Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và những cái Tết đặc biệt trong đời
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước có 10 năm ăn Tết trên chiến trường miền Nam. Hòa bình lập lại, Tết của ông vẫn là những trận chiến ở chiến trường C, ở biên giới phía Bắc. Gần 10 năm sau ngày thống nhất, ông mới có cái Tết sum vầy đầu tiên bên gia đình.
Người lính chỉ ăn Tết bằng chiến thắng!
Mùa Xuân này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã bước qua tuổi 93, khuôn mặt đầy những nốt đồi mồi, mái tóc đã ngã màu như cước, bước đi nhanh nhẹn trong bộ quần áo lính. Lần này, ông là khách mời trong đoàn cựu chiến binh đã từng chiến đấu tại Trị – Thiên về thăm chiến trường xưa nhân kỉ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong cuộc tổng tiến công 50 năm trước, ông là Trưởng ban Tác chiến Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước gặp lại đồng đội, đồng chí của mình nhân dịp kỉ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Nếu không có bộ quân phục, tôi nhìn ông giống như một lão nông chất phác với nụ cười hiền từ hơn là một vị tướng lĩnh nổi tiếng dạn dày trận mạc. Lịch trình của ông dày đặc nhưng vẫn gật đầu khi tôi xin gặp riêng. 93 tuổi, ông vẫn một mình lo mọi thứ như đã quen nếp từ hồi quân ngũ.
“Người lính vào chiến trường, có gì nặng gánh hơn vận mệnh dân tộc. Tôi bước chân ra đi, lòng còn khấp khởi mừng vì nhỡ có nằm lại chiến trường cũng đã có thằng Tuấn (anh Nguyễn Quốc Tuấn) nối dõi. Có ai ngờ đâu, đi biền biệt cả chục năm trời, đến nỗi ngày gặp lại, cả hai đứa đều nhất quyết không nhận cha. 10 năm ở rừng, thiếu ăn, thiếu mặc, súng đạn… người cứ khô quắt lại”.
Câu chuyện lan man sang ngày Tết. Ông ngồi thẳng lên, cười nhẹ như gió thoảng. “Quân đội là không bao giờ được ăn Tết. Thời điểm địch sơ hở nhất là cơ hội để ta tấn công. Không phải ngẫu nhiên mà các chiến dịch lớn của ta đều diễn ra vào dịp Tết, từ Mậu Thân 1968 đến Xuân 1972 cho đến Mùa Xuân 1975 thống nhất đất nước.
Tướng thước: Không phải ngẫu nhiên các chiến dịch lớn của ta đều diễn ra vào dịp Tết. Người lính ở chiến trường chỉ ăn Tết bằng chiến thắng
Người lính trong thời kỳ giáp Tết là chuẩn bị sẵn sàng để lập công, chớp thời cơ để đánh địch, giành chiến thắng. Người lính ăn Tết bằng chiến thắng. Trong chiến trường chỉ nghĩ đến chiến thắng, không ai còn nghĩ đến sống hay chết. Có những năm, ngày Tết anh em đã nằm xung quanh đồn địch. Năm nào đánh thắng thì năm đó ăn Tết. Còn những năm đánh không thắng thì không có Tết, buồn không muốn ăn.
Video đang HOT
Tết Mậu Thân, ở Tây Nguyên chưa có đường xe cơ giới từ Bắc vào nên anh em không có nhiều tiếp tế từ hậu phương nên Tết cũng không có gì, thậm chí bộ đội còn phải nhường gạo cho bà con ăn Tết, còn mình thì ăn sắn. Đêm 30 Tết Mậu Thân, các đơn vị mặt trận Tây Nguyên vẫn trên đường hành quân”.
