‘Trung ương điều hành mà địa phương không tuân thủ là không thể chấp nhận được’
Ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh không thể để xảy ra tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, Trung ương điều hành mà địa phương không tuân thủ là không thể chấp nhận.
Tại Tọa đàm “Nghị quyết 128 – Hướng tới bình thường mới” ngày 18/10, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nguyên tắc của Nghị quyết 128 là tính thống nhất toàn quốc. Vấn đề này được ghi thành một câu riêng biệt trong Nghị quyết 128 đó là: ” Các địa phương không được cục bộ cát cứ và ban hành quy định vượt quá mức cần thiết”.
Theo ông Nhưỡng, câu nói này trong Nghị quyết đã khẳng định không được vượt qua các tiêu chuẩn, tiêu chí mà Bộ Y tế ban hành. Những tiêu chí này là những tiêu chí nguyên tắc, các địa phương không được ban hành quy định vượt quá, đấy là tính cần thiết.
Trong Nghị quyết 128 quy định 9 biện pháp cho 9 lĩnh vực khác nhau, áp dụng 4 cấp độ dịch cho doanh nghiệp, cơ sở, cơ quan, tổ chức và có 4 biện pháp áp dụng cùng 4 cấp độ dịch cho cá nhân.
Lưu thông vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh cấp độ 1, 2, 3 đều được hoạt động bình thường, cấp độ 4 hoạt động với một số điều kiện. Hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm thì quy định rất chặt chẽ, bắt đầu từ cấp độ 1 là đã có điều kiện đi kèm rồi, còn đến cấp độ 4 thì phải dừng hoạt động. Vận tải hành khách công cộng hoạt động bình thường, từ cấp độ 2 đến 4 hoạt động có điều kiện hoặc ngừng hoạt động.
“Đây là những nguyên tắc bất di bất dịch, không thể thay đổi “, ông Nhưỡng nói.
Vấn đề thứ hai theo ông Nhưỡng là tính linh hoạt. Đó là địa phương phải đưa ra phương án trên cơ sở đánh giá cấp độ dịch của từng nơi và của toàn tỉnh. Đây là những phương án linh hoạt, là yêu cầu “thích ứng linh hoạt” đã được nêu trong Nghị quyết 128 và vấn đề thứ ba là phải kiểm soát được.
Video đang HOT
TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện UBTVQH, Đại biểu Quốc hội khóa XIV chia sẻ tại tạo đàm sáng 18/10.
Ông Nhưỡng nhấn mạnh có 3 mảng rất quan trọng hiện nay. Một là đảm bảo mạch máu lưu thông phải thông suốt, không cẩn thận sẽ thành “xơ vữa động mạch giao thông”.
“Tôi lấy ví dụ như ở Cần Thơ vừa qua hơn 4.000 xe ùn tắc gây ra 3 nguy cơ lớn: Lây nhiễm chéo, an ninh trật tự và nguy cơ đứt gẫy chuỗi sản xuất”, ông Nhưỡng nói.
Mảng thứ hai theo ông Nhưỡng là nền tảng nông nghiệp. Hàng hóa phải lưu thông để sản xuất, hàng nông sản phải vận chuyển ra, không để cho khủng hoảng về lương thực thực phẩm và an sinh.
Mảng thứ ba theo ông Nhưỡng là phải bảo đảm toàn bộ hệ thống sản xuất và khu công nghiệp hoạt động trở lại. Đây không chỉ là câu chuyện sản xuất mà còn là giải quyết công việc cho người lao động, từ đó tác động trở lại ngân sách và an sinh xã hội.
“Vừa qua, chúng ta đã có kinh nghiệm, cơ sở từ việc áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19 và thêm Nghị quyết 128, Chính phủ cho quyền các địa phương thích ứng mà các địa phương không thích ứng nữa thì có lẽ phải đình chỉ, loại trừ, cách chức một số lãnh đạo không tuân thủ, không hòa cùng “nhịp đập” của cả nước hoặc vì câu chuyện cá nhân hay địa phương của mình mà ngăn cản các địa phương khác, ngăn cản các chủ thể khác, như thế thì không chấp nhận được.
Đặc biệt, không thể để xảy ra tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, Trung ương điều hành mà địa phương không tuân thủ là việc không thể chấp nhận được “, ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Phó trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền, từ Nghị quyết 128 này cần có sự đánh giá chặt chẽ với lãnh đạo địa phương để xác định trách nhiệm, trong trường hợp cần báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, xử lý, không thể để kết thúc chiến dịch mới làm.
