Trước khi quan hệ nên uống gì để kéo dài cuộc yêu?
Bên cạnh kinh nghiệm giường chiếu, bạn cũng cần tìm hiểu trước khi quan hệ nên uống gì để cuộc yêu thăng hoa hơn. Nếu muốn kéo dài những phút giây nóng bỏng, bạn có thể thử một số loại nước uống từ những nguyên liệu tự nhiên như nha đam, chuối, dưa hấu…
Có nhiều lý do khiến bạn không thể kéo dài thời gian quan hệ như ý muốn như phong độ nhất thời không ổn định, căng thẳng, xuất tinh sớm hay rối loạn cương dương.
Thật ra, bạn có thể giải quyết những vấn đề trên để kéo dài cuộc yêu bằng một số loại nước uống đấy. Hãy cùng Hello Bacsi trả lời câu hỏi trước khi quan hệ nên uống gì nhé!
Nguyên nhân khiến cuộc yêu kết thúc sớm
Có rất nhiều lý do tâm lý hoặc thể chất khiến các đấng mày râu xuất tinh sớm hơn mong muốn. Sau đây là 3 nguyên nhân phổ biến:
1. Tâm lý lo lắng
Tâm lý lo lắng về việc mình sẽ thể hiện ra sao trên giường có thể khiến tình hình tệ thêm. Thực tế, ai cũng sẽ có những lúc lo lắng về khả năng giường chiếu của mình và điều này là hết sức bình thường. Tuy nhiên, nam giới khi lo lắng có thể gặp phải tình trạng xuất tinh sớm hay rối loạn cương dương.
2. Xuất tinh sớm
Xuất tinh sớm là một vấn đề rất phổ biến và ảnh hưởng đến hầu hết nam giới một vài lần trong đời. Có hai dạng xuất tinh sớm như sau:
Xuất tinh sớm nguyên phát: Vấn đề này thường do tâm lý khi người đàn ông mới bắt đầu sinh hoạt tình dục.
Xuất tinh sớm thứ phát: Chứng này thường xuất hiện khá muộn và có thể do cả yếu tố tâm lý và thể chất. Một số nguyên nhân có thể gây bệnh là căng thẳng, lo lắng, trầm cảm.
Nam giới xuất tinh trong vòng 2 phút được xem là xuất tinh sớm. Tuy nhiên, nếu cả bạn và nửa kia đều hài lòng với khoảng thời gian này thì bạn không cần lo lắng.
3. Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là khi bạn không thể đạt hoặc không duy trì được sự cương cứng cần thiết để quan hệ tình dục. Giống chứng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương cũng là một tình trạng phổ biến và mà hầu hết đàn ông đều sẽ trải qua một lần.
Đôi khi, rối loạn cương dương là do tâm lý nhưng thường thì đây là triệu chứng của một bệnh nào đó như huyết áp cao. Vì vậy, bạn hãy đi khám để kiểm tra sức khỏe nếu bị chứng này nhé.
Thức uống giúp kéo dài thời gian quan hệ
Ngoài những bài tập giúp tăng sự dẻo dai khi quan hệ tình dục, bạn cũng có thể tìm hiểu xem trước khi quan hệ nên uống gì để kéo dài cuộc yêu. Bạn có thể tham khảo những loại nước sau.
1. Nước nha đam
Theo một số nghiên cứu, nước ép nha đam có khả năng làm tăng việc sản xuất hormone nam testosterone. Bạn có thể uống nước ép nha đam để tăng độ sung sức và ham muốn tình dục. Hơn nữa, loại nước này cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn.
2. Nước ép lựu
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy nước ép lựu có khả năng cải thiện chứng rối loạn cương dương vì loại nước này chứa nhiều chất chống oxy hóa cao giúp cải thiện sự lưu thông máu. Ngoài ra, bước ép lựu cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
3. Sữa tươi
Sữa giúp bạn cải thiện ham muốn tình dục một cách lành mạnh. Loại thức uống này rất giàu chất dinh dưỡng và có thể cung cấp năng lượng cho bạn ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc trước khi uống sữa nếu mắc hội chứng không dung nạp đường lactose.
4. Sữa chuối lắc
Chuối giàu enzyme bromelain nên có thể giúp bạn sung sức hơn cũng như tăng ham muốn tình dục cho bạn. Nếu uống sữa chuối lắc mỗi ngày, bạn sẽ có thêm nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, có thêm nhiều năng lượng cũng như kéo dài thời gian quan hệ.