Đêm giao thừa, cùng với các đô thị lớn trong cả nước, 3 thành phố Tây Nguyên gồm Buôn Mê Thuột, Pleiku, Kon Tum cũng đồng loạt nổ súng. Buôn Mê Thuột nổ súng sớm nhất, lúc 0h45 phút, Pleiku sau đó 10 phút, vào lúc 0h55, riêng Kon Tum không có người dẫn đường nên các cánh quân vào muộn hơn. Tây Nguyên là hướng lực lượng ta không đông trong khi địch lại mạnh nên chỉ có Ban Mê Thuật trụ được 7 ngày, Pleiku được 4 ngày rưỡi, đêm Mùng 4 rút ra.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước tặng hoa cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế với mong muốn, với tinh thần tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, địa phương sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội
Tết năm 1972, hướng Tây Nguyên thắng lớn, giải phóng được gần hết tỉnh Kon Tum, tiêu diệt Sư đoàn 22 của địch, diệt nhiều cố vấn Mỹ ngay trong công sự. “Đó là Tết thắng lợi nhất, giải phóng được nhiều nhất. Chính thắng lợi này đã thúc đẩy cuộc đàm phán và đi đến kí kết hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, tướng Thước cho biết.
Năm 1975, lính mặt trận Tây Nguyên được ăn Tết sớm hơn gần 1 tháng để chuẩn bị cho trận đánh có tính chất quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Đây cũng cái Tết đủ đầy và đúng nghĩa của ông trong 10 năm ở Tây Nguyên. “Tết có bánh chưng, mỗi người được 5 lạng nếp gói bánh chưng, có thịt hộp, có bánh kẹo miền Bắc đưa vào, có bánh quy, có kẹo cà phê, cơm được ăn no. Đó là món quà, là tấm lòng của hậu phương miền Bắc đối với người lính ở chiến trường, chính những điều đó đã củng cố thêm quyết tâm giành thắng lợi trên chiến trường, thống nhất nước nhà của người lính”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói tiếp.
Tết đoàn viên đầu tiên
Biết ông trở lại Huế, chị Nguyễn Minh Tâm – con gái đầu của ông đến thăm. Ông vẫn ôm lấy đầu con, đặt vào đó một nụ hôn yêu thương rồi dặn dò như thể bù đắp cho quãng thời gian thơ ấu thiệt thòi xa bố. “Ngày tôi đi, nó mới hơn 1 tuổi. 10 năm sau gặp lại, nó nhất quyết không nhận cha vì… lạ quá”, ông cười hiền hậu.
Trong cuộc nói chuyện ngắn ngủi, ông nhiều lần nhắc đến người vợ quá cố của mình – bà Phan Thị Thủy, thua ông đến 10 tuổi. Ông bảo, trong tất cả người vợ của các tướng lĩnh quân đội, có lẽ bà là điển hình của sự chịu đựng và thủy chung chờ đợi, là người phụ nữ không có thời thanh xuân đôi lứa.
Tướng Thước ôm hôn người đồng chí của mình tại lễ mít tinh kỉ niệm 50 năm Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Vợ chồng chưa bén hơi thì ông lại vào chiến trường. Phải đến 5 năm sau bà mới sinh người con gái đầu.
“Vợ mới sinh được một thời gian ngắn thì tôi được lệnh đi B. Hồi đó đi B. phải bí mật, không được tiết lộ với ai, kể cả với vợ. Đi B. người lính thường dự cảm khó có ngày về, tôi “lừa” vợ là đi xem bói, thầy bói bảo năm nay không sinh thì không sinh con được nữa để vợ sinh thêm đứa con.
Ngày 12/10/1964, tôi được lệnh vào Tây Nguyên nên tranh thủ chạy về thăm vợ con. Đến đầu làng, bà con bảo “về nhanh lên, vợ mi sinh con trai rồi”. Về đến nhà, thằng Tuấn (Nguyễn Quốc Tuấn) đỏ hỏn, vừa mới được sinh ra. Tôi chỉ kịp bế con 1 tiếng rồi vội vã đạp xe ra Vinh để kịp thời gian hành quân, lòng thấy nhẹ lắm, nghĩ nếu mình có bề gì đã có người nối dõi”, ông kể.
