Trứng vịt lộn nấu bầu
Thông thường với món hột vịt lộn, cách ăn phổ biến nhất là luộc chín rồi gỡ vỏ ăn cùng với rau răm, muối tiêu. Còn món trứng vịt lộn nấu bầu thì không được bày bán phổ biến mà chỉ ở vài nơi hoặc chế biến dùng trong gia đình. Món này có thể chan như canh ăn cùng với cơm nóng.
Ảnh: Thanh Ly
Nguyên liệu rất đơn giản, gồm một trái bầu nhỏ gọt sạch vỏ, cắt vừa ăn; ít rau răm, hành, ớt đỏ và vài quả trứng vịt lộn chưa luộc. Trứng đập ra tô, hành, ớt băm nhỏ, phi hành với dầu vừa vàng thơm, cho bầu vào xào đảo đều tay khoảng vài phút. Sau đó vớt bầu ra, cho trứng vào đổ ít nước đã đun sôi, nêm các loại gia vị trên cho vừa ăn, đậy kín nắp cho trứng chín. Trứng vừa chín tới cho bầu vào; nước sôi trở lại cũng là lúc bầu chín, trở nên trắng trong.
Dùng đũa khuấy nhẹ để bầu chín đều nhưng hột vịt không bị nát. Chú ý vớt bọt bỏ đi để canh không tanh và nhìn ngon mắt. Hành ngò, rau răm được cho vào cuối cùng, sau đó bắc nồi ra khỏi bếp. Có thể cho thêm vào nồi một ít cà chua xào hoặc nước mắm tôm để tạo hương vị đậm đà. Cuối cùng, vắt một miếng chanh vào canh. Nước cốt chanh làm cho nước canh trông đẹp mắt, còn tăng cường vị chua thanh. Thực khách thong thả gắp từng miếng bầu trắng tươi, nếm từng miếng trứng chấm muối ớt hoặc nước mắm cốt.
Thưởng thức món trứng vịt lộn nấu bầu nóng hổi trong những ngày tiết lành lạnh thì không gì hứng thú hơn…
Video đang HOT
Theo TNO
Ăn gì trong mùa mưa Sài Gòn?
Sài Gòn gắn liền với những cơn mưa bất chợt, mưa cuốn trôi bụi bặm, mệt mỏi nhưng khiến người ta lúng túng. Biết bao người bén duyên với cơn mưa Sài Gòn, đơn giản vì cái gì đến tự nhiên cũng bất ngờ, thú vị, có khi cơn mưa lại cho họ một điểm dừng chân bên góc đường để thưởng thức tách cà phê hay một góc quán điểm tâm món ăn nào đó mà ngày thường chỉ là nỗi nhớ.
Nguồn ảnh: maihuynhdt.vnweblogs.com
Mưa Sài Gòn ồn ào và đỏng đảnh, chưa kịp dai dẳng đã vội dừng. Vào mỗi buổi chiều như thế, chỉ thèm nhấp nháp món Cút lộn xào me quen thuộc. Ẩm thực Sài Gòn là nét giao thoa của ẩm thực bốn phương, món ăn Sài Gòn nổi tiếng không bởi sự cao sang mà giản dị, Cút lộn xào me là một trong những món ăn như vậy.
Khắp ba miền đâu đâu mà chẳng có trứng vịt lộn hay cút lộn, món ăn bổ dưỡng, độc đáo, hình thức ăn cũng tương tự nhau nhưng cái khác có lẽ vì được thưởng thức nó trong những cơn mưa Sài Gòn. Có phải thế chăng mà cứ nhắc đến mùa mưa là người ta nhớ đến món ăn này. Người Sài Thành không ăn trứng cút lộn chấm bột canh, rau thơm mà lại đem xào me để trở thành món ăn khoái khẩu.
Khác với trứng vịt lộn, người ta chỉ ăn một vài quả là no thì trứng cút lộn lại được bày ra cái bát tô cho một người, tương đương với hai, ba chục quả. Đây là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon và dễ ăn. Đặc biệt, món này được xào với me, thêm chút vị chua của me ngấm vào trứng làm hương vị càng thêm đậm đà, quyến rũ.
Cách làm món ăn này cũng hết sức kỳ công. Trứng cút lộn luộc lên rồi bóc vỏ. Me khô đem ngâm với nước nóng cho mềm ra. Phi hành tỏi thơm phức, đun nhỏ lửa để nước sốt sánh lại. Sau cùng cho cút lộn vào đảo cho đến khi ngấm. Khi đảo trứng phải nhẹ tay để trứng không bị nát. Nước sốt me không thể thiếu chút đường tạo vị ngọt đặc trưng của một món ăn Nam bộ.
