Trước khi mất, mẹ vẫn minh mẫn lo liệu ổn thỏa cuộc đời tôi, khiến con rể cũng phải tâm phục khẩu phục
Nghe chồng phân tích xong mà tôi ngỡ ngàng, lòng tràn đầy biết ơn mẹ.
Tôi là một nhân viên văn phòng bình thường. Tôi kết hôn với anh Cường đã được 3 năm. Cuộc sống của chúng tôi cứ thế trôi qua một cách đều đặn, đi làm rồi về nhà, thỉnh thoảng cuối tuần đi xem phim hoặc về nhà bố mẹ chồng ăn cơm.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bất hạnh. Hơn chục năm trước, bố tôi qua đời vì bệnh, mẹ một mình nuôi tôi khôn lớn. Bà đã phải chịu đựng rất nhiều khổ cực nhưng chưa bao giờ oán trách một lời. Sau đó, mẹ gặp được chú Lưu, một người đàn ông điềm đạm, tốt bụng và rất yêu thương mẹ. Sau một thời gian tìm hiểu, hai người quyết định đi bước nữa. Thành thật mà nói, tôi rất mừng cho mẹ, bởi vì những năm qua bà đã quá vất vả rồi.
Chú Lưu có một người con trai tên là Hào, hơn tôi vài tuổi và đã ra ngoài xã hội lập nghiệp. Anh ấy là một người tốt, rất hiếu thảo với mẹ tôi, mỗi lần về nhà đều mua quà cáp. Hai gia đình chúng tôi không sống chung, quan hệ khá hòa thuận, những dịp lễ Tết đều qua lại thăm hỏi.
Món quà bí mật
Mùa hè năm ngoái, mẹ gọi tôi đến nói chuyện. Lúc đó tôi cũng thấy lạ, tự hỏi không biết mẹ muốn nói gì với mình. Mẹ nắm lấy tay tôi, nghiêm mặt nói: “Mai à, mẹ và chú Lưu đã bàn bạc kỹ lưỡng, quyết định để lại toàn bộ tài sản cho con”.
Nghe đến đây, tim tôi như thắt lại, sững người. Tôi vội vàng nói: “Mẹ, không được đâu! Tài sản của mẹ và chú Lưu sao có thể cho con hết được? Vả lại, anh Hào thì sao?”.
Mẹ thở dài nói với tôi rằng sức khỏe của mẹ ngày càng yếu. Chú Lưu cũng có tuổi rồi. Hai người đã bàn bạc kỹ mới quyết định. Anh Hào đã trưởng thành, tự lo được cho bản thân, còn tôi thì sau khi mẹ mất đi, chẳng còn chỗ dựa nữa nên mẹ muốn để lại hết tài sản cho tôi, có nhà, có tiền thì vẫn hơn.
Nghe mẹ nói mà tôi ứa nước mắt, đồng ý với quyết định của mẹ để bà yên lòng. Mẹ tiếp tục yêu cầu tôi giữ bí mật với anh Cường – chồng tôi. Bà không muốn chuyện này ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của chúng tôi. Lúc đó, trong lòng tôi nghĩ thầm: “Làm sao giấu được chuyện lớn như thế này?”. Nhưng vì không muốn mẹ lo lắng, tôi gật đầu.
Tôi đã thử thăm dò chồng vài lần, anh ấy dường như không quan tâm lắm đến chuyện này, chỉ cười nói: “Mẹ cho thì cứ cầm lấy, đó là tấm lòng của bà mà”.
Thời gian thấm thoát trôi qua, đã một năm rưỡi trôi qua. Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của mẹ tôi ngày càng giảm sút, thường xuyên phải nhập viện. Tôi và chồng thay phiên nhau chăm sóc mẹ, mỗi lần nhắc đến chuyện tài sản, mẹ đều lảng tránh.
