Trước giờ giao dịch 19/10: Có thể xuất hiện các giao dịch lớn trong phiên ETF nội cơ cấu
Quỹ ETF theo chỉ số VN30 tái cơ cấu danh mục vào ngày 19/10/2018 trước khi khi tỷ trọng mới có hiệu lực từ ngày 22/10/2018. Hiện tổng tài sản của quỹ ETF VFMVN30 đang đạt 4.178 tỷ đồng
Ảnh minh họa.
Quốc tế
Ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones giảm 1,3% xuống 25.379,45 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 1,4% còn 2.768,78 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 2,1% xuống 7.485,14 điểm.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 11/2018 giảm 1,10USD/thùng tương đương 1,6% xuống 68,65USD/thùng, như vậy sau 2 phiên giá dầu mất đến hơn 4%. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của giá dầu giao hợp đồng tính từ ngày 13/9/2018.
Thị trường Brent, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 76 cent tương đương gần 1% xuống 79,29USD/thùng, đây là mức đóng cửa thấp nhất của giá dầu tính từ ngày 21/9/2018.
Tin kinh tế trong nước
Năm 2019, Chính phủ đặt mục tiêu:
Video đang HOT
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,6-6,8%Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8%Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34% GDPTốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%
Doanh nghiệp và chứng khoán
Các quỹ ETF theo chỉ số VN30 tái cơ cấu danh mục vào ngày 19/10/2018 trước khi khi tỷ trọng mới có hiệu lực từ ngày 22/10/2018.
CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC) tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2018. Ngày đăng ký cuối cùng: 15/11/2018 . Ngày tổ chức Đại hội 05/12/2018. Nội dung họp: Để bầu lại Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát.
CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP): Quý III, doanh thu thuần quý giảm gần 11%, đạt xấp xỉ 1.138 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 55% còn 72 tỷ đồng.
CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam (PGS) Theo đó, qua 9 tháng, PGS thực hiện được 4.796 tỷ đồng doanh thu, đạt 81% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế gần 101 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch năm.
CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD) quý III, đạt 2.223 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23% so cùng kỳ 2018. LNST đạt 55 tỷ đồng, tăng 24% so cùng kỳ 2018.
CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) Báo cáo tài chính quý III (công ty mới đổi niên độ tài chính thành 1/1-31/12 kể từ năm 2018) ghi nhận 1.078 tỷ đồng doanh thu và 58,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
CTCP FPT (FPT): 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT lần lượt đạt 16.261 tỷ đồng và 2.738 tỷ đồng, tương đương 106% và 115% kế hoạch lũy kế, tăng 21% và 33% so với cùng kỳ trong điều kiện so sánh tương đương.
CTCP Vicostone (VCS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 với doanh thu đạt 1.062 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế trên 269 tỷ đồng, nhích nhẹ so với số lãi trên 267 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Phái sinh
Phiên giao dịch cuối cùng của hợp đồng tháng 10 chứng kiến cả 4 HĐTL đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ, với VN30F1810 giảm về 937,6 điểm, chỉ chênh 0,06 điểm so với cơ sở. Hợp đồng N30F1811 giảm 1,48% xuống 931,5 điểm, thấp hơn 6,04 điểm so với chỉ số VN30. Trong khi đó Tổng thanh khoản tiếp tục giảm 7,8%so với phiên liền trước, chỉ đạt 91.365 hợp đồng được khớp lệnh trong phiên.
Chiến lược đầu tư
Theo HSC, VN-Index trước mắt sẽ biến động trong biên độ 930-980 với đường MA 100 ngày là ngưỡng kháng cự gần nhất. Và nếu thị trường thế giới tăng thì thị trường Việt Nam sẽ tăng theo. Còn ngược lại thị trường Việt Nam sẽ giảm.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Từng bước cơ cấu lại thị trường trái phiếu Chính phủ
Chủ động phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn dài, đặc biệt là các kỳ hạn 15 năm, 20 năm, 30 năm là giải pháp quan trọng, vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư của các quỹ bảo hiểm, vừa giúp kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục nợ trái phiếu Chính phủ, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và tăng tính bền vững của nợ công.
Các nhà đầu tư tại sàn giao dịch chứng khoán Bảo Việt (Hà Nội). Ảnh: ANH AN
Thực tế cho thấy, những năm trước đây, thị trường TPCP của Việt Nam phải đối mặt với một số vấn đề lớn (như quy mô còn nhỏ, cơ sở nhà đầu tư hầu hết là các ngân hàng thương mại, nhất là kỳ hạn bình quân ngắn) gây ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công. ể giải quyết vấn đề này, đã có nhiều biện pháp phát triển thị trường TPCP gắn với tái cơ cấu nợ công được thực thi, trong đó chú trọng kéo dài kỳ hạn danh mục nợ, đa dạng hóa nhà đầu tư trên thị trường.
