Trước niêm yết trên HOSE, Vinaconex (VCG) bị khởi kiện yêu cầu thanh toán 1,26 triệu USD cho nhà thầu phụ
Trước niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex – Mã chứng khoán: VCG) bị yêu cầu thanh toán 1,26 triệu USD cho đối tác.
Theo đó, hiện tại Toàn án nhân dân TP. Hà Nội đang thụ lý trang chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn Thiết kế giữa Vinaconex và Samoocm Architect (Samoo).
Trong đó, Vinaconex là Tổng thầu thiết kế và thi công Dự án Khu đô thị mới Bắc An khánh đã ký hợp đồng Dịch vụ tư vấn Thiết kế với Samoo để thực hiện công việc thiết kế quy hoạch. Tuy nhiên, do việc điều chỉnh Quy hoạch từ Chủ đầu tư An khánh JVC nên việc nghiệm thu và thanh toán cho các nhà thầu phụ trong đó có Samoo bị dừng lại nên các bên chưa thống nhất được phương án giải quyết.
Samoo nộp đơn khởi kiện Vinaconex tại Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội để yêu cầu Vinaconex thanh toán 1.262.166 USD. Hiện tại, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đang thụ lý giải quyết.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 16/12/2020 HOSE chấp thuận niêm yết 441,7 triệu cổ phiếu VCG trên sàn HOSE. HoSE cho biết ngày 29/12 chính thức giao dịch hơn 441,7 triệu cổ phiếu VCG của Vinaconex. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.800 đồng/cp, biên độ dao động cộng trừ 20. Căn cứ theo mức giá này, vốn hóa Vinaconex khi chào sàn đạt khoảng 18.463 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, Vinaconex ghi nhận doanh thu là 3.803 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.451 tỷ đồng, lần lượt giảm 39% và tăng 157% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành 77% lợi nhuận năm.
Được biết, trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập là 9.530 tỷ đồng, giảm 4% so với thực hiện năm 2019 và lợi nhuận sau thuế là 820 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh chính âm 225 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 400,7 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động đầu tư lại dương 1.562,1 tỷ đồng, chủ yếu là tiền bán vốn tại liên doanh.
Tính tới 30/09/2020, VCG sở hữu 19.357 tỷ đồng tài sản, tăng nhẹ 0,2% so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn trị giá 6.798,2 tỷ đồng, chiếm 35,1% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 3.158 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng tài sản; tài sản cố định là 2.472,5 tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng tài sản; hàng tồn kho là 1.984,1 tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn là 1.967.6 tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng tài sản.
Cổ phiếu VCG đã tạm ngừng giao dịch trên sàn HNX ngày 21/12 với giá 44.100 đồng/cổ phiếu, đang chờ ngày niêm yết và giao dịch tiếp tục trở lại trên sàn HOSE.
Đầu tư BKG Việt Nam được chấp thuận niêm yết trên HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa chấp thuận niêm yết 32 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư BKG Việt Nam. Doanh nghiệp nộp hồ sơ niêm yết ngày 29/4/2020.
Đầu tư BKG Việt Nam tiền thân là Công ty cổ phần Thiết bị DTA, được thành lập năm 2015 với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp. Năm 2016 doanh nghiệp quyết định mở rộng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nội thất.
Được biết, từ vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, vào tháng 6/2017 doanh nghiệp tăng vốn lên 40 tỷ đồng bằng hình thức tăng vốn là chào bán cho cổ đông hiện hữu và đến tháng 9/2018 tăng vốn lên 320 tỷ đồng bằng hình thức phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đây cũng là số vốn điều lệ hiện tại của Đầu tư BKG Việt Nam.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 doanh nghiệp ghi nhận vốn chủ sở hữu tăng thêm 296 tỷ đồng lên 337,6 tỷ đồng, đây chủ yếu là số tiền các cổ đông góp thêm vốn vào doanh nghiệp. Đối ứng với khoản mục tăng thêm từ vốn chủ sở hữu, bên phần tài sản xuất hiện hai khoản mục là khoản phải thu ngắn hạn tăng thêm 134,1 tỷ đồng lên 187,5 tỷ đồng; khoản mục tồn kho tăng thêm 113,8 tỷ đồng lên 127,9 tỷ đồng. Như vậy, tổng hai khoản mục khoản phải thu và tồn kho tăng thêm 247,9 tỷ đồng, cũng gần bằng con số tăng thêm của vốn chủ sở hữu.
Trong đó, khoản phải thu xuất hiện các tổ chức với giá trị lớn như tại Công ty TNHH MTV Minh Trúc Xuân trị giá 27,8 tỷ đồng; tại CTCP Nông sản thực phẩm Hồng Hà là 29,6 tỷ đồng; trả trước cho bên liên quan Công ty TNHH MTV Xuất nhập gỗ Hà Nội là 25,7 tỷ đồng; trả trước cho công ty TNHH MTV ván ép Tây Hà Nội là 25,8 tỷ đồng..., các khoản này đầu năm đều bằng 0. Có thể thấy đi kèm với việc tăng vốn là xuất hiện các khoản phải thu của các tổ chức mới.
Như vậy, chỉ sau hơn 5 năm thành lập, vốn điều lệ doanh nghiệp đã đạt 320 tỷ đồng, gấp 32 lần so với thời điểm thành lập và chủ yếu là phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá vốn là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tính tới 30/6/2019, cơ cấu cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp chủ yếu là cổ đông cá nhân.
Trong đó, cổ đông Bùi Thị Hạnh Tâm, sở hữu 17% vốn điều lệ; cổ đông Trần Công Thành (Chủ tịch HĐQT) sở hữu 11% vốn điều lệ; ba cổ đông Lê Quốc Việt, Nguyễn Xuân Hoàn (Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc) và Nguyễn Minh Hải (Phó Tổng giám đốc) đều sở hữu 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Như vậy, cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp chủ yếu là cá nhân, tổng 5 cổ đông lớn sở hữu 43% vốn điều lệ và 57% vốn điều lệ thuộc về cổ đông nhỏ, sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Trước thời điểm lên sàn, doanh nghiệp báo cáo doanh thu 9 tháng đầu năm 2020 đạt 270,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 10,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 26,3% và 13,7% so với 9 tháng đầu năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 5,2% lên 7,9% và biên lợi nhuận ròng cải thiện từ 3,4% lên 3,9%.
Tính tới 30/9/2020, doanh nghiệp chỉ vay nợ 37,8 tỷ đồng, chiếm có 8,9% tổng nguồn vốn. Như vậy, trước thời điểm lên sàn, tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp tương đối thấp.
Sudico (SJS), cổ đông mỏi mắt chờ cổ tức Thời hạn trả cổ tức năm 2016, 2017 của Sudico thêm một lần bị lùi lại và chưa xuất hiện những yếu tố đảm bảo kế hoạch trả cổ tức mới được thực hiện đúng cam kết. Luẩn quẩn trong vòng tròn thiếu vốn - tồn kho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà...