Trước khi mất, má lấy từ trong bịch vải vụn 2 cây vàng chia cho 7 đứa con…
Có người phê phán nói má keo kiệt quá. Chồng tôi phản bác, má tiết kiệm để cho ai? Không ai trả lời nhưng tất cả đều biết.
ảnh minh họa
Nhà tôi chuẩn bị đám giỗ má chồng. Tôi là dâu trưởng nên phải quán xuyến hết công việc này. Việc chuẩn bị phải lo từ hôm trước, kiểm tra bàn ghế, nồi niêu chén bát. Chưa kể, khâu đi mời là do chồng tôi đã sắp xếp từ tuần trước. Riêng việc đi chợ, tôi phải chia ra hai ngày. Ngày trước đi mua đồ khô, hôm sau mới mua đồ tươi.
Má chồng tôi tính vốn rộng rãi. Đám giỗ phải làm cho đủ đầy. Má nói, một năm đám giỗ có một lần, phải chuẩn bị cho chu đáo, trước là cúng ông bà, sau là con cháu hưởng, được một bữa sum vầy gia đình, vui không gì bằng. Vậy mà má chồng tôi lúc nào cũng bị đám con cháu phê phán là keo kiệt. Trên mâm cơm cúng má bao giờ cũng phải có chén mắm chưng. Đó là món yêu thích của má. Theo suy nghĩ của con cháu là chẳng phải má thích món này đâu. Chẳng qua món này rất mặn, má hay mua ăn cho đỡ tốn tiền.
Má mà kho thịt, kho cá thì ôi thôi, giống như là kho quẹt, má nói cho đỡ hao. Nghĩ coi, nhà bảy miệng ăn, má không làm như vậy sao nuôi được bầy con lớn như bây giờ. Rồi thằng em kể, hồi đó khổ lắm, có đồ ăn đâu, vậy mà nấu nồi cơm bự cũng hết. Đứa nhỏ đứa lớn tranh nhau ăn. Đứa nào bệnh mới được má mua cho tô nước xúp của bà bán hủ tíu về chan vô cơm.
Rồi những đứa con lần lượt lớn lên, má lại lo dựng vợ gả chồng. Con má sanh năm một nên tụi nó cũng đòi cưới vợ liền nhau. Má lo muốn bở hơi tai. Một bầy con của má, chỉ có chồng tôi là được học hành đến nơi đến chốn rồi được vào làm cơ quan nhà nước. Mỗi năm, cơ quan cho đi du lịch một lần. Mỗi người được đưa theo vợ hoặc chồng. Ngày chưa cưới vợ, anh ấy thường đưa suất đó cho má đi.
Nhưng má lại thương ba, nhường cho ba đi. Má hay nói kiểu, không thích đi tắm biển, đi Đà Lạt xa lắm, say xe thấy mồ, đi Đà Nẵng nắng lắm… Sau này, chồng tôi hay nói tại má thấy ba cực khổ nên muốn cho ba đi cho biết đó biết đây. Tôi hỏi sao anh không đăng ký thêm một suất nữa cho má. Anh nói vậy thì tốn tiền, má xót của đi cũng không thấy vui, đã nói má tiết kiệm mà.
Video đang HOT
Mà má tiết kiệm thiệt. Đến cái thời nhà nhà uống nước đóng bình thì má vẫn còn hì hụi nấu nước uống. Má không dùng bình điện mặc dù nhà có. Má sợ tốn tiền điện. Má kêu ba đi rẫy chở củi về. Nhà có bếp gas nhưng bên chái nhà có thêm bếp củi để má nấu nước uống, tiện thể hầm xương, có khi má nấu ăn trên bếp củi đó.
Má khỏe mạnh, vui vẻ lắm. Vậy mà đùng một cái, năm đó giỗ ông nội, má đi chợ về, tay xách nách mang, nghe mệt. Ban đầu, má tưởng vì mấy ngày bận rộn lo đám giỗ, nhưng cả tuần sau má vẫn thấy mệt nhoài, khó thở. Lúc đó con cháu mới nghĩ hay cái bướu cổ của má giờ to quá, chẹn đường thở nên mới đưa má đi bệnh viện. Nhiêu khê lắm, đi mấy bệnh viện huyện, tỉnh chẳng phát hiện được bệnh gì.