Ảnh minh họa
Bài học cuối của mẹ
Cho đến một ngày, chú Lưu tìm đến tôi. Trông chú có vẻ mệt mỏi, ánh mắt chất chứa một nỗi bất lực: “Sức khỏe của mẹ con ngày càng yếu, dạo gần đây bà ấy cứ trăn trối chuyện hậu sự. Chú nghĩ, hay là con cứ nói cho chồng con biết chuyện chú và mẹ để con thừa kế hết tài sản đi. Mẹ con không muốn chuyện này làm ảnh hưởng tới hôn nhân của con. Lỡ sau này chồng con biết chuyện, lại cho rằng mẹ và chú lén lút cho con vì đề phòng con rể, thế thì căng thẳng lắm. Nếu chồng con không đồng ý thì chú và mẹ vẫn có thể chia đôi, có cả phần chồng con nữa”.
Video đang HOT
Tôi hiểu sự lo lắng của chú Lưu và mẹ. Tôi về nhà nói chuyện với chồng thì anh bảo mẹ tôi chia thế nào cũng được, để lại hết cho tôi cũng được, anh ấy không quá quan tâm tới tài sản bên nhà vợ.
Khi tôi nói lại với mẹ, mẹ tôi thở phào nhẹ nhõm. Tảng đá trong lòng cuối cùng cũng được trút bỏ. Những ngày sau đó, vợ chồng tôi cùng nhau chăm sóc mẹ, đồng hành cùng bà trên những chặng đường cuối cùng của cuộc đời. Mẹ tôi ra đi thanh thản, không còn gì hối tiếc.
Lo liệu hậu sự cho mẹ tôi xong thì chú Lưu và anh Hào cùng nhau bàn bạc về chuyện phân chia tài sản. Anh Hào nói anh không cần số tài sản này, chỉ cần tôi sống tốt, hiếu thuận với bố và sau này chịu khó chăm sóc mộ phần cho 2 người là được.
Gia đình anh Hào ở thành phố, ít khi về quê nên anh không chăm lo được cho ông bà và mộ phần tổ tiên, việc này đành phải nhờ tôi.
Vợ chồng tôi đều nói đó là việc chúng tôi nên làm. Việc chia tài sản thừa kế được thực hiện trong êm đẹp và đồng thuận.
Sau đó, có một buổi tối, tôi và chồng ngồi nói chuyện với nhau. Chồng tôi bảo, mẹ em cuối đời vẫn rất minh mẫn và sáng suốt. Chồng hỏi tôi có biết tại sao mẹ lại quyết định để hết tài sản cho tôi và muốn dò hỏi ý kiến của con rể không? Vì bà đang lo cho tương lai của tôi.
Bà muốn cảnh cáo con rể rằng: Đối xử tốt với con gái tôi thì sau này sẽ có phần, còn nếu không tốt thì con gái tôi vẫn có nhà cửa, tiền bạc, có nơi quay về, có chỗ chống lưng, không sợ gì hết.
Bà đã dạy cho chồng tôi biết phải trân trọng tình cảm gia đình.
Nghe chồng phân tích xong mà tôi ngỡ ngàng, lòng tràn đầy biết ơn mẹ. Đúng vậy, mẹ tôi rất sáng suốt. Bà đã dùng cách riêng của mình để dạy cho chúng tôi cách đối mặt với những biến cố và khó khăn trong cuộc sống. Tôi sẽ mang theo tình yêu thương và lời dạy bảo của mẹ để tiếp tục bước tiếp.
Tôi có cô con gái tuổi Thìn dám đặt ra 4 quy tắc trong ngày bàn chuyện kết hôn, đặc biệt điều thứ 2 khiến mẹ chồng cảm ơn mãi
Tôi cảm thấy con rể và mẹ chồng con gái tôi xứng đáng là số một.
Tôi năm nay 59 tuổi, có một trai một gái. Con gái sinh năm 1988, con trai sinh năm 2000, hai đứa cách nhau đúng một giáp, đều tuổi Thìn. Tôi bị ung thư, cuộc sống chỉ tính bằng ngày nữa thôi, nhưng tôi chẳng còn gì lo lắng.
Con gái tôi hiện tại đã kết hôn được 10 năm, có đủ nếp đủ tẻ. Nó ở chung với nhà chồng 8 năm nay, dù đôi lúc có cãi vã nhưng mọi chuyện đều nhanh chóng êm xuôi. Nói chung, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất tốt. Con rể lại càng không chê vào đâu được. Chứng kiến con gái có được hạnh phúc như vậy, tôi rất yên tâm và an lòng.
Con trai tôi vừa mới nộp hồ sơ xin học bổng du học, sang năm là bắt đầu đi học.
