Trước khi mất mẹ chồng dặn dò chăm sóc con chó của bà
Sau khi làm thịt xong con chó nhanh chóng được vợ Thái chế biến thành những món khoái khẩu. Dọn thức ăn lên bàn, mùi thơm phức vợ thái xuýt xoa:
ảnh minh họa
Mấy năm nay sống cô đơn trong căn nhà cấp 4 dột nát bà Hậu chỉ có con chó Mực làm bạn. Người con trai duy nhất của bà thì lấy vợ rồi ở lại thành phố luôn chẳng về quê thăm mẹ già nữa.
Mãi cho cách đây 3 tháng bà Hậu lâm bệnh nặng đúng thời điểm mảnh đất 100m2 của bà đang diện quy hoạch được đền bù khoảng gần 5 tỷ thì Thái cậu con trai của bà mới dắt díu vợ con về quê. Cô con dâu của bà bên ngoài cứ leo lẻo nói về chăm mẹ chồng nhưng ai cũng biết trên thành phố Thái làm ăn thất bại nên giờ mới mò về quê để thừa kế miếng đất “vàng” của mẹ.
Cũng chỉ có mình Thái là đứa con duy nhất nên dù con có bạc bẽo thì bà Hậu cũng viết di chúc để lại miếng đất 100m2 đó cho Thái thừa hưởng. Ốm hơn 2 tháng thì bà biết mình không thể qua khỏi. Trước khi mất bà đã dịp điểm chỉ di chúc đàng hoàng cho con trai.
Bà chỉ có 2 ước nguyện cuối đời, 1 là được chôn bên cạnh chồng, 2 là nhờ con trai và con dâu chăm sóc cho con chó Mực giúp bà. Mấy năm qua nhờ có nó mà bà mới có thể sống thêm được vài năm tuổi già. Nó là con chó khôn và chung thành với chủ, có dạo bà mệt 3 ngày liền chẳng có gì cho nó ăn nhưng nó vẫn không bỏ bà đi.
Thái và vợ nắm tay bà Hậu hứa rằng sau này sẽ mua lại 1 phần đất bên cạnh để xây nhà thờ tự cho tổ tiên và bố mẹ đàng hoàng chứ và nuôi con chó tới khi nó già nó chết chứ tuyệt nhiên không bán. Nhưng thực ra đó chỉ là lời nói gió bay.
1 tháng sau khi mất, mảnh đất của bà Hậu cũng đã được định giá và chủ đầu tư hẹn ngày lên lấy tiền đợt 1. Đây cũng là mảnh đất được đền bù lớn nhất trong khi. 2 vợ chồng Thái dự định lấy tiền sẽ mua ngay 1 căn nhà trên thành phố, còn tiền lĩnh đợt 2 sẽ dùng để buôn bán chứ không hề mua mảnh đất gần đó làm nhà thờ như lời hứa với mẹ.
Video đang HOT
Ngày chuẩn bị dọn nhà về nhà mới để trả đất cho người ta giải tỏa thấy con chó Mực cứ đi ra đi vào, vợ Thái bàn với chồng:
- Con chó này thịt chắc và ngon đấy anh à. Hay là mình thịt nó đi, chứ cho ai hay thả nó đi cũng phí.
- Nhưng mình đã hứa với mẹ…
- Gớm, đằng nào anh cũng có giữ được lời hứa xây nhà thờ với mẹ đâu mà. Mẹ chết rồi làm sao biết chuyện con chó mà trách chúng ta được. Anh không giết, em giết nó. Em đang thèm thịt chó lắm rồi đây.
Nói rồi chẳng đợi chồng, chị ta xích con chó vào 1 gốc cây thật chắc rồi lấy cái giọ mõm của nó bịt mõm nó lại cho nó khỏi kêu. Vốn bố vợ Thái chuyên giết thịt lợn nên vợ anh cũng có chút kinh nghiệm, 1 lúc sau thì chị ta cũng tự mình giải quyết được con chó. Thái nhìn cũng có chút kinh ngạc nhưng vợ Thái có lẽ quen với việc nhìn thấy máu động vật rồi nên chị chẳng có chút sợ hãi gì cả.
Sau khi làm thịt xong con chó nhanh chóng được vợ Thái chế biến thành những món khoái khẩu. Dọn thức ăn lên bàn, mùi thơm phức vợ thái xuýt xoa:
- Ngon phải biết anh à. Ăn xong bữa thịt chó rồi dọn đồ là ok.
Nói rồi 2 vợ chồng và đứa con 3 tuổi của Thái ngồi xuống mâm ăn. Vợ Thái là người ăn đầu tiên vì Thái còn bận làm nguội cơm cho con nhỏ. Nhưng rồi khi vừa mới cho miếng thịt chó lên miệng nhai được mấy cái bất ngờ Thái thấy bọt mép của vợ cứ thế sùi ra rồi sau đó cả người giãy lên đành đạch lăn ra giữa nhà. Cảnh tượng giống y như lúc vợ anh cầm cái khúc gỗ to đập vào đầu con chó vậy.