Nguồn ảnh: hatnang.net (Cút lộn xào me)
Trứng cút lộn vừa thơm, vừa ngọt, vị me chua nhưng thanh, hành tỏi phi thơm lừng làm nên một món ăn mà ăn mãi không chán. Đây không chỉ là món ăn của học sinh, sinh viên mà còn là món khoái khẩu của dân nhậu Sài Gòn. Gọi vài chai bia và một đĩa Cút lộn xào me, là có thể ngồi lai rai với bạn bè vài tiếng đồng hồ. Nhâm nhi hạt me hay bánh mỳ chấm nước sốt me ăn cho "đỡ phí"cũng là cái thú của nhiều người.
Một trong những cái thú vui trong những trận mưa rào chợt đến, chợt đi của người Sài Gòn là tìm đến một nồi lẩu nghi ngút khói để tìm hơi ấm cho lòng mình. Lẩu là món ăn đa sắc màu và phong phú về khẩu vị. Giữa lòng Sài Thành cũng có đủ thứ lẩu, với những người xa xứ, ăn lẩu vào những ngày mưa để kiếm tìm mùa đông của Hà Nội.
Nếu như lẩu hải sản níu lòng thực khách bởi vị chua và cay độc đáo, kèm các loại hải sản như tôm, mực, nghêu, cá cùng các loại rau xanh tươi mát.... thì lẩu nấm lại mang đến vị ngọt thanh đạm từ những cây nấm nhỏ xinh, phong phú như nấm linh chi nâu, linh chi trắng, kim châm, nấm hương, nấu bào ngư, nấm đùi gà dùng kèm với hải sản các loại sẽ là bữa tiệc ẩm thực xanh cho những ngày hè oi bức hoặc sau những cơn mưa chiều bất chợt. Một lựa chọn khác trong những ngày mưa là lẩu lươn. Các món lẩu đều ăn nóng, đậm đà hương vị Nam bộ này sẽ giúp bạn thấy ấm lòng hơn trong những ngày Sài Gòn mưa rả rích.
Nguồn ảnh: forum.zing.vn (Lẩu cháo)
Trước kia, người Sài Gòn gọi món lẩu là món "tạp pí lù", có nghĩa là có đủ thứ, cái gì cũng có thể cho vào nồi lẩu.Từ đó, dân sành ăn miền Tây lại du nhập, chế biến để có món lẩu mắm "danh bất hư truyền". Rồi từ lẩu mắm, lẩu thập cẩm, dân nhậu có thêm lẩu đuôi bò, lẩu cá kèo, lẩu dê, lẩu rắn... Lẩu Sài Gòn đã trở thành món ăn phổ biến, không thể thiếu, xuất hiện từ nhà hàng đến quán bình dân.
Thú vị nhất ở món lẩu là sự đa dạng của các loại rau, vị tươi nguyên của các loại đồ nhúng được dâng tặng từ phù sa của miền đồng bằng sông Cửu Long. Thoạt nhìn cứ tưởng lẩu nơi đây là món ăn hỗn độn và dễ dãi, nhưng thật ra nó có những quy tắc ẩm thực rất riêng. Nồi lẩu cá bông lau chua cay phải có bông so đũa, lẩu Thái lại không thể thiếu mớ rau muống. Còn cải xanh, rau đắng, bông điên điển lại ăn với lẩu mắm...
Nguồn ảnh: forum.shaiya.com (Lẩu Thái)
Các món lẩu rất duyên với phong cách nhậu của người Sài Gòn, họ đam mê lẩu nên sáng tạo đến vô cùng món ăn này. Một thành phố pha trộn, giao thoa nhiều nền văn hóa, sẵn sàng tiếp thu những cái mới, bởi thế "lẩu" cũng là một nét văn hóa ẩm thực rất riêng của người Sài Gòn.
Ngọc Dung
Theo TapchiMonngon
CNN điểm danh 5 món ăn "rùng rợn" của VN Đó là những món ăn ngon nhưng có thể khiến thực khách nước ngoài "rợn tóc gáy" khi lần đầu thưởng thức... Phóng viên Adam Bray của hãng truyền thông CNN đã có những nhận xét... buồn cười nhưng rất chính xác về ẩm thực Việt Nam như sau: "Ở nhiều quốc gia, người dân không bao giờ dám ăn côn trùng và...