỷ đồng, lớn nhất hệ thống. Hiện tại, BIDV đã nộp hồ sơ chờ NHNN cho phép chấp thuận áp dụng Basel II. Ngân hàng cũng đang tích cực thúc đẩy thương vụ bán cổ phần trị giá trên 20.000 tỷ đồng cho đối tác Hàn Quốc KEB Hana, dự kiến sẽ hoàn tất và nhận tiền trong quý IV/2019.
Thùy Liên
Theo baodautu.vn
Ngân hàng đua "tốt nghiệp" Basel II
Đến đầu năm 2020, các nhà băng mới phải đáp ứng chuẩn Basel II, song nhiều ngân hàng đang chạy đua với thời gian để sớm hoàn tất việc áp chuẩn này.
Đến nay, mới mới có 4 ngân hàng (Vietcombank, VIB, VPBank, ACB) được NHNN công bố đáp ứng chuẩn Basel II và 2 nhà băng khác không nằm trong diện thí điểm cũng đạt được chuẩn này (OCB và TPBank).
Chạy đua áp chuẩn Basel II
Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đồng ý cho ACB áp dụng chuẩn Basel II. Theo đánh giá của HĐQT, việc áp dụng chuẩn Basel II không ảnh hưởng gì đến hoạt động của ngân hàng, bởi hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng này là 9%, cao hơn yêu cầu (8%).
ACB đã tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 trong ngày 23/4 để thông qua các chỉ tiêu kinh doanh, với mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 7.300 tỷ đồng, trong đó có khoảng 600 tỷ đồng thu nhập bất thường từ việc xử lý nợ xấu. ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 15%, tín dụng tăng 13%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 7.279 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 5.823 tỷ đồng, chia cổ tức 30%, trong đó 20% bằng cổ phiếu, 10% bằng tiền mặt.
Trả lời câu hỏi của cổ đông tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 vừa diễn ra về thời gian hoàn tất Basel II, ông Nguyễn Hữu Đặng, Tổng giám đốc HDBank cho hay, chậm nhất là cuối quý II/2019 sẽ được NHNN chấp thuận việc thực hiện chuẩn Basel II, trước thời hạn quy định của NHNN là đầu năm 2020.
Trong khi đó, VPBank vừa chính thức được áp dụng Tiêu chuẩn Basel II. Theo quyết định của NHNN, VPBank sẽ bắt đầu tuân thủ các quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ ngày 1/5/2019.
Tuân thủ theo Basel II là ngân hàng đã được thừa nhận đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. VPBank là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn triển khai thí điểm Basel II từ năm 2014.
Vẫn tăng vốn
Một trong những thách thức mà nhiều ngân hàng gặp phải khi triển khai Basel II là việc đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu. Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, nếu áp dụng Basel II thì CAR xuống dưới 8%, nên bắt buộc phải tăng vốn trong năm nay.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra ngày 23/4, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, năm 2019, ngân hàng này đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 2 - 5%, dư nợ tín dụng tăng từ 6 - 7%, nguồn huy động thị trường 1 tăng 10 - 12%, nợ xấu giữ dưới mức 2%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 9.500 tỷ đồng.
VietinBank trình cổ đông thông qua 2 phương án là chia toàn bộ cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,03% (tương đương 2.990 tỷ đồng) và để lại toàn bộ lợi nhuận (gần 2.997 tỷ đồng) để tăng vốn điều lệ. Chủ tịch VietinBank bày tỏ, nhu cầu tăng vốn của VietinBank là hết sức cấp bách khi các phương án tăng vốn khác đã được khai thác tới hạn.
Cũng theo Chủ tịch VietinBank, đến cuối năm 2018, hệ số CAR của ngân hàng riêng lẻ là 9,6%, còn hợp nhất là 10%, đáp ứng quy định của NHNN. VietinBank đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tỷ lệ này, trong đó có việc chủ động kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro, phù hợp với thực tế của thị trường.
Basel II đang trở thành yếu tố ảnh hưởng mật thiết tới định hướng và hoạt động của các ngân hàng.
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của chuẩn Basel II là đảm bảo hệ số CAR ít nhất là 8%. Để làm được có 2 cách.
Cách thứ nhất là giảm tổng tài sản rủi ro. Cách này không phải là phương thức chủ đạo có thể giải quyết vấn đề của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng ở mức 2 con số.
Cách thứ 2 được nhiều đơn vị sử dụng là tăng vốn tự có thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược, cho cổ đông hiện hữu hoặc chia cổ tức, thưởng bằng cổ phiếu. Thời gian áp chuẩn đã cận kề, nên việc làm thế nào để tăng vốn đang là câu chuyện "nóng" trong mùa họp Đại hội đồng cổ đông năm nay.
Năm 2019 là hạn chót để 10 ngân hàng thí điểm (gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và MSB) áp dụng Basel II theo lộ trình của NHNN.
Đến nay, mới mới có 4 ngân hàng (Vietcombank, VIB, VPBank, ACB) được NHNN công bố đáp ứng chuẩn Basel II và 2 nhà băng khác không nằm trong diện thí điểm cũng đạt được chuẩn này (OCB và TPBank).
Theo Thùy Vinh
baodautu.vn
Ngân hàng Nhà nước "nóng ruột", muốn sử dụng ngân sách để tăng vốn cho "big 4" ngân hàng Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng số vốn cần đầu tư, bổ sung cho các NHTM Nhà nước là khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II. Vì vậy, NHNN đề xuất sửa các quy định theo hướng cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho...