Trước khi lao lên sàn cân não gọi đầu tư, startup phải hiểu cho đúng cách đánh giá của các “cá mập” trong Shark Tank
Mỗi nhà đầu tư đều có cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, muốn đánh giá chuẩn xác thì nên dựa vào giá trị hiện tại, giá trị tương lai, rủi ro và người lãnh đạo.
Shark Tank là một chương trình kêu gọi đầu tư. Bản chất của chương trình là nhà đầu tư và người chơi cố gắng thuyết phục đối phương về giá trị của công ty. Người chơi thì luôn tin rằng công ty mình có giá trị rất cao nhưng nhà đầu tư cố gắng nói điều ngược lại. Mỗi nhà đầu tư đều có cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, muốn đánh giá chuẩn xác thì nên dựa vào giá trị hiện tại, giá trị tương lai, rủi ro và người lãnh đạo.
1. Giá trị hiện tại
“Cá mập” sẽ đặt ra một loạt câu hỏi:
- Sản phẩm của bạn là gì? Tại sao tôi phải mua sản phẩm của bạn? (đánh giá độ lớn của thị trường, tính cạnh tranh của sản phẩm)
- Giá trị của thị trường là bao nhiêu? Khách hàng mục tiêu là gì? (đánh giá tiềm năng và độ lớn của thị trường)
- Doanh thu của bạn là bao nhiêu? Lợi nhuận biên là bao nhiêu? (đánh giá tiềm năng công ty bạn, tiềm năng thị trường, khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận nếu họ đầu tư)
Trên thực tế, bài thuyết trình của người chơi có thể kéo dài gần 1 giờ chứ không phải là 5 phút như trên TV. Nhà đầu tư sẽ tung ra những câu hỏi để đánh giá thị trường cũng như tìm hiểu vị thế của công ty trong thị trường đó. Nhiều người “start-up” hay ngộ nhận rằng chỉ cần có ý tưởng hay là đủ để thuyết phục nhà đầu tư. Trên thực tế, thường thì tất cả những “start-up” đều đã phải hoạt động được vài năm, có số liệu doanh thu cụ thể mới có thể thuyết phục nhà đầu tư. Từ doanh thu, lợi nhuận biên thì “cá mập” có thể dễ dàng tính được mức độ khả thi của đầu tư, lợi nhuận cùng tốc độ thu hồi vốn.
Còn một cách nữa là sử dụng giá trị vốn hóa của các công ty đã lên sàn. Nhà đầu tư sẽ nắm được vài thông số tài chính cơ bản như P/E (tỉ số giá/lợi nhuận), P/S (tỉ số giá/doanh số). Ví dụ, người chơi có một hãng quần áo doanh thu 1 tỷ và lợi nhuận là 100 triệu. Với giá trị P/E trung bình của ngành may mặc là 14.75x thì giá trị công ty là 1,475 tỷ (100 tr*14.75). Dựa trên đánh giá này, người chơi có thể đề nghị 295 triệu cho 20% cổ phẩn (1,475 tỷ*0.2).
2. Giá trị tương lai
Với một công ty nhỏ thì việc tăng trưởng 100% trong 3 năm là hoàn toàn khả thi. Với 400 triệu lợi nhuận trong 3 năm, người chơi đánh giá công ty trị giá sau 3 năm áp dụng giá trị P/E trung bình là 5,9 tỷ (400 tr*14.75). Dựa trên đánh giá này, người chơi đề nghị 1,18 tỷ cho 20% (5,9 tỷ*0.2). Tất nhiên, sau khi bị nhà đầu tư cười với đánh giá không thực tế này, người chơi có thể điều chỉnh một chút, 1 tỷ cho 20%.
Nhà đầu tư có thể “phản đòn” bằng cách so sánh với công ty tương đương. Giá trị P/S (tỉ số giá/doanh số) của GAP là 0.65. Vậy với doanh thu 1 tỷ thì công ty quần áo của bạn chỉ đáng giá 650 triệu. Nếu chỉ số tăng trưởng trung bình của ngành may mặc là 12%/năm, thì sau 3 năm giá trị công ty sẽ là 1,4 tỷ (1 tỷ*1.12^3). Vậy nên, với cá mập 20% công ty chỉ đáng 280 triệu (1,4 tỷ*0.2).
Vấn đề ở đây là tốc độ tăng trưởng của một tập đoàn toàn cầu và một công ty nhỏ hoàn toàn không tương đồng. Một công ty nhỏ hoàn toàn có thể có mức tăng trưởng vượt bậc nhưng đi kèm rủi ro thất bại, không có khả năng chia sẻ rủi ro bằng cách phát hành cổ phiếu như tập đoàn. Vậy nên, dưới từng góc nhìn, miếng bánh có thể rất ngon hoặc vô cùng khó nuốt.
Video đang HOT
3. Rủi ro
Việc đầu tư sớm vào dự án đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải chia sẻ rủi ro với công ty. Vậy nên, hoàn toàn hợp lý nếu nhà đầu tư đòi hỏi một số “điều chỉnh” về giá trị công ty, để đầu tư của họ tương xứng với rủi ro.
