Trước sức ép bên ngoài, Huawei quay về đầu tư vào các công ty nội địa để tăng cường chuỗi cung ứng
Tuy nhiên, đây giống như một phương án dài hơi để dần cải thiện vị thế trong tương lai, thay vì các phương án mang lại hiệu quả tức thời.
Sau các lệnh cấm của Mỹ, gã khổng lồ Trung Quốc Huawei đã bắt đầu nhiệt tình hơn trong việc mua cổ phần của nhiều công ty công nghệ và bán dẫn nhằm tăng cường sức mạnh cho chuỗi cung ứng đang bị ảnh hưởng. Và báo cáo mới từ Reuters cho thấy động thái này tập trung nhiều hơn vào các công ty nội địa, thay vì chọn các công ty nước ngoài.
Được thiết lập vào tháng 4/2019, Habo Investments của Huawei được cho là đã hoàn thành gần 17 thương vụ kể từ tháng 8/2019. Các hồ sơ công khai cho thấy những thương vụ này là để mua cổ phần từ các công ty công nghệ Trung Quốc. Hầu hết các giao dịch là với các công ty khởi nghiệp và một số công ty khác bao gồm Vertilite, Shoulder Electronics, 3Peak…
Gần đây, nó cũng đã đầu tư vào Open Source China, công ty đứng sau Gitee – giải pháp thay thế Github của Trung Quốc. Mặc dù không rõ về mức định giá chính xác, nhưng báo cáo cho biết Habo Investment thường thu được 5-10% cổ phần, theo hồ sơ.
Video đang HOT
Một số ít trong số các thương vụ trên đã trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của Huawei. Ví dụ như Vertilite, được thành lập vào năm 2015, chuyển sản xuất cảm biến VCSEL để nhận dạng khuôn mặt trong máy ảnh. Một nhà đầu tư của Vertilite cho biết các cảm biến của họ được sử dụng trong một số thiết bị cầm tay của Huawei.
Shoulder Electronics sản xuất bộ lọc RF cho hệ thống truyền thông không dây nhưng vẫn thiếu khả năng tương thích của điện thoại 5G. 3Peak, công ty nhận được khoản đầu tư từ Habo trong năm nay, sản xuất bộ chuyển đổi analog sang kỹ thuật số (ADC), được sử dụng trong các trạm gốc của mạng không dây.
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư của Habo cũng bao gồm các công ty không hoạt động trong lĩnh vực viễn thông. Nếu các báo cáo là sự thật, việc đầu tư vào chip, nguyên liệu thô và các công ty công nghệ pin cho thấy giấc mơ xe tự lái của Huawei không quá xa rời thực tế.
Tất cả các khoản đầu tư này được cho là phản ứng trước các hạn chế của chính quyền Mỹ đối với công ty. Một cựu nhân viên của Huawei chia sẻ rằng công ty thường tự nghiên cứu và phát triển, việc đầu tư hay mua lại chỉ là phương án cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán rằng Huawei còn lâu mới khôi phục được hoạt động trong mảng kinh doanh mạng và điện thoại thông minh của mình. Họ nói rằng những khoản đầu tư này sẽ mất thời gian để thu về lợi ích nhưng Huawei hiện cũng không còn gì để làm.
Ivan Platonov, từ công ty nghiên cứu EqualOcean cho biết, hầu hết các công ty được đầu tư đều nhỏ và không có tính cạnh tranh toàn cầu mặc dù họ làm tốt công việc của mình. Ví dụ, doanh thu hàng năm của 3Peak vào năm 2019 được báo cáo chỉ là 43,99 triệu USD. Và trên thị trường ADC thì các công ty Mỹ đã thống trị hoàn toàn. Điều đó cho thấy, các khoản đầu tư của Huawei nằm trên lộ trình từng bước của chính phủ Trung Quốc nhằm cải thiện lĩnh vực bán dẫn. Tuy nhiên, hãy cùng chờ đợi xem liệu Huawei có thể thu hoạch tốt với những khoản đầu tư này trong tương lai hay không.
Huawei tăng doanh thu dù gặp nhiều sức ép
Huawei vừa công bố doanh thu nửa đầu năm 2020 với kết quả tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, biên lợi nhuận ròng của công ty là 9,2%.
Huawei vẫn đang đạt kết quả kinh doanh khả quan dù gặp nhiều sức ép
Doanh thu nửa đầu năm 2020 của Huawei đạt 454 tỉ nhân dân tệ (64,9 tỉ USD), tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái (401,3 tỉ nhân dân tệ).
Doanh thu của Huawei đến từ 3 mảng là viễn thông, kinh doanh giải pháp doanh nghiệp và ngành hàng tiêu dùng. Trong đó, viễn thông và ngành hàng tiêu dùng là hai mảng kinh doanh chính, mang lại doanh thu tương ứng là 159,6 tỉ nhân dân tệ và 255,8 tỉ nhân dân tệ. Trong khi đó, mảng kinh doanh giải pháp doanh nghiệp đạt 36,3 tỉ nhân dân tệ.
Huawei tiếp tục hợp tác với các nhà mạng và đối tác trong ngành để duy trì vận hành hệ thống mạng ổn định, đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số, nỗ lực hỗ trợ ngăn chặn dịch bệnh và mở cửa nền kinh tế địa phương trở lại.
"Huawei đã cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình với các khách hàng và các nhà cung cấp, để cùng tồn tại, cùng phát triển và cùng đóng góp cho nền kinh tế kỹ thuật số và phát triển công nghệ toàn cầu, bất kể công ty phải đối mặt với những thách thức nào trong tương lai", Huawei chia sẻ trong thông cáo báo chí.
Mới đây, chính phủ Mỹ công bố những quy định mới nhằm tiếp tục hạn chế khả năng tự sản xuất chip bán dẫn của Huawei, một yếu tố quan trọng với nỗ lực bán thiết bị mạng 5G.
Huawei không công bố số lượng smartphone bán ra trong nửa đầu năm 2020. Theo hãng nghiên cứu IDC thì Huawei là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai trong quý 1/2020 với 17,8% thị phần, đứng sau Samsung nhưng xếp trên Apple ở vị trí thứ ba.
Huawei đầu tư vào công ty khởi nghiệp bán dẫn Vecesite Công ty con của Huawei, Hubble hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển chip VCSEL (tạm dịch: "Laser phát ra bề mặt khoang dọc") gần đây đã đầu tư vào một công ty khởi nghiệp bán dẫn có tên Vecesite. Huawei muốn thúc đẩy việc sản xuất chip bán dẫn tại Trung Quốc Theo Gizmochina, hoạt động này diễn ra trong...