Trước rủi ro suy thoái, nắm tài sản nào sẽ an toàn?
Suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu rất có thể sẽ xảy ra. Trước viễn cảnh không mấy tốt đẹp đó, có thể làm gì để bảo toàn tài sản của mình?
Trong môi trường bất ổn và rủi ro cao, việc nắm giữ tiền mặt sẽ cho nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn mua được những tài sản với giá tốt nhất khi các thị trường lao dốc và sụt giảm về dưới giá trị thực.
Suy thoái khó tránh khỏi?
Việc các ngân hàng trung ương (NHTƯ) những nước phát triển nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian gần đây, bao gồm có cả những NHTƯ hàng đầu như Ngân hàng châu Âu (EC) hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy nỗi lo ngại về suy thoái, thậm chí khủng hoảng kinh tế toàn cầu không phải là thiếu cơ sở.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể tiếp tục với các cuộc chiến công nghệ, tiền tệ… làm cho giới đầu tư nhìn nhận kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến khủng hoảng.
Trong cuộc họp tháng 9, FED đã giảm lãi suất cơ bản USD xuống 0,25% – đánh dấu lần giảm liên tiếp chỉ trong vòng hai tháng. Nếu nhìn vào kế hoạch sẽ có ba lần tăng lãi suất mà FED đưa ra hồi đầu năm nay, thì mới thấy mọi thứ đã chuyển biến nhanh đến thế nào khi cơ quan tiền tệ quyền lực nhất thế giới này phải chấp nhận thay đổi định hướng chính sách để giảm rủi ro cho kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng.
Dù vậy, theo chuyên gia kinh tế David Rosenberg – cũng là chiến lược gia của Gluskin Sheff, ngay cả khi FED hạ lãi suất về 0% như trước đây thì một cuộc suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trong 12 tháng tới là khó tránh khỏi. Tương tự, Lisa Shalett – Giám đốc Đầu tư của Morgan Stanley Wealth Management cho biết, Mỹ có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2020 và cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể đã ở trong quá trình suy thoái.
Video đang HOT
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát hồi tháng 8 dự báo 35% khả năng suy thoái sẽ diễn ra vào 12 tháng tới, tăng 4% so với một tháng trước đó. Hơn nữa, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng hạ triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ trước.
Một trong những điều các chuyên gia kinh tế lo ngại chính là sự bất ổn do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gây ra. Các nhà đàm phán cấp cao của Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ gặp nhau tại Washington vào tuần tới nhằm tìm tiếng nói chung cho cuộc chiến thương mại đang diễn ra, nhưng trong bối cảnh cả hai bên đều có những khác biệt lớn, cũng như việc Tổng thống Trump chỉ trích Trung Quốc gần đây tại Liên Hiệp Quốc và đe dọa ngăn chặn dòng vốn đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc, e rằng mọi thứ sẽ chỉ càng khó khăn hơn.
Giữ tài sản nào?
Trước những viễn cảnh không mấy tốt đẹp ấy, những thị trường có tính rủi ro cao như chứng khoán ắt hẳn có thể trở thành nạn nhân lớn nhất, khi mà các nhà đầu tư sẽ thoát khỏi thị trường trong bối cảnh các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thương chiến cũng như rủi ro khủng hoảng và suy thoái của nền kinh tế thế giới. Thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
Theo một khảo sát của Bloomberg mới đây, 42% các quỹ quản lý tài sản gia đình tham gia khảo sát cho biết họ đang tăng cường tích trữ tiền mặt. Các quỹ quản lý tài sản gia đình đã phát triển mạnh hơn trong thị trường tài chính toàn cầu, với ước tính những công ty này đang quản lý khoảng 5.900 tỷ USD tài sản.
Timothy O’ Hara – Chủ tịch Quỹ Rockefeller Global Family Office, cho biết: “Những nhà đầu tư nắm giữ khối tài sản ròng cực lớn đang thận trọng và lo ngại hơn đối với thị trường chứng khoán. Ngày càng có nhiều người để ý đến những khoản đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư thay thế hoặc tiền mặt”.
Thực tế cho thấy trong môi trường bất ổn và rủi ro cao, việc nắm giữ tiền mặt sẽ cho nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn mua được những tài sản với giá tốt nhất khi các thị trường lao dốc và sụt giảm về dưới giá trị thực. Do đó, việc rút ra khỏi các kênh đầu tư rủi ro sớm sẽ tránh được chi phí cơ hội khi các thị trường ngày càng trở nên khó khăn trong việc tăng trưởng và diễn biến khó lường.
Ngoài ưu tiên tiền mặt, nhiều người cũng lựa chọn thị trường trái phiếu như là kênh đầu tư thay thế trước những dự báo khủng hoảng, do trái phiếu sẽ mang lại lãi suất cố định và thường tăng giá khi nền kinh tế bước vào suy thoái. Rick Stone – người đứng đầu Stone Family Office cho biết, ông nghi ngại thị trường trái phiếu có thể mang về lợi nhuận thực sự trong thập kỷ tới, rằng thị trường chứng khoán sẽ sụt giảm đáng kể, sau đó đi ngang.
Diễn biến đường cong lợi suất đảo ngược ngày càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn trong thời gian gần đây đang minh chứng cho điều này, khi các nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu kỳ hạn dài do lo ngại khủng hoảng và suy thoái, đẩy lợi suất trái phiếu dài hạn rớt về mức thấp hơn cả lợi suất ngắn hạn.