Cách đây hai năm, tôi phát hiện bị ung thư buồng trứng. Sau đó, tôi đã trải qua 5 lần phẫu thuật, đến nay cũng tạm yên ổn.
Đời người phụ nữ sao mà lắm truân chuyên. Hồi còn trẻ, tôi sống chung với mẹ chồng. Bà ấy rất hay mắng mỏ con dâu. Bố chồng tôi sợ vợ nên cái gì cũng chiều theo ý bà. Chồng tôi hồi đó mà dám bênh vợ một câu là y như rằng bà sẽ mắng chửi nhiều hơn.
Con gái tôi lớn lên trong gia đình như vậy nên rất hiểu chuyện. Nó từ nhỏ đã lanh lợi, đâu ra đấy, lúc nào cũng đứng ra bênh vực tôi. Có lẽ vì vậy mà sau này nó quyết tâm theo học ngành luật.
Nó rất chăm chỉ và sáng dạ. Nhưng cuối cùng, con gái tôi lại không chọn trở thành luật sư.
Sau một thời gian đi thực tập tại một vài văn phòng luật, con gái nhận ra công việc này khác xa so với tưởng tượng. Nó thẳng tính, không giỏi trong việc xử lý các mối quan hệ phức tạp. Thực chất, trong thâm tâm nó rất ghét những toan tính giữa người với người.
Nó nhanh chóng nhận ra điểm yếu của bản thân, bắt đầu ôn thi và trúng tuyển thành một công chứng viên. Nhiều người khuyên con gái tôi nên thi vào Viện kiểm sát, nhưng sau thời gian thực tập, nó thấy áp lực công việc ở đó quá lớn, con người cũng phức tạp. Không như ở văn phòng công chứng, chỉ có 5 người, mối quan hệ đơn giản, công việc cũng không quá phức tạp. Đồng nghiệp coi nhau như bạn bè, một môi trường như vậy thật sự rất hiếm có và phù hợp với con gái tôi.
Ảnh minh họa
Giờ đây, tôi ngày càng nể phục con gái mình. Những lời nó nói với tôi trước đây, tôi chưa bao giờ để tâm, bây giờ nghĩ lại thấy thật hối hận. Con gái tôi từ lâu đã nhận ra tôi là người cầu toàn, sĩ diện, luôn muốn được người khác khen ngợi, sợ bị người ta chê cười.
Nó luôn nói với tôi rằng: "Cuộc sống là của mình, lo cho tốt cuộc sống của bản thân là hơn tất cả, cần gì phải bận tâm đến người khác".
Đặc biệt là trong chuyện chọn bạn đời, một quyết định quan trọng của đời người, con gái tôi rất sáng suốt. Con gái tôi cao 1m68, trong mắt tôi, nó xinh đẹp như tiên nữ vậy. Thế nhưng, chàng rể mà nó dẫn về ra mắt chỉ cao khoảng 1m7.
Lúc đó trong lòng tôi hụt hẫng vô cùng, thầm nghĩ sao con gái mình lại chọn người thấp bé như vậy. Tìm hiểu thêm thì được biết bố chồng tương lai đã nghỉ hưu non, mẹ thì làm đủ nghề để kiếm sống, trong khi gia đình chỉ có một căn hộ chung cư thu nhập thấp ở thành phố.
Với điều kiện như vậy, làm sao con gái tôi có thể kết hôn được?
Nhưng tôi cũng chẳng dám nói gì, bởi bản thân không có khả năng gì. Từ nhỏ đến lớn, mọi việc của con gái đều do nó tự quyết định. Tôi biết con mình là người chính trực nên không muốn can thiệp vào chuyện tình cảm của nó.
Con gái và con rể học cùng một trường đại học, đã yêu nhau được 2 năm. Lúc đó tôi biết chắc chắn chàng trai ấy chính là người con gái mình sẽ gắn bó cả đời.
Lúc con gái muốn kết hôn, theo lẽ thường, hai bên gia đình sẽ gặp mặt, nhà tôi còn có tục lệ dạm ngõ,... Ít nhất thì họ hàng thân thiết hai bên cũng phải đến dự. Vậy mà con gái tôi lại không cho phép thông báo với ai, nó bảo không cần thiết, chỉ cần hai bên gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm là đủ.