5. Nước dưa hấu
Dưa hấu giàu axit amin tên L-citrulline nên có khả năng tăng cường sự cương cứng khi quan hệ. Điều này là vì L-citrulline trong dưa hấu được chuyển đổi thành L-arginine trong cơ thể và hợp chất này kích thích việc sản xuất oxit nitric, giúp cải thiện lưu lượng máu đến dương vật.
Chỉ cần lên thực đơn trước khi quan hệ nên uống gì kết hợp với việc rèn luyện thể chất đều đặn là bạn có thể dần cải thiện độ dẻo dai trên giường của mình. Hãy thử những món uống vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe để cải thiện cuộc yêu của bạn nhé!
Theo Hellobacsi
Thiếu hụt estrogen: Nguyên nhân, hệ quả và cách giải quyết
Phụ nữ mãn kinh là đối tượng dễ bị thiếu hụt estrogen nhất. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Tác dụng của estrogen không chỉ liên quan đến sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe khác, ví dụ như:
Cải thiện độ mịn màng của da
Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định
Đảm bảo sức khỏe của xương
Điều tiết sản xuất cholesterol ở gan
Mặc dù hàm lượng nội tiết tố nữ này thường không cố định nhưng nếu nồng độ giảm quá mức dẫn đến thiếu hụt estrogen, bạn có thể đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vậy vì sao nồng độ estrogen giảm mạnh? Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể ra sao? Bạn có thể làm gì để khắc phục? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả.
Vì sao bạn bị thiếu hụt estrogen?
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị thiếu hụt estrogen bởi nhiều nguyên do, chủ yếu liên quan đến tình trạng buồng trứng chịu thương tổn, chẳng hạn như suy buồng trứng.
Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến. Tình trạng suy giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh là điều rất bình thường. Tuy nhiên, hàm lượng hormone nữ này đã có xu hướng giảm dần từ vài năm trước đó (giai đoạntiền mãn kinh).
Mặt khác, thiếu hụt estrogen còn có thể phát sinh bởi một số lý do khác gồm:
Điều kiện sức khỏe bẩm sinh, ví dụ như hội chứng TurnerRối loạn tuyến giápLạm dụng việc tập thể dục thể thaoSuy dinh dưỡngĐã hoặc đang tiếp nhận phương pháp hóa trịTuyến yên hoạt động kémCó tiền sử gia đình về các vấn đề nội tiết tốThiếu hụt estrogen ảnh hưởng gì đến bạn?
Một số vấn đề sức khỏe có thể phát sinh khi nồng độ estrogen thấp.
Estrogen là hormone thiết yếu nên phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu hụt estrogen, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một số triệu chứng như:
Chu kỳ kinh nguyệt không đều: estrogen là một trong những nội tiết tố chính kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, kinh nguyệt có thể bị gián đoạn nếu hàm lượng estrogen quá thấp.
Vô sinh: thiếu hụt estrogen còn gây cản trở quá trình rụng trứng, khiến việc mang thai trở nên khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài, vô sinh hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Xương yếu: estrogen góp phần duy trì độ chắc khỏe của xương. Vì vậy, phụ nữ sau mãn kinh bị thiếu hụt estrogen có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hay thậm chí gãy xương.
Cảm thấy đau rát khi quan hệ: một tác dụng khác của estrogen là giúp bôi trơn âm đạo. Do đó, tình trạng khô âm đạo có thể xảy ra nếu hàm lượng hormone này thấp, dẫn đến cơn đau khó chịu khi quan hệ tình dục.
Trầm cảm: một số chuyên gia cho rằng tình trạng thiếu hụt estrogen có thể gây cản trở quá trình sản xuất serotonin, từ đó góp phần thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực hay tệ hơn là trầm cảm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: nồng độ estrogen thấp còn ảnh hưởng đến độ dày của lớp mô bảo vệ trong niệu đạo, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công, dẫn đến nhiễm trùng.Thiếu hụt estrogen thay đổi cân nặng ra sao?
Theo các nhà nghiên cứu, estrogen là một trong nhiều nhóm nội tiết tố đóng vai trò kiểm soát cân nặng và lượng chất béo dự trữ. Do đó, tình trạng suy giảm hàm lượng hormone estrogen có thể góp phần gây nên:
Tăng cânThay đổi nơi lưu trữ chất béo (từ hông, đùi sang bụng)
Tuy vậy, tăng cân do thiếu hụt estrogen không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Bạn có thể khắc phục bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Đồng thời, tập thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ thừa cân ở phụ nữ.
