Trúng số độc đắc, người đàn ông có hành động đi vào lòng hội chị em, được dân mạng vỗ tay rần rần
Người đàn ông may mắn đã rút kinh nghiệm sau khi đọc nhiều “bài học” để đời trên báo đài.
Cách đây không lâu, câu chuyện trúng số độc đắc nhưng lại giấu vợ của ông Li (sống tại Quảng Tây) đã trở thành tâm điểm của nhiều cuộc bàn tán. Theo đó, người đàn ông này lấy được cảm tình từ cộng đồng khi trích một khoản tiền đi từ thiện. Tuy nhiên, ông vẫn không tránh khỏi ý kiến trái chiều khi đưa ra quan điểm, không nói với vợ và con để tránh việc họ trở nên lười biếng trong tương lai. Tình huống phức tạp này nhận được sự quan tâm lớn của dư luận và người am hiểu luật pháp.
Ông Li không dám nói với vợ con về việc trúng giải.
Dường như để tránh những sự việc không hay xảy ra nên vừa trúng số, ông Lý ở Vân Nam (Trung Quốc) đã có quyết định dứt khoát đó là đưa hết cho vợ. Cụ thể, trong một lần vui tay mua tờ vé số trị giá 8 nhân dân tệ (hơn 27.000 đồng), ông Lý bất ngờ giành được giải độc đắc hơn 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 34,2 tỷ đồng).
Trong ngày lĩnh thưởng, ông đưa bà xã của mình đi cùng, thậm chí nhường vợ lên nhận giải. Còn ông đứng dưới vui vẻ hét lớn “Đưa hết cho vợ tôi đi” và thú nhận “Tất cả tiền trong nhà đều do vợ tôi quản”. Hành động này khiến hội chị em gật gù, “ưng cái bụng”, sẵn sàng cho 10 điểm không có nhưng. Còn ở phía còn lại, trong bộ phận cánh mày râu vẫn xuất hiện “lời ra tiếng vào”. Dẫu vậy, ông Lý vẫn hãnh diện, vui vẻ, tự hào với lựa chọn của mình.
“Bất ngờ trúng lớn nhưng cuộc sống của tôi thay đổi không nhiều. Tất cả tiền trong nhà đều do vợ tôi quản. Tôi sống rất an nhàn, vui vẻ, hai vợ chồng chưa có kế hoạch gì đặc biệt trong việc sử dụng số tiền thưởng này” , ông Lý cho hay.
Vợ ông Lý lên nhận giải thay chồng.
Được biết, gia đình ông Lý không quá khá giả nhưng cũng đủ đầy, đã có nhà to đẹp, ô tô, các khoản vay gần như đã trả hết. Đột nhiên may mắn có một số tiền lớn “từ trên trời rơi xuống”, cả hai vợ chồng chưa có kế hoạch gì đặc biệt về việc sử dụng.
TikToker Hứa Quốc Anh gây phẫn nộ trên mạng xã hội
TikToker Hứa Quốc Anh đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội khi quay clip ở đền Angkor Wat nhưng ghép cờ Thái Lan
Những ngày qua, mạng xã hội Việt Nam và Campuchia đã phẫn nộ do TikToker Hứa Quốc Anh đăng một clip quay bằng điện thoại di động tại AngKor Wat (Campuchia).
Theo đó, tài khoản TikTok của Hứa Quốc Anh đã đăng một clip mặc trang phục không phải của người Campuchia được quay tại AngKor Wat. Đáng chú ý, mạng xã hội Campuchia và Việt Nam phẫn nộ vì trong clip này, Hứa Quốc Anh lồng bài hát Thái kèm theo hình ảnh quốc kỳ và ảnh quốc vương Thái Lan.
Trong clip này, Hứa Quốc Anh cho biết khi anh này và một phụ nữ mua vé vào tham quan Angkor Wat thì bảo vệ tạm thu một số vật dụng và nói rằng không được mặc trang phục Thái chụp hình ở Ăngkor Wat. Mặc dù vậy, Hứa Quốc Anh và nhân vật nữ vẫn được vào đền sau đó clip xuất hiện trên mạng xã hội.
