Trước khi chính quyền Trump ra lệnh cấm, Huawei đã dự trữ số linh kiện đủ dùng trong 3 tháng
Tuy nhiên, lệnh cấm mua bán linh kiện, công nghệ và phần mềm từ các công ty Mỹ của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ khiến Huawei gặp khó trong tương lai.
Mới đây, chính quyền Mỹ đã ra lệnh cấm Huawei mua bán linh kiện, công nghệ và phần mềm từ các công ty Mỹ. Tuân thủ quyết định này, một loạt công ty công nghệ Mỹ bao gồm cả Google, Qualcomm, Intel… đã chính thức tuyên bố ngừng các hoạt động kinh doanh với Huawei. Tuy nhiên, theo một nguồn tin nội bộ, Huawei đã dự trữ đủ chip và các linh kiện quan trọng để có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong ít nhất 3 tháng.
Cụ thể, nguồn tin trên khẳng định Huawei đã chuẩn bị cho điều này từ khá lâu. Tính từ giữa năm 2018 đến nay, hãng viễn thông Trung Quốc đã bắt đầu tích trữ các linh kiện quan trọng trong khi đẩy mạnh mảng phát triển chip của mình.
Ngoài ra, theo nguồn tin được yêu cầu giấu tên, từ năm ngoái các quan chức chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo riêng cho ban giám đốc của Huawei rằng hãy tìm những lựa chọn thay thế các đối tác Mỹ. Con số 3 tháng là ước tính khiêm tốn và Huawei hoàn toàn có thể duy trì hoạt động vượt qua khung thời gian đó.
Lệnh cấm mà chính phủ Mỹ áp đặt cho Huawei có thể gây ra tác động trên toàn cầu. Ngừng hợp tác với Huawei có thể khiến các hãng công nghệ Mỹ mất đi một nguồn doanh thu đáng kể trong khi đó việc triển khai mạng 5G trên toàn cầu sẽ bị trì hoãn.
Video đang HOT
“Huawei sẽ phải chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Chuỗi cung ứng sẽ chịu tác động nặng nền nhất nhưng ngoài ra danh tiếng và toàn bộ các mảng kinh doanh của Huawei cũng sẽ bị ảnh hưởng”, Cu Kai, một nhà phân tích thị trường viễn thông tại IDC chia sẻ. “Nó cũng sẽ tạo ra một tác động tiêu cực tới sự phát triển của công nghệ 5G trên toàn thế giới”.
Trong một bức thư gửi cho nhân viên, phó chủ tịch Ken Hu của Huawei cho rằng chính phủ Mỹ nhắm vào Huawei vì lý do chính trị. Đây là điều mà từ nhiều năm trước Huawei đã biết sẽ xảy ra . “Chúng ta đã đầu tư rất mạnh mẽ và chuẩn bị đầy đủ trên rất nhiều lĩnh vực, bao gồm R&D nên điều này đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng, ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất”, ông Hu nói.
Theo nguồn tin, các giám đốc của Huawei hiểu rằng chính phủ Mỹ dùng họ để gây sức ép trên bàn đàm phán thương mại Mỹ – Trung. Chính vì thế, Huawei có thể tiếp tục mua các linh kiện, công nghệ từ Mỹ nếu thỏa thuận thương mại giữa 2 bên được ký kết. Đây là lý do tại sao Huawei lập một kho “dự trữ chiến lược” đủ khả năng duy trì hoạt động kinh doanh trong 3 tháng.
Về lâu dài, Huawei vẫn phải đảm bảo với khách hàng của họ – những hãng viễn thông lớn trên thế giới – rằng họ không chỉ có thể xây dựng mà còn duy trì được hệ thống mạng không dây. Lệnh cấm của Mỹ được ban hành đúng thời điểm Huawei đang đổ hàng trăm tỷ USD để cùng Vodafone Group và China Mobile phát triển các mạng không dây 5G, đặt nền tảng cho các công nghệ tương lai như xe tự lái và thành phố thông minh.
