Trước các đòn tập kích tên lửa ATACMS, Kremlin tố Mỹ ‘đổ thêm dầu vào lửa’
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc Mỹ cho phép Ukraine tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga là đang ‘đổ thêm dầu vào lửa’ và Washington tìm cách leo thang xung đột ở Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin ngày 18/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc Mỹ cho phép Ukraine tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga sẽ làm gia tăng căng thẳng và đẩy Mỹ dính sâu hơn vào xung đột.
Ông Peskov nhấn mạnh: “Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đổ thêm dầu vào lửa và tìm cách leo thang xung đột ở Ukraine.”
Trước đó, ngày 17/11, truyền thông phương Tây đồng loạt đưa tin Tổng thống Biden đã “ bật đèn xanh” cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Washington cung cấp để tấ.n côn.g sâu vào bên trong lãnh thổ Nga. Quyết định này đồng nghĩa với sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Mỹ trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Theo các nguồn tin giấu tên, Ukraine dự định thực hiện các đợt tấ.n côn.g tầm xa đầu tiên trong những ngày tới. Các đòn tập kích có khả năng sẽ được thực hiện bằng tên lửa ATACMS có tầm bắ.n lên tới 306km./.
Ukraine muốn bắ.n những tên lửa tầm xa nào vào đất Nga?
Mỹ và đồng minh viện trợ Ukraine hàng chục loại tên lửa sau hơn hai năm rưỡi chiến sự, trong đó có một số mẫu tên lửa tầm xa mà Kiev muốn sử dụng để tập kích sâu vào lãnh thổ Nga.
Video đang HOT
Ukraine những tháng qua hối thúc Mỹ và phương Tây cho phép sử dụng các mẫu tên lửa tầm xa mà Kiev nhận viện trợ để tấ.n côn.g các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga, bao gồm các sân bay chiến lược, với lập luận rằng đó là cách hạn chế Moscow phóng tên lửa vào mục tiêu ở Ukraine.
Tuy nhiên, hiện chưa có nước phương Tây nào chính thức đồng ý với đề nghị đó. New York Times ngày 14/9 cho hay, sau cuộc gặp với Thủ tướng Anh Keir Starmer ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn giữ nguyên quan điểm về việc không cho phép Kiev bắ.n tên lửa do Mỹ sản xuất vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Hình ảnh tiêm kích Ukraine khai hỏa Storm Shadow/SCALP. Ảnh: Không quân Ukraine
Thủ tướng Anh Starmer cũng cố gắng vận động Mỹ ủng hộ Anh để London cho phép Ukraine bắ.n tên lửa Storm Shadow do Anh viện trợ vào Nga, nhưng dường như chưa có kết quả tích cực. Truyền thông Mỹ nói rằng một loạt bộ phận của Storm Shadow do Mỹ cung cấp, nên bất cứ quyết định nào liên quan đến loại tên lửa này đều cần cái gật đầu từ Washington.
Theo New York Times, Ukraine hiện sở hữu 3 loại tên lửa tầm xa là Storm Shadow do Anh cung cấp, SCALP do Pháp viện trợ và ATACMS được Mỹ chuyển giao. Sắp tới Kiev có thể nhận thêm tên lửa JASSM từ Mỹ, vốn được thiết kế để khai hỏa bằng tiêm kích F-16.
Trong số các mẫu tên lửa nói trên, Storm Shadow và SCALP là hai tên gọi khác nhau của một loại tên lửa tầm xa phóng từ máy bay do Anh và Pháp cùng phát triển. Storm Shadow/SCALP có tầm bắ.n 250km, thường được Ukraine khai hỏa từ máy bay thời Liên Xô mà họ còn sở hữu.
Cận cảnh thiết kế tên lửa Storm Shadow/SCALP. Ảnh: GettyImages
Storm Shadow/SCALP bay với tốc độ tối đa 1.000 km/h, được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến. Đầu đạn trên tên lửa gồm liều nổ lõm sơ cấp để xuyên phá vỏ giáp xe tăng, bê tông cốt thép và nền đất, mở đường cho đầu đạn nổ phá cỡ lớn lao vào bên trong và gây sát thương tối đa.
