Trước giờ chấm bài thi, thầy giáo quá căng thẳng, đăng đàn tâm sự với sinh viên: ‘Hy vọng sẽ không bị sang chấn tâm lý’
Thầy cô bây giờ khác ngày xưa nhiều lắm, vui tính hơn, cũng chẳng ngần ngại ‘troll’ học sinh mình chút nào.
Cứ nhìn cách thầy cô tương tác với học trò trên mạng xã hội, hay cách thầy cô khi chấm bài cho học sinh mới biết, nghiêm túc, nhưng không hề thiếu đi sự quan tâm, gần gũi, thậm chí hài hước ‘đá xéo’.
Có khi, thầy cô chỉ nói vỏn vẹn vài câu, phê hai ba chữ vào bài kiểm tra cũng khiến đám trò dù ‘lệ đổ trong tim’ nhưng vẫn phải bật cười.
Mới đây, bạn Hinh Ninh có chia sẻ câu chuyện siêu dễ thương về việc thầy giáo mình bị stress trong chuyện chấm bài thi với dân tình trên mạng xã hội. Điều đặc biệt ở chỗ, thầy giáo đăng status than thở với học trò, nhưng trong đó có nửa phần trách móc hài hước, nửa phần dễ thương đến lạ.
‘ Chuyện là kỳ này mình có học một thầy có sở thích trao đổi giao lưu với sinh viên. Thầy có tạo một trang trên mạng xã hội để trò chuyện, trao đổi học tập với tụi mình. Bình thường thì cũng chỉ là đăng bài hướng dẫn học tập với cập nhật tình hình điểm số thôi. Nhưng tự nhiên đợt này thầy chấm bài thi mà thấy căng thẳng quá trời‘.
Chưa chấm bài nhưng thầy đã có cảm giác bị sang chấn tâm lý
Video đang HOT
Thầy đã sẵn sàng với tập bài thi ‘cao hơn cả núi, dài hơn cả sông’
Trước giờ thầy giáo chỉ trao đổi về chuyện học hành. Ấy vậy mà giờ thầy phải cất công lên mạng xã hội ‘vừa hờn vừa trách’ sinh viên của mình về tâm lý ‘khủng hoảng tiền chấm bài’ thì sự việc cũng không đơn giản đâu nha. Nhưng đọc lên sao mà dễ thương đến vậy.
Tiện thể thầy quảng cáo luôn sản phẩm âm nhạc của Hoài Lâm nhé, có ai nghe không ạ?
Thầy đang nói về việc buồn bã do bài thi của học sinh, hay an ủi học sinh dẫu có điểm kém cũng chớ buồn lâu đây?
‘ Xưa kia thầy mình vẫn hay trách móc học trò bằng những câu như ‘Trước khi chấm bài cho anh chị tôi phải nhúng đầu vào chậu nước lạnh may ra mới không bị tăng xông’. Em xin lỗi thầy, nhưng nhớ lại mà em không nhịn được cười‘ – bạn Q.P hài hước kể.
‘ Thầy dạy Văn mình cũng thế. Thầy bảo là ‘mỗi lần chấm bài cho anh chị tôi phải chọn lúc nửa đêm cho tịnh tâm’. Đọc được vài dòng văn lên bờ xuống ruộng của học trò mà cách thầy cô phải giữ bình tĩnh ghê lắm mới vững được niềm tin trong nghề‘ – bạn T.U chia sẻ.
‘ Còn cô mình chấm bài mà vừa nghe kinh của thầy Thích Giác Hạnh để tịnh tâm mà chấm. Chứ đọc bài làm với chữ của mấy đứa học trò sợ bị tẩu hỏa nhập ma‘ – bạn K.V nhớ lại cô giáo của mình ngày trước.
Được biết, thầy giáo trong câu chuyện trên là thầy Lê Nhân Mỹ, giảng dạy bộ môn Kinh tế Vĩ mô của trường Đại học Kinh tế – Luật (TP.HCM). Hiện, những dòng status dễ thương của thầy vẫn đang được đám học trò chia sẻ và cười rúc rích.