Ông đi biền biệt 10 năm, một mình bà chăm sóc 2 người con, phụng dưỡng bố mẹ già. Đến khi đất nước thống nhất, bà lại tiếp tục cảnh xa chồng khi ông chiến đấu ở Camphuchia. Năm 1980, từ Camphuchia, quân đoàn 3 được lệnh về tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trong đời thường. Ông nhắc đến người vợ của mình với một lòng biết ơn và cảm phục đức hi sinh, thủy chung của bà
Bộ tổng tham mưu thấy ông đi lâu quá nên đưa mẹ con bà Thủy ra Hà Nội để bà có điều kiện gần chồng hơn. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra khốc liệt, thành ra, số ngày bà được ở cạnh chồng cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Năm 1984, do yêu cầu của tình hình mới, ông được điều về Quân khu 4. Lúc này, bà cũng được sắp xếp công việc về TP Vinh để gần chồng. “Đó là cái Tết đoàn viên đầu tiên của gia đình tôi. Cái Tết đầu tiên có cả 4 cha con mẹ con. Hồi đó còn khó khăn lắm, tiêu chuẩn chỉ có ít thịt, đậu, nếp nhưng là cái tết đặc biệt nhất của tôi. Chúng ta đã đi cả một chặng đường rất dài để có cái Tết trường tồn cho dân tộc, dù rằng, với mỗi người lính chúng tôi, chặng đường đó còn dài hơn rất nhiều”, ông tâm sự.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Đại án OceanBank:LS đưa bằng chứng về chỉ đạo của ông Đinh La Thăng
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, luật sư Nguyễn Minh Tâm đã trưng ra văn bản ngày 7.9.2010 do Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng ký. Văn bản này yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank.
LS Nguyễn Minh Tâm (Anh: Zing)
Chiều 14.9, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm diễn ra với phần bào chữa của các luật sư (LS). Tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank, LS Nguyễn Minh Tâm cho rằng, Viện KS đã cáo buộc Nguyễn Xuân Sơn lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân là chưa phù hợp.
Để dẫn chứng, LS Tâm đã trưng ra văn bản ngày 7.9.2010 do ông Đình La Thăng lúc đó là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký. Văn bản yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank bao gồm: Cấp phát vốn, thanh toán, gửi tiền, và các dịch vụ tài chính khác, trong đó có các quan hệ tài chính giữa các đơn vị với nhau. Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OeanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15.10.2010.
Theo LS Tâm, văn bản này thể hiện rất rõ tinh thần chỉ đạo của ông Đinh La Thăng. Ông cho rằng không cần xét hình thức chỉ đạo, cần phải xét nội dung chỉ đạo và đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của Tổng GĐ PVN.
Vẫn theo LS Tâm, nội dung đó có thể rút ra kết luận quan hệ giữa PVN và OceanBank đã được hai Chủ tịch của hai đơn vị thống nhất, thỏa thuận và triển khai cam kết hỗ trợ tối đa trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Sau khi phân tích, LS Tâm cho rằng, ở PVN không ai có thể làm trái thỏa thuận cam kết đó để thực hiện mục đích cá nhân, kể cả Nguyễn Xuân Sơn. Dù thế nào Nguyễn Xuân Sơn cũng không thể làm trái quy định băng văn bản này. "Nguyễn Xuân Sơn có dám dùng tư cách cá nhân yêu cầu các đơn vị gửi tiền vào PVN hay không? Đương nhiên là không! Vì thế không thể quy buộc Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân", LS Tâm đặt vấn đề.
Trước đó, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị Viện KS đề nghị mức án tử hình về tội Tham ô tài sản, tù chung thân về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 16 - 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Bị cáo Sơn là trường hợp bị đề nghị mức án nặng nhất trong tổng số 51 bị cáo.
Theo Danviet
Trịnh Xuân Thanh đầu thú: Chờ khai báo về trách nhiệm người liên quan Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho rằng "nhiều người đang run" trước sự việc ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú tại cơ quan công an. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, dư luận xã hội rất quan tâm tới việc sẽ thu hồi được bao nhiêu tài sản...