Ảnh minh họa
Con gái tôi đúng là làm công chứng viên có khác. Ngay trong lần gặp mặt đầu tiên giữa hai bên gia đình, nó đã in sẵn 4 quy tắc về đám cưới của mình, phát cho mỗi người một bản:
Thứ nhất, không chụp ảnh cưới, không thuê MC, không thuê công ty tổ chức sự kiện. Ngày cưới chỉ đến nhà hàng dùng bữa và mời rượu.
Con gái tôi nói rằng nó cảm thấy đứng trên sân khấu như chú hề, lại còn làm mất thời gian dùng bữa của mọi người. Quan trọng hơn là số tiền đó để dành trang trí nhà cửa, mua sắm nội thất mà nó đã chấm từ lâu.
Thứ hai, không cần sính lễ.
Để mua được căn hộ chung cư 80m2, con gái và con rể đã tích cóp được 500 triệu, bố mẹ chồng nó cho 300 triệu nữa, còn lại phải vay ngân hàng. Con gái nói sau khi kết hôn, hai vợ chồng sẽ cùng nhau trả nợ. Căn hộ được mua sau khi đăng ký kết hôn nên là tài sản chung của hai vợ chồng.
Nó nói đã dùng hết tiền vào việc mua nhà rồi, không cần thách cưới và sính lễ nữa.
Thứ ba, không cần của hồi môn.
Gia đình tôi định cho con gái một chiếc ô tô giá gần 500 triệu làm của hồi môn, cho mát mặt với nhà trai nhưng con gái nói nó đi xe máy đến cơ quan nhanh và tiện hơn. Đợi sau này có con cái, vợ chồng nó sẽ tính đến chuyện mua ô tô.
Nó còn nói nhà còn có em trai, muốn chúng tôi giữ số tiền đó để lo cho em ăn học đến nơi đến chốn. Tôi cảm nhận được sau khi đi làm, con gái có chút hối hận vì đã không tiếp tục học lên cao hơn nên nó luôn động viên em trai học hành đến cùng.
Thứ tư, không nhận tiền mừng cưới.
Con gái tôi nói nó không muốn bận tâm đến chuyện tiền nong trong đám cưới. Nó muốn hai bên gia đình tự lo liệu chuyện đó.
Đặc biệt là quy tắc không nhận sính lễ, không thách cưới, mẹ chồng con gái tôi đã gật gù và cảm ơn con bé suốt bao nhiêu năm qua. Bà ấy luôn miệng khen ngợi con dâu tôi là người tốt bụng, thảo hiền.
Chính vì vậy, hai đứa cháu nội đều do một tay bà nội chăm sóc. Sự quan tâm và nhường nhịn mà mẹ chồng dành cho con gái tôi, thật sự tôi không thể nào sánh bằng. Con gái tôi cũng rất thương mẹ chồng, quả thật là đôi bên cùng có lợi.
Lần tôi nằm viện, con rể lập tức chuyển cho tôi 120 triệu, thật sự tôi không ngờ tới. So với những gia đình khác trong làng, tôi thấy mình thật may mắn. Tôi cảm thấy con rể và mẹ chồng con gái tôi xứng đáng là số một.
Nằm trên giường bệnh, ngẫm nghĩ lại, tôi vẫn là nể phục con gái mình nhất. Nó thật sự là một đứa trẻ thông minh, thấu đáo, hơn tôi rất nhiều.
Con gái đối với em trai cũng chu toàn như một người mẹ. Dù bây giờ tôi có ra đi thì cũng có thể nhắm mắt, không còn gì hối tiếc nữa.
Mẹ vợ lên chơi nhà, khi về bị con rể lục tung túi quà quần áo cũ con gái cho cho vì nghi ngờ có tiền Tôi không ngờ, chỉ vì những thứ nhỏ nhặt không đáng có mà chồng lỡ đòi ly hôn vợ. Tôi lấy chồng cách đây 6 năm, hôn nhân của tôi tương đối phẳng lặng. Cả tôi và chồng sống với nhau luôn lấy gia đình làm trọng, bởi vậy tất cả đều hướng đến mục đích chung nhất. Chồng chỉ là một người...