Bên cạnh dự trữ chiến lược, Huawei cũng có kế hoạch tự cung tự cấp từ nhiều năm nay. Trong một bức thư gửi cho nhân viên, chủ tịch HiSilicon – hãng sản xuất chip của Huawei – đã gọi lệnh cấm của Mỹ là điên rồ và vô căn cứ. Ông Tesera He cho rằng lệnh cấm của Mỹ sẽ giúp HiSilicon từ kế hoạch dự phòng trở thành nhà cung cấp chip chính của Huawei.
Theo GenK
Huawei tuyên bố không cần đến doanh nghiệp Mỹ để phát triển
Trong một thư ngỏ gần đây, chủ tịch công ty viết: 'Chúng tôi thực chất đã dự báo về điều này trước nhiều năm và chúng tôi đã có kế hoạch dự phòng'.
Ông Nhậm Chính Phi - Ảnh: Nikkei
Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Huawei Technologies, ông Nhậm Chính Phi, đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump vì quyết định đưa công ty của ông vào danh sách đen của chính phủ Trung Quốc, ông khẳng định rằng hãng viễn thông Trung Quốc đã không làm gì sai.
Tuyên bố với giới truyền thông Nhật tại trụ sở của công ty ở Thâm Quyến, ông Nhậm Chính Phi, nói: "Chúng tôi chưa làm việc gì vi phạm pháp luật."
Ông Nhậm khẳng định rằng công ty của ông sẽ vẫn tiếp tục phát triển sản phẩm chip riêng để làm giảm tác động của lệnh cấm với sản phẩm của công ty. Ông Nhậm cũng nói sẽ chẳng sao cả ngay cả nếu Qualcomm và nhiều nhà cung cấp Mỹ khác không bán chip cho Huawei: "Chúng tôi đã chuẩn bị cho điều này".
Công ty HiSilicon Technologies, công ty sản xuất nhiều sản phẩm chip lõi, cũng đã có nhiều kế hoạch nhằm dự trù cho khả năng gián đoạn nguồn cung. Trong một thư ngỏ gần đây, chủ tịch công ty viết: "Chúng tôi thực chất đã dự báo về điều này trước nhiều năm và chúng tôi đã có kế hoạch dự phòng".
Khi nhắc lại quan điểm cứng rắn của mình trong những tháng gần đây, ông Nhậm khẳng định: "Chúng tôi sẽ không thay đổi hoạt động quản lý của chúng tôi theo yêu cầu phía Mỹ hoặc chấp thuận bị giám sát như cách mà ZTE đã làm".
Mỹ đã có lệnh cấm tương tự với ZTE vào năm ngoái, đẩy công ty viễn thông Trung Quốc này đến bên bờ vực phá sản.
Ông Nhậm chỉ ra rằng tác động từ lệnh cấm của Mỹ lên công việc của Huawei sẽ chỉ ở mức hạn chế và rằng ông vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của công việc kinh doanh của Huawei.
Dù vậy, theo ông Nhậm, chính sách của Tổng thống Trump sẽ tạo sức ép giúp kinh tế Trung Quốc đẩy nhanh cải tổ: "Tôi tin rằng môi trường kinh tế sẽ cải thiện".
Ông Nhậm cũng tuyên bố sẽ không sản xuất thiết bị 5G trên đất Mỹ: "Ngay cả nếu phía Mỹ đề nghị chúng tôi làm vậy, chúng tôi cũng sẽ không làm".
Huawei sản xuất khoảng 67 tỷ USD linh kiện mỗi năm, ước tính khoảng 11 tỷ USD trong số đó đến từ các nhà cung cấp Mỹ. Huawei phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp Mỹ để có được các sản phẩm bán dẫn và người ta cho rằng công ty sẽ có thể đối diện với nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông trong thời gian tới.
Theo bizlive
Ông Trump bất ngờ phát tín hiệu mềm mỏng hơn với Huawei Ông Trump dường như phát tín hiệu rằng ông có thể mềm mỏng hơn với tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei... Theo hãng tin CNBC, những dòng tweet này của ông Trump khiến không ít người băn khoăn, bởi công nghệ "6G" chưa hề tồn tại. Hiện nay, các công ty viễn thông của Mỹ và các nước...