Trước ăn hỏi 5 ngày, chú rể bỗng đề nghị trơ trẽn “nhà gái cùng chia sẻ gánh nặng cưới vợ”, cô dâu liền có quyết định gắt khiến anh “tối mặt”
Chỉ còn chưa đầy 5 ngày nữa là đến lễ ăn hỏi của mình, song từ khi nghe lời đề nghị trơ trẽn của chồng sắp cưới, Hoa cảm thấy chán nản vô cùng.
Hoa và Quý yêu nhau 2 năm thì mới quyết định tiến tới hôn nhân. Lúc yêu, cô nhiều lần cảm nhận Quý là người chặt chẽ trong vấn đề tiền bạc, nhưng Hoa đều tặc lưỡi cho qua vì nghĩ rằng nếu lấy chồng như vậy sẽ chí thú làm ăn hơn, không chơi bời lêu lổng.
Nói qua về hoàn cảnh của 2 gia đình. Nhà Hoa ở Hà Nội nhưng kinh tế bình thường. Bố mẹ cô là công nhân đã về hưu và còn phải nuôi em trai Hoa đang học đại học. Còn gia đình nhà Quý cách Hà Nội 80km. Mặc dù ở quê nhưng xét về điều kiện kinh tế, nhà anh còn khá giả hơn nhà cô nhiều. Quý là con trai duy nhất trong gia đình có 3 người con.
Ngày Quý dẫn Hoa về ra mắt, cả hai nhận được sự ủng hộ của gia đình anh. Họ còn mong mỏi anh sớm lấy cô. Bố Quý tuyên bố sẽ lo liệu tất khi con trai lấy vợ. Thế rồi 2 bên gia đình cũng mau chóng nói chuyện người lớn để Quý với Hoa sớm về chung 1 nhà.
Lời đề nghị của Quý khiến Hoa cảm thấy sốc. (Ảnh minh họa)
Hoa cứ nghĩ chuyện tình cảm của mình cuối cùng đã có cái kết viên mãn, nhưng đến đúng 5 ngày nữa là ăn hỏi thì đột ngột sinh chuyện.
2 hôm trước, Quý xin nghỉ làm để về quê lo liệu chuyện cưới xin. Trước đó, anh và Hoa đã bàn nhau, phần nào đỡ được cho bố mẹ như nhẫn cưới, chụp ảnh cưới, váy cưới, 2 người sẽ cùng bỏ tiền ra.
Nhưng tối qua, Quý gọi điện cho Hoa, anh nói rất thương bố mẹ nên anh muốn đỡ đần cho họ trong đám cưới của mình. Quý đề nghị Hoa “ nhà gái hãy san sẻ gánh nặng cưới vợ với nhà trai“, cô còn tiền thì hãy bỏ ra lo liệu cùng nhà anh.
Hoa sốc nặng khi nghe lời đề nghị này. Nhưng cố giữ bình tĩnh, Hoa hỏi Quý cần cô lo liệu những gì trong khoản cưới hỏi này.
Quý thẳng thắn chẳng chút ngại ngần: “ Cũng không có gì to tát đâu em. Trước mắt là đám hỏi 5 ngày tới thì chỉ cần nhà em lo liệu tiền 5 tráp ăn hỏi, tiền mua quà bánh, tiền phong bì lễ đen, xe cộ đi lại của gia đình anh. Còn về đám cưới thì mấy nữa anh tính sau. Mình cùng lo liệu để hôn sự của chúng mình hoành tráng, ai trông vào cũng phải trầm trồ. Như vậy có phải thích không em nhỉ”.
Nghe Quý liệt kê danh sách dài như vậy, Hoa cảm thấy vừa nực cười vừa tức tối. Rõ ràng bố mẹ anh đã tuyên bố lo tất, nhưng gì đỡ đần được họ, Hoa cũng bỏ tiền rồi. Bố mẹ Hoa còn cắt đi nhiều thủ tục tốn kém để tiết kiệm nhất cho 2 bên, vậy mà anh còn đưa ra đề nghị trơ trẽn đó.
Video đang HOT
Hoa hỏi thêm Quý còn khoản nào nữa cần cô hỗ trợ trong đám hỏi 5 ngày tới nữa không, Quý nói rằng tạm thời anh chưa nghĩ ra hết, có gì anh báo sau. Tiền cỗ mời người thân thì bố mẹ anh đã lo rồi. Quý thản nhiên nói rằng, tất cả các khoản trên có 30 triệu chứ mấy.
