Trước nguy cơ dự án 996 bị chặn truy cập ở Trung Quốc, hàng chục nhân viên Microsoft yêu cầu công ty ủng hộ dự án này
Khi các trình duyệt của Tencent và Alibaba đang chặn truy cập tới dự án 996.ICU, có các lo ngại cho rằng Microsoft sẽ loại bỏ dự án này khỏi GitHub trước sức ép của các công ty Trung Quốc.
Tai tiếng về chế độ làm việc hà khắc 996 của các công ty công nghệ Trung Quốc đã vươn ra ngoài thế giới khi trong tháng Ba, một dự án có tên 996.ICU được khởi tạo trên trang web chia sẻ mã nguồn GitHub, mới được Microsoft thâu tóm gần đây. Và để cho thấy sự ủng hộ của mình, một nhóm nhân viên Microsoft đã lên tiếng yêu cầu công ty ủng hộ hoạt động phản đối trực tuyến này.
Vào thứ Hai vừa qua, khoảng 20 nhân viên Microsoft đã ký một lá thư mở – một dự án trên GitHub như đường link dưới đây: github.com/msworkers/support.996.icu – để hỗ trợ cho dự án 996.ICU ở Trung Quốc. Con số 996 viết tắt cho chế độ làm việc từ 9h sáng đến 9h tối và kéo dài 6 ngày một tuần. Theo luật pháp Trung Quốc, chế độ làm việc này là bất hợp pháp nhưng các ông chủ Trung Quốc luôn muốn áp dụng giờ làm này với nhân viên của mình.
Dự án 996.ICU không chỉ là bằng chứng về chế độ làm việc khắc nghiệt này, mà còn là một giấy phép phần mềm mới được thiết kế để bảo vệ quyền của người lao động. Các công ty vi phạm luật lao động sẽ không thể sử dụng bất kỳ dự án phần mềm nào tạo ra theo các điều khoản của giấy phép này.
Cho đến thời điểm của bài viết, bức thư mở trên đã nhận được sự ủng hộ từ hơn 300 nhân viên công nghệ, bao gồm cả những người đến từ các công ty công nghệ, các trường đại học khác. Họ kêu gọi Microsoft và GitHub không loại bỏ dự án 996.ICU ra khỏi GitHub.
Theo nội dung bức thư của nhân viên Microsoft, lý do cho yêu cầu này là vì các trình duyệt của Trung Quốc do những công ty như Tencent, Alibaba và các công ty khác tạo ra đã hạn chế hoặc chặn truy cập tới dự án 996.ICU.
Nỗi lo bị kiểm duyệt
Chế độ làm việc 996 là một chủ đề gây tranh cãi ở Trung Quốc. Theo Reuters, vào tuần trước Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, đã gọi chế độ 996 là “phước lành” cho các lao động trẻ. JD.com, một trang thương mại điện tử nổi tiếng ở Trung Quốc cũng cho biết “ Văn hóa của chúng ta là dâng hiến bản thân với tất cả trái tim (để đạt được các mục tiêu kinh doanh).”
Video đang HOT
Jack Ma (trái), nhà sáng lập của Alibaba và Liu Qiangdong (phải), nhà sáng lập JD.com, hai người ủng hộ công khai cho chế độ làm việc 996 ở Trung Quốc.
Một nhân viên giấu tên của Microsoft cho biết, họ đề xuất lá thư mở này là vì lo ngại rằng dưới sức ép từ phía Tencent và Alibaba, Microsoft có thể kiểm duyệt và chặn dự án này, khi động thái tương tự đang được các hãng công nghệ lớn ở Trung Quốc thực hiện triệt để.
Thông qua lá thư của mình, các nhân viên Microsoft và GitHub muốn đảm bảo rằng dự án này sẽ không bị kiểm duyệt và có thể truy cập từ tất cả mọi nơi, đặc biệt là tại Trung Quốc. GitHub là một trong những mạng toàn cầu hiếm hoi có thể truy cập được tại Trung Quốc.
Dự án này đã nhận được sự ủng hộ từ những nhà phát triển ở ngoài Trung Quốc. Trong vòng chưa đến một tháng, dự án này đã nhận được hơn 2.500 dòng đóng góp từ 533 nhà phát triển. Dự án này cũng đã được gắn sao hơn 230.000 lần -cách để người dùng GitHub cho thấy sự ủng hộ và quan tâm của họ đến một dự án.
Một bằng chứng về giờ làm 996 trên 996.ICU (Được dịch bằng Google Translate)
Kêu gọi các nhà phát triển toàn cầu đoàn kết
Pooya Parsa, một nhà phát triển mã nguồn mở ở Iran, đã giúp dịch dự án này sang tiếng Ba Tư. Anh cho biết, chế độ làm việc 996 này không phổ biến ở Iran, nhưng anh đã từng gặp phải tình trạng làm quá giờ.
“ Tôi từng làm việc với giờ làm tương tự như vậy trong 1 đến 2 năm và gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, sau đó tôi dừng lại để chú ý đến các vấn đề hàng ngày của cuộc sống như gia đình, sức khỏe cá nhân và thậm chí cải thiện kỹ năng lập trình.” Parsa nói với Business Insider. “ Bắt buộc hay thậm chí cho phép các nhà phát triển làm việc với giờ làm như vậy có thể mang lại thành công trong ngắn hạn nhưng cuối cùng nó sẽ làm mất hết sự sáng tạo, cải tiến và động lực làm việc từ họ.”
Với bức thư này, các nhân viên hy vọng đưa ra tuyên bố lớn hơn về tiêu chuẩn lao động trên toàn thế giới.
