Trùng tu di tích Hải Vân Quan, hứa hẹn trở thành điểm du lịch hấp dẫn
Dự án Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan đã được khởi công vào cuối năm 2021, chủ đầu tư là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng (đơn vị phối hợp).
Theo đó, Dự án được xây dựng tại đỉnh đèo Hải Vân, giữa thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) với diện tích khoảng 6.500m2. Tổng mức đầu tư dự án hơn 42 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP.Đà Nẵng 50% và ngân sách tỉnh Thừa Thiên – Huế 50%. Thời gian thực hiện dự án trong vòng 2 năm.
Hải Vân Quan được xây dựng ở một vị trí hết sức đắc địa, vừa hiểm trở cheo leo
Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826, là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP.Đà Nẵng ngày nay (xưa là ranh giới giữa phủ Thừa Thiên và Quảng Nam).
Hải Vân Quan được xây dựng ở một vị trí hết sức đắc địa, vừa hiểm trở cheo leo, là nơi xung yếu nhất được mệnh danh là “yết hầu” của Kinh đô Huế. Thành lũy này án ngữ trên con đường Thiên lý độc đạo lưu thông từ Kinh đô Huế đến xứ Quảng Nam và ngược lại.
Do không rõ ràng trong việc phân cấp quản lý giữa Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng mà một thời gian dài Hải Vân Quan bị bỏ hoang, xuống cấp. Tháng 5.2017, Hải Vân Quan đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và kiến trúc nghệ thuật.
Video đang HOT
Nhiều công nhân đang sửa chữa từng hạng mục của dự án, mỗi khu vực được rào chắn cẩn thận
Theo quy mô đầu tư và phương án xây dựng, Hải Vân Quan và “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” sẽ được tháo dỡ toàn bộ các lô cốt phía trên Hải Vân Quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan đến nền gốc tích thời Nguyễn. Tu bổ cửa Hải Vân Quan, cửa Thiên hạ đệ nhất hùng quan theo các dấu tích nguyên gốc. Phục hồi, thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường xây gạch vồ. Gia cố, chống nứt, chống thấm cho các khối xây; phục hồi lan can xây gạch vồ chia ô hộc và trang trí trên nóc theo tư liệu; phục hồi hệ thống cửa ván ghép con tiện gỗ.
Tháo dỡ toàn bộ các lô cốt phía trên Hải Vân Quan
Đối với hệ thống tường thành nhà Nguyễn sẽ được phục hồi bằng đá núi theo dấu vết khảo cổ học và dấu vết trên tường hông Hải Vân Quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Gia cố toàn bộ hệ thống chân tường thành bằng vữa neo, các vị trí xung yếu gia cố bằng bê tông. Phục hồi thân tường theo các đoạn nguyên gốc được khảo cổ. Phía trong tính từ mặt tường và các khu vực chân móng được gia cố khối xây vữa truyền thống tăng cường khả năng cố kết và chịu lực của tường…
Gia cố, chống nứt, chống thấm cho các khối xây
Dự án cũng phục hồi nhiều hạng mục của Nhà Trú Sở, nhà Vũ Khố; tuyến bậc cấp từ Hải Vân Quan xuống phía TP.Đà Nẵng; tuyến đường Thiên Lý từ Thiên hạ đệ nhất hùng quan đi tỉnh Thừa Thiên – Huế; kè phân thủy và chống sạt, chống trượt hướng Đông Bắc di tích; các lô cốt; bia Chiến Thắng Đồn Nhất…
Hệ thống chân tường thành bằng vữa neo
Trước đó, để có được sự thống nhất về quan điểm, phương án hạ giải, trùng tu di tích quan trọng này, cả Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, bàn thảo và cả những hội thảo khoa học để lấy ý kiến rộng rãi của giới chuyên môn, các nhà nghiên cứu…
Một số khu vực bị vướng đường điện cao thế và trung thế nên việc thi công gặp không ít khó khăn
Được biết, đây là lần đầu tiên Hải Vân Quan được trùng tu, sau khi hoàn thành hứa hẹn sẽ tiếp tục trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Di tích Huế có ứng dụng 'bản đồ số' thông minh
Ngày 2/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HUECIT) cho biết, hai đơn vị đã hợp xây dựng App có tên Di tích Huế để phục vụ du khách tham quan.
Ứng dụng trên điện thoại "Di tích Huế".
Thông qua ứng dụng trực tuyến, du khách tham quan Huế sẽ thuận tiện hơn trong việc di chuyển và tìm kiếm và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế.
Ứng dụng Di tích Huế được trang bị đầy đủ, tiện lợi hướng dẫn đường đi đến các địa điểm di tích trong Hoàng Cung Huế cụ thể, cá nhân hóa hành trình trải nghiệm và hơn thế nữa.
Để phát huy hiệu quả của ứng dụng, thời gian tới, ứng dụng này sẽ được phát triển và sử dụng cho các điểm di tích khác thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Đây cũng chính là quà tặng cho du khách để không bị lạc đường khi tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế.
Đại Nội - Kinh Thành Huế là nơi lưu dấu gần như nguyên vẹn bề dày trầm tích của lịch sử - văn hóa Huế và triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam - Nhà Nguyễn; là công trình tiêu biểu nhất trong Quần thể di tích Cố đô Huế đã được tổ chức là công trình tiêu biểu nhất trong Quần thể di tích Cố độ Huế đã được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993.
Với diện tích lên đến 32.000m2, Đại Nội (hay còn gọi là Hoàng Thành, Hoàng Cung Huế là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế), có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Tại đây, hơn 50 công trình lớn nhỏ được bài trí Đăng đối. Mỗi công trình có một chức năng riêng cũng như mang nét kiến trúc độc đáo tạo nên "Một di sản đồ sộ và tinh tế" như GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính từng đánh giá.
Còn gì tuyệt hơn khi vừa thướt tha áo dài cùng miễn phí khám phá di sản Đến tham quan các di tích ở Huế, nhiều chị em phụ nữ duyên dáng, thướt tha trong tà áo dài Việt Nam. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, xứ Huế có thời tiết đẹp. Những giọt nắng dịu nhẹ rải vàng xuống nền các di tích lăng tẩm, hoàng cung... Chốc chốc, những làn gió thoáng qua làm cho tà áo dài...