Sau ba năm thực hiện, cho tới nay, các mục tiêu đề ra đã về đích. Theo đó, trên thị trường này, các sản phẩm đã được đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, thúc đẩy giao dịch trên thị trường thứ cấp TPCP: bên cạnh sản phẩm trái phiếu truyền thống với lãi suất cố định, thị trường đã phát triển sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ, trái phiếu có kỳ trả lãi linh hoạt song song với phát hành đa dạng các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm, hình thành đường cong lãi suất chuẩn. Sự đa dạng này đã giúp quy mô giao dịch trên thị trường thứ cấp tăng lên mức khoảng 9.000 tỷ đồng/phiên trong năm 2017, tăng mạnh so với mức khoảng 1.000 - 2.000 tỷ đồng/phiên trong giai đoạn từ 2011 - 2013. Trong bảy tháng đầu năm 2018, giá trị giao dịch bình quân đã đạt 10,4 nghìn tỷ đồng/phiên.
Tuy nhiên, động thái được giới chuyên môn đánh giá cao cho sự phát triển thị trường này chính là việc chủ động phát hành TPCP kỳ hạn dài, đặc biệt là các kỳ hạn 15 năm, 20 năm, 30 năm nhằm vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư của các quỹ bảo hiểm, vừa giúp kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục nợ TPCP, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và tăng tính bền vững của nợ công. Theo số liệu của Bộ Tài chính, kỳ hạn phát hành bình quân TPCP hằng năm đã được cải thiện, năm 2017 đạt mức 12,74 năm, bảy tháng đầu năm 2018 đạt mức 13,16 năm, trong khi năm 2013 chỉ là 3,21 năm. Kết quả là kỳ hạn bình quân của danh mục nợ TPCP đã được kéo dài từ mức 2,38 năm vào thời điểm cuối năm 2013 lên mức 6,71 năm cuối năm 2017 và lên mức 6,73 năm vào thời điểm hiện nay.
Về cơ sở nhà đầu tư trên thị trường, đáng chú ý, sau ba năm tái cơ cấu theo hướng mở rộng, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, giảm mạnh tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại, tính đến cuối tháng 7-2018, tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại là 51,1%, giảm mạnh so với mức khoảng 79,7% vào năm 2014. Từ đầu năm 2018 đến nay, Chính phủ đẩy mạnh sự tham gia của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào thị trường TPCP theo nguyên tắc thị trường giống như một thành viên thị trường, làm cho thị trường ngày càng đa dạng hơn về hệ thống nhà đầu tư. Trước đó, năm 2017, Chính phủ đã phát hành thành công 11 nghìn tỷ đồng TPCP kỳ hạn 20, 30 năm cho nhà đầu tư đến từ thị trường bảo hiểm.
Nhận định về quá trình tái cơ cấu cơ sở nhà đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Nguyễn Thành Long cho biết, việc hình thành và phát triển các nhà đầu tư dài hạn, tạo cầu bền vững cho thị trường, như quỹ hưu trí tự nguyện; quỹ bảo hiểm liên kết; hoạt động đầu tư vào trái phiếu của các công ty bảo hiểm, Bảo hiểm Tiền gửi, nhà đầu tư nước ngoài... là rất quan trọng. Với kết quả đã đạt được, có thể thấy rõ thị trường TPCP hiện nay không còn lệ thuộc vào các ngân hàng thương mại. Sự đầu tư vào trái phiếu, nhất là TPCP của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (vốn có tỷ lệ bình quân chiếm 70 - 80% trong cơ cấu danh mục đầu tư của các doanh nghiệp này) là điều rất đáng ghi nhận, nhất là sau khi Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo các chuyên gia đánh giá, các quy định mới về đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ linh hoạt hơn trong việc xây dựng các phương án đầu tư và đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm/liên kết đầu tư.
Như vậy có thể thấy, TPCP ngày càng trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Việc cơ cấu lại thị trường về cơ sở nhà đầu tư, về kỳ hạn của danh mục nợ thông qua tập trung phát hành các trái phiếu dài hạn từ 5 năm đến 30 năm, sử dụng các nghiệp vụ tái cơ cấu, mua lại, hoán đổi đã làm cho danh mục nợ TPCP nói riêng và danh mục nợ công nói chung ngày càng được cải thiện theo hướng bền vững hơn. Xu hướng này cũng phù hợp với nghị quyết, chính sách của ảng và Nhà nước về phát triển thị trường vốn, từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động nước ngoài, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình và đã "tốt nghiệp" nguồn vốn IDA (nguồn vốn vay với lãi suất bằng không, cung cấp cho các nước nghèo) của Ngân hàng Thế giới. Tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư và đa dạng hóa sản phẩm, để tăng cường tính bền vững và an toàn cho nền tài chính quốc gia.
SÔNG TRÀ
Theo nhandan.com.vn
Đầu tư chứng khoán phái sinh: Đâu là các cổ phiếu tín hiệu cần lưu ý? Đối với giới đầu tư trên thị trường phái sinh, bên cạnh việc theo dõi xu hướng của chỉ số cơ sở VN30-Index, việc đầu tư còn phụ thuộc diễn biến của nhóm cổ phiếu thành phần. Đâu là những cổ phiếu có khả năng trở thành cổ phiếu tín hiệu khi giao dịch hợp đồng tương lai? Tương quan giữa hai thị...