Thái vội vàng gọi người nhờ đưa vợ Thái đi cấp cứu. Bác sĩ cũng không thể tìm ra nguyên nhân vì sao vợ anh bị như vậy. Họ kiểm tra thịt chó thì hoàn toàn không có vấn đề gì cả. Nhưng vợ Thái sau lần đó thì ốm đau quặt quẹo, số tiền đền bù lần 2 Thái dành cả chữa trị cho vợ nhưng bệnh tình của vợ anh cũng không thuyên giảm. Thỉnh thoảng vợ anh lại tái diễn cảnh sùi bọt mép và co giật kinh hoàng như vậy.
Thái đã phải bán lỗ cả căn nhà vừa mua ở thành phố để mua 1 căn nhà nhỏ ở quê để chi tiêu vì nhà không còn tiền. Mọi người ai cũng nói vợ Thái đã bị quả báo vì đã giết hại dã man con chó của mẹ chồng.
Theo Phununews
Cả làng ăn cá nóc 'tử thần' ở xứ Huế
Chứng kiến hàng xóm thiệt mạng vì ăn cá nóc, nhưng nhiều ngư dân một làng ven biển ở Huế vẫn xem đây là món khoái khẩu hàng ngày.
Sau nửa ngày ra khơi, ngư dân Hoàng Châu, 67 tuổi, thôn Tân Mỹ A, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) cùng bạn chài cập bờ với những con cá tươi rói vừa đánh bắt được. Trong rổ đựng cá của họ, xen lẫn cá nục, cá đục là những con cá nóc đã được lột da, vứt bỏ nội tạng.
Ông Châu chia sẻ, với người dân vùng miền khác thì cá nóc được xem như loại cá "tử thần" vì có chất cực độc khiến ăn vào là chết, tuy nhiên ngư dân thôn Tân Mỹ A lại sử dụng cá nóc làm thực phẩm hàng ngày. Không chỉ chế biến cá nóc tươi làm thực phẩm, họ còn phơi khô cá nóc để làm mồi nhậu. Nhiều gia đình có người thân ở tỉnh, thành khác hoặc nước ngoài vẫn thường gửi cá nóc khô làm quà.
"Cá nóc chúng tôi thường đánh bắt để ăn là loại da trơn, thân có màu hơi vàng xanh. Sau khi câu được cá nóc, ngư dân dùng chiếc dao nhọn lột lớp da và bỏ ruột gan, rồi kho với ớt để ăn ngay hoặc phơi khô", ông Châu nói.
Cá nóc được ngư dân lột da đưa vào bờ để sử dụng. Ảnh: Võ Thạnh.
Lý giải việc ngư dân thôn Tân Mỹ vẫn ăn cá nóc mặc dù biết loại này rất nguy hiểm, ngư dân Trần Ánh (64 tuổi) cho hay người dân địa phương phân cá nóc thành ba loại, gồm cá nóc thu xương xanh ngoài khơi, cá nóc gai gần bờ và cá nóc da trơn. Trong đó, hai loại đầu không ăn được, còn cá nóc da trơn không có độc."Hàng ngày tôi vẫn đánh bắt cá nóc da trơn về ăn bình thường", ông Ánh nói.
Ngư dân Hoàng Châu kể về cách làm cá nóc. Ảnh: Võ Thạnh.
Ngư dân Hồ Phúc (60 tuổi) cho biết, cứ đến đầu tháng tư, ông lại sắm lưỡi câu và dong thuyền đi câu cá nóc.
Theo ông, người dân địa phương đã ăn cá nóc từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, cách đây 5 năm, hai người ở Tân Mỹ A bị ngộ độc do ăn cá nóc, một người chết. "Lúc bấy giờ, nhiều người trong thôn không dám dùng cá nóc nữa. Nhưng vài năm trở lại đây, bà con lại ăn bình thường", ông Phúc chia sẻ.
Nhiều ngư dân khác cho biết, cá nóc sau lột da thì "thịt trắng phau, chế biến rồi thơm ngon hơn cả thịt gà, ai ăn cũng mê".
Ngư dân thôn Tân Mỹ A xem cá nóc là món khoái khẩu. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo ông Phan Văn Trí - Phó chủ tịch xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền), toàn xã có hai thôn ven biển với 130 thuyền đánh bắt hải sản.
"Việc ngăn cản người dân đánh bắt, chế biến cá nóc rất khó, vì xã không biết bà con đi biển và sử dụng cá nóc như thế nào. Trước mắt, địa phương chỉ thông qua đài phát thanh xã tuyên truyền cho người dân hiểu về sự nguy hiểm của việc ăn cá nóc", ông Trí nói.
Võ Thạnh
Theo VNE
Ô sin 36 tuổi quá lứa lỡ thì làm liều xin cậu chủ đứa con Hậu năm đó đã bước sang tuổi 36 mà vẫn chưa chồng. Ở quê cô như thế là xác định ế thực sự rồi, giờ chắc chỉ có mấy ông già ngoài 60 chết vợ thì may ra người ta mới hỏi tới cô thôi. Mà những người như thế thì con cái họ lớn cả rồi, chẳng ai muốn có con tiếp...