Cuối cùng, chồng tôi đưa má lên thành phố thì bất ngờ phát hiện má bị ung thư giai đoạn cuối, chỉ còn kéo dài sự sống được vài tháng nữa thôi. Cả nhà không cho má biết. Mặc dù bệnh viện trả má về nhưng con cháu trong nhà không cam tâm nhìn má đau đớn. Hễ nghe ở đâu trị hết bệnh ung thư là đưa má đi.
Má đau đớn, không ăn được gì, người rút lại như một đứa trẻ. Những ngày cuối cùng, má linh cảm về một chuyến ra đi. Má gọi hết con cháu đến. Má kêu ba vào phòng ngủ, ở trong cái tủ đồ, má có để một bịch đồ cũ, lấy ra cho má. Má mở ra trước sự chứng kiến của mọi người. Đó là hai cây vàng, má giấu trong bịch vải vụn. Má chia cho bảy đứa con, mỗi đứa được hai chỉ. Má dặn, đây không phải vàng cho con, mà má cho cháu, khi nào tụi nó lấy vợ lấy chồng thì con má thay mặt má mà cho. Sáu chỉ còn lại dành cho ba dưỡng già. Toàn bộ nữ trang, má chia đều cho con gái và con dâu.
Má ra đi nhẹ nhàng. Sau một giấc ngủ trưa, mọi người mới biết là mãi mãi không còn được gặp má nữa.
Mỗi năm đến ngày giỗ má, anh chị em tụ tập lại hay kể về má. Ai cũng nhắc má có tánh hay rầy la. Nhờ vậy mà một bầy con bầy cháu đứa nào cũng ngoan ngoãn, lễ phép. Lại có người phê phán nói má keo kiệt quá. Chồng tôi phản bác, má tiết kiệm để cho ai? Không ai trả lời nhưng tất cả đều biết.
Theo VNE
Các chị buồn cười thật, sao phải sửng cồ khi người ta thương mẹ phê phán vợ!
Các chị buồn cười thật, lẽ dĩ con trai thì phải bênh mẹ rồi! Điều này có thể chấp nhận được, việc gì các chị phải xồn xồn lên thế?
Tôi đã đọc bài viết: "Mẹ chỉ có một, còn vợ... không người này thì người khác" . Thực sự thì tôi không hiểu sao các chị lại trách móc tác giả nhiều như vậy? Các chị hãy đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả đi đã rồi hãy xem có nên mắng người ta như thế.
Hãy tưởng tượng nếu người bị "ngược đãi" đó là mẹ đẻ các chị, sống cùng vợ chồng anh trai. Nếu các chị biết được mẹ mình phải "ngậm đắng nuốt cay", sống trong nước mắt vì bị chị dâu các chị đối xử: Đến giờ cơm thì chẳng có cơm, quần áo thay ra thì bị bắt vò riêng, lỡ chân đi dép vào nhà thì bị nói,... các chị có thấy chạnh lòng, đau đớn không? Hay ở đây toàn mẹ bỉm sữa nên bênh vực cho nhau, tâm trí luôn bị ám ảnh rằng mẹ chồng là người ghê gớm nên lúc nào cũng ý thức mẹ chồng là người sai?
Tôi dám chắc rằng nếu đấy mà là mẹ đẻ các chị, và chẳng may cái thông tin mẹ các chị bị con dâu đối xử bất công thì các chị sẽ lồng lộn lên MXH bêu riếu, chửi bới, mắng mỏ, nguyền rủa chị dâu mình chứ kể.
Các chị buồn cười thật, lẽ dĩ con trai thì phải thương và bênh mẹ rồi! Điều này có thể chấp nhận được, việc gì các chị phải xồn xồn lên thế? Mẹ là người sinh ra mình, nuôi mình lớn lên, tại sao không bênh mẹ?
Nếu biết cách sống, hết lòng vì gia đình chồng thì chồng nào dám đối xử bạc bẽo? (Ảnh minh họa)
Còn vợ, quan trọng thật, nhưng nếu biết cách sống, hết lòng vì gia đình chồng thì chồng nào dám đối xử bạc bẽo? Tôi tin rằng "gái có công chẳng chồng nào phụ". Có thể anh Khiêm diễn đạt không gãy góc và không nói được hết chuyện trong nhà nên các chị chỉ thấy bóng hình vợ anh Khiêm giống như một cô giúp việc, chịu cảnh chồng đàn áp trong nhà. Nhưng nếu vợ anh ấy mà biết điều, biết cách sống thì chắc gì anh ấy đã bực tức, bất bình đến mức muốn đánh, muốn li dị vợ?