Thông tin về Storm Shadow/SCALP ít xuất hiện trên chiến trường những tháng gần đây do Ukraine chỉ được viện trợ số hạn chế. Kiev từng bắ.n loại tên lửa này vào các mục tiêu ở bán đảo Crimea, gây thiệt hại đáng kể với một số mục tiêu của Nga ở đó.
Tuy nhiên, Moscow sau đó đã tìm cách khắc chế tên lửa này. Ít nhất hai quả Storm Shadow còn khá nguyên vẹn bị Nga thu giữ vào tháng 7/2023 và tháng 3/2024, khả năng cao do chúng bị hệ thống vũ khí tác chiến điện tử đán.h chặn.
Khác với Storm Shadow và SCALP, mẫu tên lửa ATACMS - có tên gọi đầy đủ là Hệ thống Tên lửa Lục quân chiến thuật của Mỹ - được thiết kế khai hỏa từ xe pháo cơ động HIMARS hoặc xe M270 do Mỹ, Anh viện trợ Ukraine.
Tên lửa ATACMS của Mỹ được khai hỏa từ bệ phóng mặt đất. Ảnh: New York Times
ATACMS có nhiều biến thể đầu đạn khác nhau, từ đầu đạn nổ mạnh tới loại mang theo hàng trăm quả đạn con. Ngoài việc cho phép tập kích vị trí của lực lượng Nga ở khoảng cách xa một cách cơ động, ATACMS giúp Ukraine tấ.n côn.g thêm nhiều mục tiêu ở bán đảo Crimea.
Mỹ hồi tháng 9/2023 bắt đầu chuyển giao biến thể M39 Block I của tên lửa ATACMS cho Ukraine. Phiên bản này có tầm bắ.n khoảng 165 km, nặng hai tấn, mang đầu đạn chùm chứa 950 quả đạn con M74, được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính.
Cách đây vài tháng, truyền thông Mỹ nói Washington đã chuyển biến thể M39A1 Block I có tầm bắ.n 300km. Biến thể này mang đầu đạn chùm chứa 300 đạn con M74 và nặng bằng một phần ba so với đầu đạn của M39 Block I, đồng thời bổ sung hệ thống định vị vệ tinh để tăng độ chính xác.
New York Times tiết lộ, Mỹ sắp tới có thể sẽ viện trợ tên lửa JASSM - Tên lửa Hành trình Không đối đất Tầm xa Liên quân cho Ukraine để lực lượng nước này khai hỏa từ tiêm kích F-16.
Tên lửa JASSM được kích hoạt từ tiêm kích F-16. Ảnh: USAF
Tên lửa JASSM được phát triển năm 1995-1998, có mặt trong biên chế quân đội Mỹ từ năm 2003. Biến thể AGM-158A có giá dưới một triệu USD, tầm bắ.n 370 km và mang được đầu đạn 450 kg. Mỹ dường như sẽ cấp biến thể này cho Kiev.
Giới chuyên gia quân sự phương Tây nhận định, JASSM, với khả năng tàng hình và tầm bắ.n xa hơn hầu hết tên lửa Ukraine đang sở hữu, sẽ gây nhiều khó khăn cho Nga nếu Mỹ cho phép Kiev dùng nó tập kích lãnh thổ Nga. Các quan chức Mỹ nói rằng tiến trình chuyển giao tên lửa JASSM có thể mất vài tháng (tính từ tháng 9/2024) do một số vấn đề kỹ thuật.
Cảnh báo đanh thép của Nga khiến phương Tây chưa thể 'cởi trói' cho Ukraine? Mỹ và Anh vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga do lo ngại các cuộc tấ.n côn.g như vậy có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga, đặc biệt là sau cảnh báo sắc lạnh từ Điện Kremlin. Thủ tướng...