Hoa để anh nói hết mà cảm thấy sức chịu đựng của mình quá giỏi. Từng lời đề nghị rạch ròi không chút ngượng ngùng của anh làm cô điên tiết.
Hoa nói huỵch toẹt với chồng sắp cưới rằng: “ Anh Quý ạ, không biết anh cưới em hay là em cưới anh nữa. Tiện đây em nói thẳng luôn là gia đình em không có tiền. Anh thương cho bố mẹ anh là tốt nhưng bố mẹ em, chẳng nhẽ em không cần phải thương họ chắc?”.
Đáp lại sự phẫn nộ của Hoa, Quý lại cho rằng cô keo kẹt. Anh nói cô bỏ tiền ra lo đám cưới của mình chứ của ai mà tính toán mấy đồng bạc.
“ Từ lúc xác định cưới em, hai bên gia đình bàn bạc là anh đã nhận 2 nhà như một. Anh không có cái kiểu tính toán rạch ròi như em, nào là đằng trai – đằng gái, tiền anh – tiền em,...” – Quý nói.
Hoa không chịu đựng được nữa, cô tuyên bố: “ Anh và 2 bác không có điều kiện thì tổ chức hôn sự vừa phải thôi, cần gì phải làm hoành tráng rồi nhăn nhó kêu không có tiền. Bố mẹ và em cũng có đề nghị phải mở tiệc linh đình, tổ chức cả trăm mâm cỗ như nhà anh đâu.
Nếu anh và gia đình chưa lo được những thứ căn bản đó cho đám cưới của chúng ta thì tốt nhất là đừng lên kế hoạch cưới xin gì nữa. Em sẽ nói với bố mẹ em là hoãn cưới ngay và luôn. Anh tiếp tục cố gắng đi làm rồi tích góp tiền. Khi nào anh đủ điều kiện cưới vợ thì hãy nghĩ đến chuyện cưới em về”.
Hoa nói xong cúp máy. Thật sự lời đề nghị của chồng sắp cưới khiến cô không thể thông cảm nổi. Sự tính toán của anh ở những trường hợp khác thì cô có thể nhân nhượng, chứ trong việc này thì hoàn toàn không. Hoa nghĩ mình cũng phải có cái giá của mình. Như này khác nào cô đi “mua chồng”. Và có khi đồng ý chuyện này thì mấy nữa đến lúc cưới nhau, có khi cả tiền cỗ bàn, rạp cưới,… nhà anh, cô cũng phải lo. Hoa quyết định như vậy là đúng hay sai?
Sau lễ ăn hỏi, mẹ người yêu đề nghị tôi lo 100 triệu tiền cưới
Sau đám hỏi, mẹ người yêu đề nghị tôi chi 100 triệu để nhà gái lo liệu chuyện cỗ bàn và xe đưa đón họ hàng ở quê lên Hà Nội.
Tôi kinh doanh mặt hàng gia dụng cho mẹ và bé. Cửa hàng của tôi đông khách nên lợi nhuận khá tốt.
Nhà tôi chỉ có 2 mẹ con. Ngày trước, cuộc sống khó khăn nên tôi cũng lăn lộn đủ nghề, chỉ mong lo cho mẹ đầy đủ.
Mẹ tôi là mẹ đơn thân. Năm xưa bà vượt qua mọi điều tiếng để sinh ra tôi. Vì vậy, tôi luôn biết ơn và trân trọng bà.
Sau này bố có về tìm nhưng tôi không gặp. Bao năm ông bỏ rơi 2 mẹ con, đi lấy người vợ giàu có, đến lúc sa cơ, lại về tìm mẹ con tôi hỏi vay tiền.
Mẹ tôi chỉ biết khóc thầm, tủi phận. Tôi thương mẹ nên lấn cấn mãi chưa chịu lấy vợ.
Mãi đến ngày mở được cửa hàng, kiếm ra tiền tôi mới tính chuyện lập gia đình. Thế nhưng lúc này tuổi tác cũng ngoài 30, tôi bắt đầu ngại chuyện yêu đương.
Qua bạn bè giới thiệu, tôi quen Quỳnh - nhân viên quỹ tín dụng. Em kém tôi 1 tuổi, con nhà gia giáo.
Mặc dù tình cảm chưa đến mức sâu nặng nhưng chúng tôi vẫn quyết định kết hôn. Quỳnh bảo không muốn lấy chồng quá muộn, sợ tuổi tác nhiều, sinh con khó khăn.
