Trước khi điều chỉnh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có 130 ngàn thẻ BHYT
Ngày 7-4, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, đa số những trường hợp bị thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện thuộc diện BHYT hộ gia đình.
Những trường hợp này được chuyển về các bệnh viện hạng thấp hơn/ phòng khám đa khoa tư nhân/ trung tâm y tế/ trạm y tế trong tỉnh.
Bệnh nhân đăng ký khám bệnh bằng thẻ One – Card tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Trước khi cơ quan BHXH tỉnh thực hiện điều chuyển nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người dân tại 2 bệnh viện tuyến tỉnh, số thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai là 130 ngàn thẻ. Đến nay, bệnh viện chưa nắm được số lượng thẻ còn lại là bao nhiêu.
Video đang HOT
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai thông báo, đối với những bệnh nhân ngoại trú (chỉ đến bệnh viện khám bệnh, nhận thuốc rồi đi về mà không nằm viện), khi thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cần phải có giấy chuyển tuyến và vẫn được đảm bảo quyền lợi khi tham gia BHYT.
Những bệnh nhân trước đây được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có sử dụng thẻ One Card (thẻ vừa dùng để đăng ký khám bệnh vừa để thanh toán viện phí) nhưng nay bị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì khi có giấy chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sẽ không dùng thẻ One – Card để đăng ký mà đăng ký trực tiếp tại quầy tiếp nhận. Sau khi kết thúc khám, chữa bệnh có thể thanh toán viện phí bằng thẻ One – Card bình thường.
Trường hợp bệnh nhân nào có nhu cầu rút số tiền còn lại trong thẻ One – Card thì có thể rút trực tiếp tại các cây ATM (cách rút tương tự như rút tiền trong thẻ ATM) hoặc rút tiền tại Ngân hàng Vietinbank nếu quên mật khẩu thẻ.
Tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững và đang thu hút sự quan tâm của toàn cầu. Phạm vi của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đặc biệt hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, trong đó có bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Phat triên tai chinh toan diên nhằm gia tăng khả năng tiếp cận tài chính, đặc biệt là nhóm cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương. Phát triển tài chính toàn diện sẽ giúp việc phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, góp phần quan trọng để giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đến nay, đã có hơn 60 quốc gia xây dựng và triển khai tài chính toàn diện.
Ở Việt Nam, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững đều nhấn mạnh đến việc tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản, trong đó, có các dịch vụ tài chính cơ bản. Sự bình đẳng giới còn được phải được thể hiện một cách cụ thể hơn giữa nam và nữ trong việc tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức.
Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia BHXH tự nguyện
Bên cạnh đó, phạm vi của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, trong đó có BHXH, BHYT nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Tại Hội thảo "Tăng cường vai trò của Hội LHPN góp phần thúc đẩy thực hiện tài chính toàn diện" mới đây, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - ông Trần Đình Liệu - cho biết, BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững đất nước. Phát triển BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
Theo ông Trần Đình Liệu, phụ nữ có quyền thụ hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách BHXH, BHYT. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vẫn còn nhiều hội viên, phụ nữ và người dân chưa được tiếp cận chính sách BHXH, BHYT, đặc biệt là chính sách BHXH tự nguyện.
Thống kê, hiện phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực, là "Tay hòm chìa khóa" của mỗi gia đình, là người quan tâm, chăm lo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. "Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam, chủ động phối hợp nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên" - ông Liệu nhấn mạnh.
Đại diện BHXH Việt Nam - cho biết, giai đoạn 2015-2020 đã có khoảng trên 8.000 hội nghị tập huấn, tư vấn, đối thoại, gameshow, lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo,... Qua đó, giúp hội viên, phụ nữ hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa, quyền, lợi ích của chính sách BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Nhiều mô hình hay, mang lại hiệu quả trong phát triển BHYT hộ gia đình như: Mô hình "Nhóm phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - Vì sức khỏe gia đình" tại Nam Định, mô hình: "Mua BHYT hộ gia đình", "Tổ phụ nữ giúp đỡ mua BHYT cho hộ khó khăn" tại Long An;...
Để hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW và thúc đẩy thực hiện tài chính toàn diện, thời gian tới, Phó Tổng giám đốc Trần Đình Liệu đề nghị, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, lợi thế của Hội trong tuyên truyền, vận động phát triển BHXH tự nguyện; tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ về các chủ trương, chính sách BHYT, BHXH của Đảng và Nhà nước, giúp hội viên, phụ nữ hiểu sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của BHXH, BHYT, từ đó, thay đổi thói quen từ việc tự mình để riêng phòng ngừa rủi ro sang thói quen tham gia các hình thức bảo hiểm như BHXH, BHYT của Nhà nước. Đưa tỷ lệ hội viên tham gia BHXH tự nguyện trong mỗi tổ chức cơ sở hội là tiêu chí thi đua của đơn vị.
Trước mắt, đại diện BHXH Việt Nam đề xuất, cần khuyến khích các hội viên phụ nữ hiện chưa tham gia BHXH thì sớm đăng ký tham gia, đóng BHXH tự nguyện và tuyên truyền, vận động người thân tham gia BHXH tự nguyện tạo hiệu ứng lan tỏa đến cộng đồng dân cư. Tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phụ nữ với chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Trong giai đoạn tới, cần đặc biệt ưu tiên tập trung vào các mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ tham gia BHXH tự nguyện. Kêu gọi hội viên tiếp tục là đại lý thu, nhân viên đại lý thu, là cộng tác viên nhiệt huyết phối hợp tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.
50% người nhận lương hưu, trợ cấp không dùng tiền mặt BHXH Việt Nam cho biết cơ quan này đặt mục tiêu đến hết năm 2021, 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai táng phí, tử tuất... sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị. Thông kê của Ngân hang Thê giơi cho thấy trong lĩnh vực an sinh xa hôi hiện nay có...