Huống chi đàn ông xây nhà, đàn bà vun vén tổ ấm. Các chị đều trách anh chồng là mẹ anh sao anh không chăm đi, cứ bắt vợ hầu! Tại sao lại phải đi so sánh tôi làm thế này rồi thì anh phải làm thế kia cho công bằng? Việc nhà lặt vặt mà cứ tị nạnh nhau với chồng thì có nực cười không? Tôi không tán đồng những ý kiến cho rằng anh Khiêm chỉ biết than thở vợ quá đáng, biến vợ thành, osin không giúp đỡ vợ... Tôi cho rằng anh ấy đang cần những lời khuyên thỏa đáng để cải thiện mối quan hệ gia đình.
Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, không thể quan tâm sát sao được như người vợ. Hơn thế, mẹ anh cũng là phụ nữ, có những việc chỉ tiện phụ nữ chăm sóc, quan tâm đến nhau. Nếu cảm thấy nặng nề thì có thể nói với chồng. Cớ sao lại thể hiện thái độ nặng nề với người già cả, bệnh tật. Đàn ông bây giờ cầm chổi quét nhà, khom lưng giặt giẻ lau nhà tôi thấy cũng nhiều nhưng chẳng bao giờ thấy họ ngồi kể vach vách các việc đó ra như các chị. Khó chiều các chị thật.
Mà anh ấy cũng chỉ yêu cầu cô vợ yêu thương, quan tâm tới mẹ chồng một chút, làm gì cũng phải đến nơi đến chốn. Chứ nào bắt cái gì quá đáng đâu. Trước khi lấy chồng, các chị chẳng leo lẻo mẹ nào chẳng là mẹ, nhưng rõ ràng các chị luôn phân biệt mẹ chồng với mẹ đẻ. Chính cái tư tưởng này khiến các chị luôn đứng đối lập với mẹ chồng.
Các chị đã thành tâm coi mẹ chồng là mẹ đẻ để cung phụng chưa? (Ảnh minh họa)
Mẹ anh ấy mới lên 3 tháng, còn khỏe mạnh, chứ nếu ốm đau nằm một chỗ thì nỗi lo lắng của anh ấy đúng quá còn gì. Các chị nhanh tay nhanh miệng chê bai người ta, sao không nghĩ đến việc nếu người vợ khéo léo hơn thì đâu đến nỗi này. Mà các chị có nghĩ con cái nhìn thấy mẹ mình đối xử với bà nội như thế, sau này nó sẽ đối xử với các chị như thế nào không?
Ai cũng có mẹ, giờ các chị đi làm dâu nhà khác, thì sẽ có người khác đến làm dâu nhà các chị. Các chị có đối xử với bố mẹ chồng thật lòng, có tốt, có chu đáo, thì các chị mới có quyền nói chị em dâu của các chị.
Tôi nghĩ rằng là con dâu, ai chẳng bất mãn với mẹ chồng, dù nhiều hay ít, nhưng cái chính là phải khéo léo dung hòa, để mẹ chồng không cảm thấy bị hắt hủi, bị con dâu coi thường. Các chị làm được thế, chồng cũng nở mày nở mặt với thiên hạ và cảm kích các chị vô cùng.
Các cụ già rồi, sống thời đại trước nên nhiều thứ khác chúng ta, có thể không quen phong cách của thế hệ mới, nên có những việc mất lòng con dâu. Nếu các chị thật lòng yêu thương mẹ chồng, thì sẽ thông cảm được cho các cụ, cũng không làm chồng mình phải bực bội đến mức đó. Các chị đã thành tâm coi mẹ chồng là mẹ đẻ để cung phụng chưa? Đây là ý kiến cá nhân của tôi. Chị nào không đồng ý, cứ việc phản pháo, tôi chấp nhận bị ném đá.
Theo Trí thức trẻ
Những kiểu nói dễ xa nhau Dấu hiệu dự đoán ly hôn rõ nhất là khi một hoặc cả hai vợ chồng có những biểu hiện coi thường nhau. Ảnh mang tính minh họa Giáo sư John Gottman, Đại học Washington (Mỹ), chuyên gia hàng đầu về quan hệ vợ chồng ở Mỹ, sau hơn hai mươi năm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, dấu hiệu dự...