Về mặt tính cách, tôi thấy em ăn nói dịu dàng, biết quan tâm mọi người. Quỳnh học tài chính, tính toán làm ăn cũng nhanh nhẹn. Tôi hi vọng hai vợ chồng cùng xây dựng cơ ngơi.
Hai gia đình gặp nhau khá vui vẻ, tôi còn đặt 2 mâm ngoài nhà hàng. Đám hỏi, tôi chuẩn bị tươm tất. Mặc dù nhà gái chỉ yêu cầu 10 triệu phong bì lễ 'đen' (tiền mặt -nv) nhưng tôi làm 3 phong bì. Mỗi phong bì 10 triệu đồng.
Tiền phông rạp, bàn ghế, đội hình đỡ tráp... tôi lo hết. Quỳnh chỉ lo mỗi việc làm đẹp, giữ tinh thần thoải mái.
Sau lễ ăn hỏi ấm cúng, chúng tôi bắt tay vào trang trí tổ ấm, chụp ảnh cưới và phát thiệp mời.
Mẹ tôi chiều con dâu hết mức. Bà mua một bộ trang sức đắt tiền, dự định trao cho Quỳnh trong ngày cưới.
Đồ đạc trong nhà, bà bắt tôi sắm mới hết, thanh lý đồ cũ. Mẹ tôi muốn con dâu về, được sống trong không gian tiện nghi nhất có thể.
Bà bảo, cuộc đời bà vất vả. Giờ bà mong con dâu được sung sướng. Mặc dù chưa cưới nhưng bà hay nấu nướng, gọi Quỳnh về ăn. Hôm nào em bận, bà gọi người mang đến tận nơi.
Một tuần sau đám hỏi, tôi được mẹ Quỳnh mời đến nhà ăn cơm. Trong bữa cơm, mẹ vợ tương lai đưa tôi một loạt danh sách cần chuẩn bị cho hôn lễ.
Trong đó có váy cưới, trang điểm cô dâu, áo dài và vest cho bố mẹ vợ, tiền đặt cỗ (hai nhà ăn 2 ngày khác nhau), tiền thuê xe 30 chỗ đưa đón họ hàng dưới quê (quê em cách Hà Nội 70km), tiền mời họ hàng nhà em ăn uống 2 ngày...
Mẹ vợ thấy tôi xem rồi im lặng, bà nhắc tôi chuẩn bị 100 triệu đồng để lo những hạng mục trong danh sách. Tôi bảo mẹ Quỳnh: "Đây là việc người lớn, con cần bàn với mẹ. Mai con sẽ báo lại".
Tôi vừa dứt lời, mẹ Quỳnh thủng thẳng đáp: "Con lớn rồi, tự chủ làm ăn. Việc này con quyết cũng được, không cần phải bàn với mẹ con".
Mặc dù số tiền 100 triệu không quá nhiều. Tôi hoàn toàn lo được nhưng tôi thấy rất vô lý.
Khoản trang điểm cô dâu, váy cưới tôi không bàn đến nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy nhà trai phải lo khoản thuê xe đưa đón họ hàng nhà gái, may áo dài và vest cho bố mẹ vợ.
Khoản đặt cỗ càng phi lý hơn. Vì nhà gái đặt cọc, sau sẽ lấy tiền mừng thanh toán. Giờ họ lại bắt nhà trai phải chi hết toàn bộ. Hơn nữa, những việc này phải được bàn từ sớm. Giờ ấn định ngày cưới, tổ chức lễ ăn hỏi xong mẹ vợ mới nói. Tôi cảm giác họ dồn tôi vào thế bí, buộc phải chi tiền. Thực sự, tôi thấy nhà mình bị thiếu tôn trọng.
Từ hôm qua đến nay, Quỳnh gọi điện cho tôi liên tục, chắc muốn tôi chuyển tiền sớm để lo liệu.
Tôi tắt máy, không muốn nghe vì chưa biết trả lời sao cho hợp lý. Em nhắn tin trách tôi chi ly, keo kiệt với gia đình vợ. Ba ngày nữa, chúng tôi sẽ đăng ký kết hôn.
Trước tình huống này, tôi thấy bối rối quá. Tôi có nên tạm hoãn việc đăng ký lại không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên.
30 tuổi chưa dám cưới, vì sao? Gánh nặng tài chính, muốn tập trung công việc hay đơn giản là đã quen cuộc sống một mình khiến ngày càng nhiều người quyết định kết hôn muộn. Trước xu thế đời sống hiện đại, kết hôn muộn hoặc không kết hôn không chỉ là vấn đề được quan tâm tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, khi...