Trung tâm dữ liệu khổng lồ của Facebook ở vòng Bắc cực
Mark Zuckerberg, CEO Facebook, chia sẻ những hình ảnh hiếm hoi về trung tâm dữ liệu công nghệ cao Lulea ở phía bắc Thụy Điển, cách Bắc Cực 112 km.
Máy chủ tại các trung tâm dữ liệu thường hoạt động liên tục và tỏa ra lượng nhiệt rất lớn. Do đó, Facebook chọn đặt trung tâm dữ liệu của họ ở nhưng vị trí như thị trấn mỏ Lulea, nơi nhiệt độ thấp nhất có thể đạt -40 độ C vào mùa đông. Trung tâm này là “xương sống” của Facebook ở châu Âu.
Trung tâm có quy mô khổng lồ, nhưng ý tưởng lại bắt đầu từ những nét vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy ăn của kỹ sư Jay Park khi ông đang đi du lịch.
Trung tâm dữ liệu đang ngày một đóng quan trọng với các công ty dịch vụ Internet như Facebook hay Google. Chúng thường được canh gác cẩn mật, chỉ một số ít tổ chức truyền thông được phép thăm quan.
Video đang HOT
An ninh ở đây được thiết lập theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Khách tham quan được đội tuần tra an ninh tư nhân hộ tống, qua các cửa chống đạn cùng hành lang vách kim loại dẫn tới 4 phòng máy chủ rộng lớn, được lắp đặt 500 quạt điều hòa khổng lồ hút khí lạnh từ bên ngoài.
Mark Zuckerberg cho hay ông thích tấm ảnh này vì nó trông như trong phim khoa học viễn tưởng. Đây là những chiếc quạt lớn hút gió từ bên ngoài vào để làm mát hàng chục nghìn máy chủ trong trung tâm.
Các ổ cứng cũ sẽ được nghiền nát để dữ liệu bên trong không thể được tiếp cận, nhằm bảo về thông tin riêng tư.
Trung lâp được xây dựng năm 2013 và là trung tâm dữ liệu đầu tiên của Facebook bên ngoài nước Mỹ.
Trung tâm có thiết kế hiện đại.
Chuyên gia Joakim Karlson cho biết làm việc ở đây đòi hỏi trách nhiệm cao bởi đây là một trung tâm đặc biệt quan trọng, phục vụ hàng trăm triệu người dùng Facebook. Cứ 18 tháng, dữ liệu điện tử toàn cầu lại tăng gấp đôi.
Châu An
Theo VNE
Điện thoại Samsung có thể bị xóa dữ liệu mà không cần mật khẩu
Không chỉ thiết bị cũ mà cả những gương mặt Android cao cấp mới ra mắt trong năm nay của Samsung cũng có thể bị hacker qua mặt, nhằm loại bỏ chức năng bảo vệ chế độ factory reset trên máy.
Ngay cả Galaxy Note 7 mới ra mắt cũng có thể bị hack theo phương pháp trong bài. ẢNH: AFP
Theo BGR, hầu hết Android đều trang bị tính năng bảo vệ hành vi thiết lập lại trạng thái sản xuất (factory reset) để ngăn chặn việc điện thoại bị đánh cắp thì kẻ trộm có thể khôi phục lại máy. Tuy nhiên, tin tặc dường như luôn tìm cách ngăn chặn tính năng này làm việc, mà trong trường hợp mới nhất là phá vỡ chức năng bảo vệ chế độ factory reset (FRP).
Chủ tài khoản RootJunky trên YouTube vừa đăng tải một video cho thấy chức năng bảo vệ factory reset có thể bị bỏ qua trên các thiết bị Samsung, bao gồm cả Galaxy Note 7 và loạt Galaxy S7. Phương pháp này cũng hoạt động trên các thiết bị cũ.
Theo mô tả trên YouTube có thể thấy rằng phương pháp hack được thực hiện không hề đơn giản. Dưới đây là cách hoạt động mà RootJunky thực hiện với Galaxy S7, dựa trên giải thích từ Android Police.
"Sau khi xác nhận rằng FRP được kích hoạt trong bộ nạp khởi động, RootJunky khởi động lại điện thoại, kết nối nó vào Wi-Fi, sau đó kết nối với máy tính. Bước tiếp theo là tải về một chương trình từ trang web riêng để anh ta thực hiện một cuộc gọi giả mạo đến điện thoại. Sau khi cuộc gọi đến, anh chạm vào Create Contact, cuộn xuống dưới cùng trong danh sách tạo liên hệ và nhấp vào tùy chọn SCAN BUSINESS CARD. Điều này sẽ mở ra một dấu nhắc để tải về ứng dụng quét thẻ kinh doanh trên Galaxy Apps.
Tiếp theo là quá trình tải về một trình quản lý file sau khi đăng nhập vào một tài khoản Samsung, cho phép anh nhận một ứng dụng mà mình tạo ra chủ yếu đóng vai trò như một shortcut trên màn hình đăng nhập Google. Ở đó, anh ta chạm vào menu ba chấm phía trên bên phải cho phép mở một trang web để đăng nhập. Lúc này anh ta đăng ký một tài khoản Google mới, khởi động lại thiết bị, trải qua quá trình thiết lập lại một lần nữa... Galaxy S7 đã có thể được sử dụng bình thường trở lại".
Đây quả là một quá trình không hề đơn giản khi mô tả. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy người dùng không nên quá chủ quan và tin tưởng rằng thiết bị của mình luôn an toàn.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Bí kíp công nghệ giúp tuyển Đức bất bại trong loạt penalty Để chuẩn bị cho loạt sút penalty cân não, tuyển Đức thu thập dữ liệu gồm lịch sử, thói quen sút của từng cầu thủ bên phía đối phương, giúp thủ môn nắm giữ lợi thế lớn. Pha cản phá thành công cú sút luân lưu do Darmian thực hiện trong trận gặp Italy của Neuer. Ảnh: The Sun. Với tuyển Đức, việc...