Không thể không nhắc đến thị trường vàng – kênh đầu tư an toàn và trú ẩn rủi ro tốt nhất mỗi khi kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn khó khăn. Giá vàng thời gian qua đã thoát khỏi xu hướng giảm giá và thiết lập kênh tăng giá trở lại. Dù những tuần qua chịu không ít áp lực điều chỉnh do một bộ phận chốt lời, nhưng triển vọng tích cực trong dài hạn của vàng là không thể chối cãi.
Lê Phan
Theo doanhnhansaigon.vn
Hong Kong đang trượt sâu vào một cuộc suy thoái không thể thấy viễn cảnh phục hồi
Hong Kong (Trung Quốc) hiện đang phải đối mặt với cuộc suy thoái đầu tiên kể từ sau cuộc suy thoái tài chính toàn cầu. Giới chuyên gia không thể thấy nổi viễn cảnh phục hồi trong lúc thành phố này vẫn phải hứng chịu làn sóng biểu tình bạo lực lớn nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Các chỉ số nền kinh tế của Hong Kong thi nhau tụt dốc do tình trạng bất ổn (Ảnh: Bloomberg)
Từ các khách sạn hạng sang, trung tâm mua sắm lớn cho tới các nhà hàng hay cửa hiệu tạp hóa ở những khu trung tâm du lịch như Causeway Bay, Tsim Sha Tsui...đều phải đóng cửa từ rất sớm hoặc có rất lượng khách ít ỏi mỗi ngày. Và dù cho có mở cửa, nhiều cửa hiệu mua sắm và cả sân bay của thành phố này cũng tĩnh lặng lạ thường... bởi lẽ du khách vắng hoe.
Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố, hay MTR, gần như đóng cửa toàn bộ trong suốt những ngày nghỉ cuối tuần tính từ hôm 4/10 đến nay do tình trạng biểu tình.
Nền kinh tế Hong Kong đã suy giảm trong quý hai năm nay, và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục giảm trong quý ba trong khi các chỉ số đang giảm dần.Câu hỏi đặt ra là liệu tình trạng này còn tiếp diễn đến bao giờ? Từng có thời là nước sản xuất hàng đầu thế giới vào thời điểm trước khi Trung Quốc trỗi dậy, nền kinh tế định hướng tài chính và tiêu dùng của Hong Kong vốn đã dễ bị ảnh hưởng mỗi khi lòng tin sụp đổ do tình trạng bất ổn.
"Tôi không kỳ vọng sẽ thấy được bất kỳ biện pháp mạnh mẽ nào có thể đảo ngược tình thế hiện nay" - Dong Chen, chuyên gia kinh tế châu Á kỳ cựu thuộc công ty Pictet Wealth Management cho hay - "Viễn cảnh tươi sáng nhất là sau khi bất ổn chính trị kết thúc, họ có thể hoạch định kế hoạch dài hạn và đưa ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề về cấu trúc nền kinh tế".
Ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ-Trung kết hợp với lượng du khách giảm mạnh chi tiêu cũng làm dấy lên quan ngại rằng nền kinh tế Hong Kong theo xu hướng giảm cả năm 2019. Xu hướng giảm này rất nhanh, bởi lượng hàng xuất khẩu giảm dần cùng tình trạng biểu tình đã làm mất sạch động lực kinh tế ngay từ đầu năm 2019. Đầu năm nay, Phụ trách Tài chính Hong Kong Paul Chan đã đưa dự báo tăng trưởng thường niên ở mức 2 - 3%, nhưng đến tháng 8 vừa qua đã hạ xuống chỉ còn 0 - 1%.
Rất nhiều nhà kinh tế học dự báo rằng mức tăng trưởng của Hong Kong trong cả năm 2019 sẽ ở dưới 1%. Mới đây nhất, hãng JPMorgan Chase còn đưa ra mức dự báo 0,3% - mức thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Đà giảm này còn ảnh hưởng tới cả thị trường chứng khoán của Hong Kong. Chỉ số MSCI đã giảm tới 18% tính từ tháng 4.
Giá trị doanh số bán hàng của thành phố này giảm ở mức kỷ lục là 23% trong tháng 8 vừa qua, khi mà nhu cầu mua hàng hóa xa xỉ như trang sức hay đồng hồ giảm mạnh. Lượng du khách đến giảm gần 40% trong tháng 8 xuống còn 3,6 triệu lượt - con số thấp nhất kể từ năm 2003, thời điểm mà dịch SARS bùng phát.
Trước đây, Hong Kong cũng từng phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về mặt kinh tế. Vào đầu những năm 2000, đại dịch SARS đã khiến cả thành phố bị phong tỏa do lo ngại dịch bệnh lan rộng. Sau khi đại dịch được kiềm chế hoàn toàn, niềm tin của du khách và doanh nghiệp đã trở lại.
Thế nhưng, tình hình hiện nay lại khác hằn khi rất ít nhà quan sát kỳ vọng sẽ có một giải pháp nhanh chóng, khi mà cả hai bên - chính quyền và người biểu tình - đều không chịu nhượng bộ lẫn nhau.
Theo Bloomberg
Vinachem bị phong tỏa hàng nghìn tỉ đồng tài sản Các khoản nợ tiềm tàng và các tài sản liên quan do tranh chấp với các đối tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) bị Tòa án nhân dân Hà Nội và TP.HCM phong tỏa. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bị toà áp dụng biện pháp khẩn cấp, phong toả hàng loạt tài sản - Ảnh: Internet Cụ thể, báo...