Làm thế nào để biết nồng độ estrogen đang giảm?
Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình chẩn đoán thiếu hụt estrogen với việc:
Khám sức khỏe tổng quátKiểm tra tiền sử bệnhXem xét các triệu chứng, bao gồm cả những dấu hiệu liên quan đến rối loạn tuyến giáp
Bên cạnh đó, để xác định nguyên nhân gây suy giảm hormone, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ estrogen.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm bổ sung khác nhằm loại trừ những vấn đề sức khỏe có biểu hiện tương tự với dấu hiệu thiếu hụt estrogen.
Những lựa chọn điều trị thiếu hụt estrogen
Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để có phương hướng điều trị phù hợp.
Thực tế, hàm lượng estrogen thấp không phải là vấn đề cần được điều trị cấp bách. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng gây khó chịu cho bạn, bác sĩ có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện bạn có để đưa ra phương hướng trị liệu phù hợp, bao gồm:
Điều trị thiếu hụt estrogen bằng liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là phương pháp chữa trị phổ biến nhất cho vấn đề suy giảm nồng độ estrogen. Liệu trình này có nhiều loại, nhưng bác sĩ thường đề xuất loại kết hợp estrogen và progesterone vì đạt hiệu quả cao trong việc cân bằng nồng độ estrogen.
Đối tượng chủ yếu của phương pháp thay thế hormone dạng kết hợp như trên là phụ nữ sắp bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc đang trải qua các dấu hiệu sau mãn kinh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng liệu pháp điều trị này có thể gây tác dụng phụ, chẳng hạn như đầy hơi, đau đầu và chảy máu âm đạo.
Ngoài ra, liệu pháp thay thế hormone có thể được sử dụng bằng nhiều cách, ví dụ như:
Uống
Bôi trực tiếp lên da
Đặt tại âm đạoTiêm
Thêm vào đó, tùy vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định liều dùng khác nhau, thường là liều thấp nhất có tác dụng.
Một vấn đề khác bạn cần quan tâm là không phải ai cũng có thể áp dụng biện pháp điều trị này. Những người không phù hợp bao gồm:
Có tiền sử đột qu
ỵĐau timTăng huyết áp
Điều trị bằng liệu pháp estrogen
Thông thường, liệu pháp estrogen chủ yếu dành cho tình trạng thiếu hụt estrogen bởi một số nguyên nhân như cắt bỏ buồng trứng. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ cũng đề nghị người bệnh áp dụng phương pháp này để đối phó với những triệu chứng mãn kinh khó chịu.
Một số biện pháp khắc phục tại nhà
Tập thể dục cũng là một cách cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được những phương pháp tăng nồng độ estrogen tự nhiên có đem lại hiệu quả như mong đợi không. Tuy nhiên, một vài thay đổi nhỏ trong lối sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện triệu chứng, ví dụ như:
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Nếu trọng lượng cơ thể quá thấp, nồng độ estrogen có thể giảm xuống để "kéo" chỉ số cân nặng lên. Do đó, duy trì trọng lượng khỏe mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Tập thể dục vừa phải
Đôi khi, luyện tập quá sức cũng là nguyên nhân ức chế quá trình sản sinh estrogen. Vì vậy, nếu muốn tăng hàm lượng hormone này, bạn nên cân nhắc lại cường độ rèn luyện.
Dùng nhiều đậu nành
Mặc dù khả năng cải thiện nồng độ estrogen của đậu nành vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng isoflavone, một dạng phytoestrogen, trong thực phẩm này có thể xoa dịu các triệu chứng mãn kinh do thiếu hụt estrogen.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều đậu nành có nguy cơ gây tác dụng phụ ở một số đối tượng. Vì vậy, trước khi quyết định áp dụng biện pháp này, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng thiếu hụt estrogen liên quan đến nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu suy giảm nồng độ estrogen nào như đã được đề cập bên trên, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
Theo Hellobacsi
Sảy thai tái phát: Nguyên nhân và cách khắc phục Sảy thai tái phát có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng cũng có một số ít trường hợp các chuyên gia vẫn chưa lý giải được tại sao phụ nữ lại gặp phải tình trạng này. Sảy thai luôn là nỗi sợ hãi đối với các cặp đôi đang chuẩn bị làm cha mẹ, đặc biệt là những người đã trải qua...