Với rủi ro lớn, họ có thể đòi 2 tỷ cho 50% công ty với một công ty giá trị 6 tỷ (tức là 50% đáng giá 3 tỷ). Họ có thể nói rằng với kiến thức quản lý, mối quan hệ, danh tiếng,… của họ thì đó là cái giá hoàn toàn xứng đáng. Họ có thể giúp công ty phát triển xa hơn. Dù sao, sở hữu 50% của công ty có giá 10 tỷ vẫn tốt hơn 80% của công ty có giá 1 tỷ.
4. Người lãnh đạo
Nhà đầu tư đôi khi sẽ chấp nhận đầu tư một dự án rủi ro cao nhưng có một ban lãnh đạo tài năng, hết mình về công việc. Trong bài thuyết trình, nhà đầu tư có thể cảm nhận được niềm tin của CEO dành cho công ty cũng như năng lực của họ. Một người mà không nắm rõ các số liệu tài chính của công ty, số liệu thị trường và đối thủ thì chắc chắn không phải một CEO tốt. Hơn nữa, khi đàm phán về giá trị công ty, CEO không thể giấu được niềm tin về tương lai công ty của họ. Các “cá mập” thừa bản lĩnh đề hiểu người chơi cần đầu tư thực sự hay không, họ sử dụng tiền đầu tư có chính xác hay không, hoặc “đánh mùi” được người chơi chỉ mong được quảng cáo miễn phí.
Trong phần 3 tiếp theo, mình sẽ mô tả cách “cá mập” chiếm lợi thế, đàm phán thỏa thuận tốt nhất cho họ và cách họ thâu tóm công ty họ đầu tư.
Theo Vũ Minh Trường
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 6/12
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
HBC - Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - Đến cuối tháng 11, kết quả hợp nhất doanh thu đạt 14.500 tỷ đồng, tương đương hơn 90% kế hoạch năm. Khả năng cả năm nay, HBC sẽ vượt kế hoạch đề ra với doanh thu dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cả năm ước vượt 15-20% so với kế hoạch đề ra là 828 tỷ đồng.
VTB - CTCP Viettronics Tân Bình - 10 tháng năm 2017 với doanh thu đạt 583,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6,4 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 72,5% và 39,2% kế hoạch cả năm. Theo đó, VTB ước kết quả kinh doanh cả năm theo báo cáo riêng với doanh thu 793,8 tỷ đồng, hoàn thành 98,6% kế hoạch năm (805 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế 10,1 tỷ đồng, hoàn thành 61,6% kế hoạch cả năm (16,5 tỷ đồng).
Năm 2018, VTB đặt kế hoạch doanh thu báo cáo riêng 880 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12,1 tỷ đồng; còn về kết quả hợp nhất Công ty dự kiến doanh thu đạt 980 tỷ đồng, lợi nhuận 17,1 tỷ đồng.
RDP - CTCP Nhựa Rạng Đông - HĐQT thông qua việc xử bà lê Thị Thanh Thủy làm người phụ trách quản trị, kiêm thư ký HĐQT của Công ty với thời hạn 5 năm kể từ ngày 4/12/2017.
STG - CTCP Kho vận Miền Nam - Đã chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Sotrans mua cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu đạt 84,39% vốn điều lệ của Tổng CTCP Đường sông miền Nam (Sowatco, UPCoM: SWC).
SII - CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn - Đã thông qua việc mua lại phần vốn góp của Manila Water Asia Holdings PTE Ltd (MWSAH) và VIAC (No.1) Limited Partnership (VOI) tại CTCP Cấp thoát nước Củ Chi. SII dự kiến mua 30,87 triệu cổ phần gồm 15,44 triệu cổ phần mua từ MWSAH và 15,44 triệu cổ phần mua từ VOI với giá dự kiến 10.000 đồng/CP. Thời gian chuyển nhượng dự kiến trong năm 2018.
TRA - CTCP Traphaco - Đã thông qua việc tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2017 cho cổ đông bằng tiền với tỷ lệ 20%. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 1/2018.
COM - CTCP Vật tư - Xăng dầu - Ngày 14/12 sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 13/12 và thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 28/12.
IDI - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I - Ngày 15/12 sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%. Thời gian thanh toán dự kiến từ ngày 26/12/2017.
TH1 - CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP. Hà Nội (VietinBank, CTG) thông báo bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của TH1 tại VietinBank TP. Hà Nội. Tổng dư nợ của TH1 tại VietinBank TP. Hà Nội tính đến ngày 30/11/2017 là hơn 74 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 63,9 tỷ và nợ lãi 10,2 tỷ đồng.
MSN - CTCP Tập đoàn Masan - Thông báo việc Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage (MB), công ty con của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (HNX UPCoM: MCH), chào mua công khai toàn bộ cổ phần của Vinacafé Biên Hòa (HOSE: VCF). Mức giá Masan Beverage dự định chào mua là 202.000 đồng/cp nhằm tăng tỷ lệ sở hữu hiện có từ 68,5% lên 100%.