Bức thư cho biết: “ Một lý do khác mà chúng ta phải đoàn kết với những người lao động Trung Quốc là lịch sử từng nói với chúng ta rằng, các công ty đa quốc gia sẽ buộc người lao động phải chống lại nhau trong cuộc đua cạnh tranh khi họ thuê ngoài công việc và tận dụng tiêu chuẩn lao động thấp để theo đuổi lợi nhuận. Chúng ta phải cùng nhau vượt qua rào cản các quốc gia để đảm bảo các điều kiện lao động công bằng cho mọi người trên toàn cầu.”
Tham khảo Business Insider
Huawei không thuộc sở hữu 100% của nhân viên, có liên quan đến nhà nước?
Một cuộc điều tra mới đây cho thấy tuyên bố của Huawei về việc công ty thuộc 100% sở hữu của nhân viên có thể không đúng sự thật, và cũng không loại trừ có sự tham gia của nhà nước Trung Quốc.
Theo Technode, một bài báo nghiên cứu gần đây đã trình bày nghiên cứu về cấu trúc sở hữu của Huawei. Bài báo được công bố hôm thứ Hai, bác bỏ tuyên bố của Huawei rằng công ty được sở hữu hoàn toàn bởi các nhân viên. Bài báo này nói rằng danh tính của các chủ sở hữu thực sự là không xác định, và có thể bao gồm cả chính phủ Trung Quốc.
Được ủy quyền bởi Donald Clarke của Đại học George Washington và Christopher Balding của Đại học Fulbright Việt Nam, bài báo cho biết Huawei thuộc sở hữu hoàn toàn của một công ty cổ phần, trong đó 99% được nắm giữ bởi một "pháp nhân" được gọi là Ủy ban công đoàn thương mại. Các tác giả của bài viết cho biết nếu Huawei được điều hành như một tổ chức điển hình như vậy ở Trung Quốc thì có thể hiểu gã khổng lồ thiết bị viễn thông được sở hữu và kiểm soát bởi chính phủ.
Theo báo cáo được công bố trên nền tảng nghiên cứu Social Science Research Network (SSRN) thì những người trong Ủy ban công đoàn thương mại không được lựa chọn bởi người lao động. Những người này có lòng trung thành với các tổ chức công đoàn cấp trên, đến tận Liên đoàn Công đoàn Toàn Trung Quốc, do Đảng Cộng sản kiểm soát, những người đứng đầu bộ chính trị, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất ở Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vì bản chất công khai của các công đoàn ở Trung Quốc, nếu cổ phần sở hữu của ủy ban công đoàn là chính thức và nếu công đoàn và ủy ban của nó hoạt động như các công đoàn thường hoạt động ở Trung Quốc, thì Huawei có thể được coi là sở hữu nhà nước.
Tuyên bố về việc công ty thuộc quyền sở hữu của nhân viên từ Huawei là không chính xác vì nhân viên của công ty không có quyền kiểm soát đối với các quyết định của tổ chức công đoàn. Các nhân viên thực sự nắm giữ cổ phiếu ảo, cho phép họ tham gia chương trình chia sẻ lợi nhuận. Các cổ phiếu này sẽ bị hủy bỏ khi một nhân viên rời công ty và nó cũng không cho phép nhân viên có quyền biểu quyết đối với các vấn đề của công ty.
Trong một tuyên bố với TechNode, Huawei cho biết báo cáo này dựa trên các nguồn suy đoán không đáng tin cậy. Họ nói rằng các nhà nghiên cứu đã không đi sâu tìm hiểu tường tận mọi vấn đề.
Huawei nói rằng công đoàn của họ đã hoàn thành trách nhiệm của cổ đông và thực hiện các quyền của cổ đông thông qua một ủy ban đại diện, cũng là cơ quan ra quyết định cao nhất của Huawei. Các thành viên của ủy ban đại diện đã được bầu bằng cách bỏ phiếu thông qua các cổ đông là nhân viên của công ty.
Huawei nói rằng họ không phải báo cáo cho bất kỳ cơ quan chính phủ hoặc đảng chính trị nào và công ty cũng không bị bắt buộc để làm như vậy.
Huawei khẳng định trong báo cáo thường niên năm 2018 rằng đây là một công ty tư nhân có quyền sở hữu hoàn toàn bởi các nhân viên của công ty. Đây là lập luận chính để chống lại tuyên bố của chính phủ Mỹ về khả năng Huawei bị ảnh hưởng bởi chính phủ Trung Quốc. Cơ cấu sở hữu của nó được thành lập như một chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên, giới hạn cho các nhân viên, và liên quan đến 96.768 cổ đông của nhân viên. Công ty xác định rằng, không có cơ quan chính phủ hoặc tổ chức bên ngoài nào nắm giữ cổ phần của Huawei (theo báo cáo thường niên của Huawei năm 2017).
Quyền sở hữu đã trở thành một chủ đề nhạy cảm đối với gã khổng lồ viễn thông sau khi chính phủ Mỹ cấm thiết bị của họ vì lo lắng chúng có thể được sử dụng để làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Mỹ đã bắt tay vào một chiến dịch để thuyết phục các đồng minh của mình loại trừ thiết bị Huawei khỏi lộ trình phát triển mạng 5G của họ.
Theo VN Review
Apple, Google và Netflix giờ đây không còn yêu cầu nhân viên phải có bằng Đại học Bằng Đại học không còn là con đường duy nhất giúp bạn đặt chân vào các công ty hàng đầu như Apple. Nhiều sinh viên vẫn luôn cho rằng có một tấm bằng Đại học cùng cục nợ hàng nghìn USD đi kèm là cách duy nhất để đặt chân vào các công ty như Apple, Google hay Netflix. Nhưng điều đó không...