” Vào trận mà không chỉ huy được thì tôi đề nghị lui ra, để người khác làm thay chứ đánh trận mà như vậy chúng ta sẽ thua. Tôi cho rằng tính tuân thủ, tính linh hoạt cần phải được kiểm soát “, ông Nhưỡng bày tỏ.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, GS. Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam cho rằng dịch ở mỗi địa phương có tính chất, mức độ khác nhau về số lượng, điều kiện, nhưng quan trọng nhất là có những điểm chung, không chỉ ở mỗi địa phương, không chỉ ở Việt Nam mà là điểm chung trên toàn thế giới.
Đó là dịch diễn biến rất phức tạp và lây rất nhanh, khó lường, vì vậy đòi hỏi phải có một quyết định phổ quát để thống nhất về ý chí, thống nhất về hành động, thống nhất về cách làm… tất cả phải đồng bộ.
“Ví dụ, quy định của Bộ Y tế về xét nghiệm, về kiểm tra người đi từ vùng dịch về thì phải phù hợp, thỏa đáng, để Bộ Giao thông vận dụng hiệu quả “, ông Trí nói.
Theo GS. Nguyễn Anh Trí, phải có Nghị quyết 128 như thế này, có tiêu chí rõ ràng, có tính phối hợp cao để tất cả cùng thực hiện. Cụ thể nhất là sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.
Hàng hóa gặp khó tại chốt kiểm dịch, Bộ GTVT ra công điện khẩn tháo gỡ
Ngày 24/9, Bộ Giao thông vận tải có công điện gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, xử lý vướng mắc trong tổ chức giao thông, tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân trong giai đoạn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: TTXVN
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải cho hay, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ thị, công điện và chỉ đạo về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân trong tình hình dịch COVID-19.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành, địa phương kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Tuy nhiên, trong một số thời điểm, các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, việc kiểm soát phương tiện đi lại, hàng hóa vận chuyển tại nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn; có hiện tượng ùn tắc cục bộ do quy định chưa phù hợp như: yêu cầu thay thế lái xe của địa phương; quy định giá trị hiệu lực của giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 ngắn hơn so với hướng dẫn của Bộ Y tế là 72 giờ; giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 còn giá trị nhưng vẫn yêu cầu lái xe xét nghiệm lại, bắt xe quay đầu lại nơi xuất phát...
"Để hạn chế tình trạng nêu trên, đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố yêu cầu cơ quan chức năng của tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã rà soát quy định do địa phương ban hành chưa đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ, đặc biệt tại tuyến tỉnh lộ, tuyến liên huyện, liên xã; chủ động bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp", công điện của Bộ Giao thông vận tải nêu.
Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị các địa phương, đơn vị chỉ đạo các chốt kiểm dịch (cấp tỉnh, huyện, xã, phường) thống nhất phương án tổ chức giao thông, nội dung kiểm tra và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch.
Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn cấp huyện, cấp xã không để ùn tắc giao thông, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong lưu thông hàng hóa. Những quy định thực hiện không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần xử lý nghiêm.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố cần giao giám đốc Sở Giao thông vận tải trực tiếp chủ trì làm việc với các sở liên quan như Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện và các cơ quan, lực lượng chức năng liên quan kịp thời xử lý các khó khăn, đảm bảo hàng hóa được lưu thông thông suốt, an toàn. Đồng thời giao thủ trưởng các cơ quan chủ trì nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, gây khó khăn cho hoạt động vận tải trên địa bàn địa phương.
Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải các địa phương chủ động xây dựng phương án tổ chức giao thông để tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố đảm bảo thực hiện thống nhất, đúng hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải nhằm giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông;
Mặt khác, phối hợp với các Tổ kiểm tra hiện trường thuộc Tổ công tác đặc biệt của Bộ Giao thông vận tải tiếp tục kiểm tra, nắm bắt tình hình diễn biến trên địa bàn các địa phương để kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền đưa ra phương án xử lý...
Ngành Hải quan quyết tâm phấn đấu thu ngân sách đạt 335.000 tỷ đồng Trong quý IV/2021, ngành Hải quan phải cố gắng rất nhiều để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu thông suốt, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phấn đấu thu đạt 335.000 tỷ đồng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Văn Tá Đây là yêu cầu...