AMD - CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD - HĐQT quyết định bổ nhiệm bà Phạm Thị Lệ Thủy giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty từ ngày 6/12/2017.
BCG - CTCP Bamboo Capital - HĐQT đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập CTCP Năng lượng Mặt trời Tân Thạnh 1 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, trong đó BCG góp 60% vốn. Đồng thời, cử ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc làm người đại diện phần vốn góp của BCG tại Công ty Năng lượng Mặt trời Tân Thạnh 1.
HHS - CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy - Ngày 25/12 tới sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2018. Đại hội dự kiến sẽ tổ chức vào 8h30 ngày 12/2/2018 tại Tòa nhà 116 Nguyễn Đức Cảnh, phường Cát Dài, quận Lê Chân, TP Hải Phòng.
FMC - CTCP Thực phẩm Sao Ta - Thông báo CTCP Pan Farm đăng ký chào mua công khai gần 11,9 triệu cp, tương đương đến 30.5% vốn với mức giá chào mua 23.000 đồng/cp.
TV4 - CTCP Tư vấn Xây dựng điện 4 - Ngày 18/12 tới sẽ chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thời gian thực hiện dự kiến tháng 12/2017, địa điểm thực hiện tại trụ sở Công ty, số 11 Hoàng Hoa Thám, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
AGF - Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang - Ngày 26/12 sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên niên độ tài chính 2017-2018. Thời gian thực hiện vào thứ Sáu, ngày 26/1/2018, tại Văn phòng Công ty, số 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
DIG - Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng - Trong ngày giao dịch 28/11/2017, Tae Kwang Vina Industrial đã thực hiện gom 22,3 triệu cp, nâng sở hữu lên hơn 10,2% (tương đương 24,3 triệu cp) và trở thành cổ đông lớn của DIG.
TCD - CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải - CTCP Chứng khoán Bảo Việt đã mua thành công 2 triệu cổ phiếu TCD. Qua đó, BVS nâng sở hữu tại TCD từ 0 cổ phiếu lên 2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,81% và chính thức trở thành cổ đông lớn của TCD.
SAS - CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP Group) đã mua hơn 1,66 triệu cổ phiếu SAS (tương đương với lượng đăng ký), nâng lượng sở hữu từ gần 31,63 triệu cổ phiếu (tương đương 23,7% vốn) lên 33,29 triệu đơn vị (tương đương 24,94% vốn). Giao dịch thực hiện từ 28-30/11/2017.
Trong khi đó, Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu cũng mua được gần 1,14 triệu cổ phiếu trên tổng số đăng ký hơn 1,3 triệu, nâng lượng sở hữu lên 20,33 triệu cổ phiếu (tương ứng 15,24% vốn).
HSG - CTCP Tập đoàn Hoa Sen - Bà Lý Khánh Vân, con gái ông Lý Văn Xuân, Thành viên HĐQT đăng ký mua 20.000 cổ phiếu HSG nhưng chỉ mua được 10.000 cổ phiếu do giá giao dịch không như kỳ vọng. Sau giao dịch, bà Vân nắm giữ 110.842 cổ phiếu HSG, tỷ lệ 0,0317%.
ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu - Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc đã bán 25.000 cổ phiếu ACB trong ngày 29/11. Sau giao dịch, ông Toại chỉ còn nắm giữ 317 cổ phiếu ACB.
DP3 - CTCP Dược phẩm Trung ương 3 - Bà Ngô Thị Hồng, Phó tổng giám đốc đăng ký bán toàn bộ 15.900 cổ phiếu DP3 và đã bán được 13.900 cổ phiếu do không khớp được lệnh. Sau giao dịch, bà Hồng còn nắm giữ 2.000 cổ phiếu DP3, tỷ lệ 0,03%.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
FPT - CTCP FPT - Từ ngày 11/12/2017 đến ngày 9/1/2018, ông Nguyễn Khải Hoàn, Thành viên ban kiểm soát đăng ký bán 15.000 cổ phiếu FPT theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Hoàn giảm sở hữu tại FPT xuống còn 245.553 cổ phiếu, tỷ lệ 0,05%.
PHR - CTCP Cao su Phước Hòa - Từ ngày 11/12/2017 đến ngày 9/1/2018, ông Trương Văn Quanh, Ủy viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc thường trực đăng ký bán toàn bộ 9.900 cổ phiếu PHR nắm giữ theo phương thức khớp lệnh.
Theo InfoNet/HNX&HSX
CTCK nhận định thị trường 06/12: Điều chỉnh là cơ hội tái cơ cấu danh mục Khi các chỉ báo chưa xác nhận xu hướng điều chỉnh trung hạn, nhà đầu tư không nên có những phản ứng thái quá trước những diễn biến bất ngờ của thị trường. CTCK VCBS: Cơ hội để tái cơ cấu danh mục Phiên điều chỉnh hôm qua phần nhiều mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật và chưa đủ cơ sở để...