Bài toán gây lú vì trò làm đúng nhưng cô chữa thành sai, cộng đồng mạng tranh cãi dữ dội
Dù theo đề bài, học sinh này đã cho ra đáp số đúng nhưng vẫn phải giải lại theo hướng dẫn của giáo viên.
Toán học luôn là bộ môn khiến nhiều người đau đầu nhưng ẩn chứa trong những con số là rất nhiều điều thú vị, do đó không ít người cảm thấy hứng thú và chọn nó để theo đuổi trở thành nhà nghiên cứu hoặc giáo viên dạy học. Những ngành nghề trên đòi hỏi phải thực sự chăm chỉ và luôn phải chuẩn xác nhất là với các thầy cô giáo, những người mang nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho người khác.
Ấy thế mà không ít lần cộng đồng mạng được những phen há hốc mồm vì những màn ra đề kiểm tra và chấm bài thi nhiều lỗi sai, chẳng hạn như trường hợp dưới đây, Theo đó, một học sinh tiểu học được giáo viên cho làm bài kiểm tra với đề bài như sau: Một cửa hàng gạo có 10450 kg gạo, cửa hàng đã bán trong 4 tuần, mỗi tuần bán 560 kg gạo. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?
Theo như những gì đề bài thể hiện thì học sinh đã có phần bài giải với đáp án chính xác. Học sinh này đã giải bài tập theo 2 bước lời giải gồm bước tính tổng số gạo bán được trong 4 tuần và tính số gạo còn lại. Thế nhưng không biết vì lý do gì mà đáp án không được giáo viên chấp nhận mà bắt em phải sửa lại bằng cách lấy tổng số gạo ban đầu trừ cho 560 kg (số gạo bán được trong 1 tuần). Điều này khiến cộng đồng mạng không ngừng tranh cãi là cô hay trò đúng.
Tất nhiên, nếu nhìn qua ai cũng cho là học trò đã đúng và giáo viên chắc chắn đã nhầm lẫn trong khi chấm bài. Tuy vậy, một số ý kiến khác đã nghĩ ra nhiều trường hợp cho lý do cô giáo không công nhận đáp án.
Bjan B.D: "Hình như hỏi bị thiếu. Hỏi trong tháng đó còn lại bao nhiêu chứ nhỉ. Hỏi theo tuần thì ở dưới đúng rồi. Còn hỏi theo tháng thì bé nó làm đúng!?"
Bạn T.M lại nghĩ ra giả thiết: "Có thể đề cho sai nên cô báo sửa lại đề nhưng bé không sửa lại đề. Nếu theo đề gốc thì bài toán phải giải 2 lời giải, nhưng chỗ để làm bài chỉ chừa trống để có thể giải 1 lời giải thôi nên chắc cô đã sửa đề thành "cửa hàng bán được 560kg gạo", bỏ câu "bán được 4 tuần" đi."
Một tài khoản khác lại bình luận : "Có lẽ cô muốn sửa đáp án thành 10450-(560x4) nhưng vội nên chấm sót!"
Đúng là làm giáo viên không hề dễ vì thầy cô chính là chuẩn mực của kiến thức và cái đúng để học sinh học tập và làm theo. Thế nên, những tình huống gây tranh cãi như thế này cần được hạn chế để không gây hoang mang không chỉ cho học trò mà còn cả phụ huynh.
Lý giải căng thẳng ảnh hưởng phản ứng viêm của cơ thể Phản ứng của hệ miễn dịch khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng (stress) có thể làm nặng hơn tình trạng viêm của cơ thể. Theo phát hiện mới của ại học Yale (Mỹ), nguyên nhân bắt nguồn từ tế bào miễn dịch đặc biệt do tế bào mỡ nâu tiết ra. Căng thẳng kích hoạt phản ứng có hại của...