Kênh TikTok hơn 700.000 người theo dõi của Hứa Quốc Anh đã "bay màu"
Sau khi clip gây bão mạng, gây tranh cãi trên mạng xã hội thì tài khoản của Hứa Quốc Anh với hơn 707.000 người theo dõi và 19,8 triệu lượt thích đã bị TikTok khóa vĩnh viễn.
Sau đó, Hứa Quốc Anh đã lập tài khoản khác để giãi bày, xin lỗi. Tuy nhiên, cộng đồng mạng vẫn chưa dịu cơn thịnh nộ trước lời xin lỗi của nam TikToker này.
Tài khoản TikTok tên Jivit bức xúc: "Mình xem clip thấy rất bức xúc. Mình từng sống ở Campuchia nên mình biết, bất kể ai khi vào đền đều phải tuân thủ những quy định ở đền dù bạn là người Campuchia hay bất kỳ quốc gia nào. Khi vào đền, bảo vệ sẽ kiểm tra nếu phù hợp quy định thì mới cho vào đền. Kể cả các cặp đôi người Campuchia muốn vào đền chụp hình cưới cũng phải làm nhiều thủ tục, đầy đủ mới được phép và rất chuẩn mực".
Clip gây bão mạng và lời xin lỗi của nam Tiktoker
Theo Jivit, trang phục mà đội ngũ của Hứa Quốc Anh mặc cũng không giống ai, cũng không ra trang phục Thái mà cũng không giống bất kỳ quốc gia nào".
Trong khi đó, một tài khoản TikTok người Campuchia với hơn 400.000 người theo dõi đã lên tiếng: "Hai người này không phải lần đầu đến Angkor Wat. Lần trước cũng trang phục lòe loẹt không được cho vào nhưng lần hai vẫn cố vào quay cho bằng được rồi cắt ghép hình ảnh lá cờ nước khác. Tôi là công dân Campuchia, điều tôi lo lắng là thế giới sẽ hiểu rằng Angkor Wat là của một dân tộc".
TikToker người Campuchia mong muốn các cơ quan có thẩm quyền xử lý việc này.
Sau khi cư dân mạng phản ứng mạnh mẽ, TikToker Hứa Quốc Anh nói rằng anh ta thật sự xin lỗi các bạn Campuchia và đất nước Campuchia.
"Tôi đã biết sai, tôi thật sự chân thành xin lỗi các bạn Campuchia và đất nước Campuchia, không bao giờ có chuyện này tái diễn một lần nữa. Kênh chính thống đã mất, clip cũng đã xóa trên tất cả các nền tảng. Quốc Anh xin chấm dứt hoàn toàn câu chuyện ở đây, không lập lại thêm một lần nào nữa. Tôi sẽ lấy hình ảnh đền Angkor khắc cốt ghi tâm rằng đền Angkor là của Campuchia và mãi mãi là của Campuchia..."
Angkor Wat lên tiếng
Cơ quan bảo vệ và quản lý quần thể di tích Angkor Wat (Apsara) của Campuchia tuyên bố rằng một đoạn clip ngắn quay ở Angkor Wat, hoàn chỉnh với âm nhạc và các bức ảnh cắt ghép đã được chỉnh sửa, gần đây được chia sẻ trên mạng xã hội. Apsara nhấn mạnh đoạn clip đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa, di sản phong phú của Campuchia.
"Apsara ngày 23-10 đã cấm một số khách du lịch nước ngoài có ý định chụp ảnh, quay clip với quần áo và một vài phụ kiện không phù hợp tại Angkor Wat" - Tờ Khmer Times ngày 14-11 dẫn thông báo của Apsara.
Cơ quan bảo vệ và quản lý quần thể di tích Angkor Wat cho biết sau đó họ đã kiểm tra và yêu cầu nhóm khách xóa một số hình ảnh. Cuối cùng, các thành viên trong nhóm đã sử dụng điện thoại di động để quay dựng hình ảnh trong và ngoài đền cho mục đích bất chính.
Apsara cũng đã yêu cầu mạng xã hội TikTok chặn việc phát tán các clip này, cũng như yêu cầu cộng đồng mạng không chia sẻ vì điều đó ủng hộ các việc làm tiêu cực. B.Hưng
Nam TikToker kinh doanh dầu gội
Ngoài công việc chụp ảnh, TikToker còn bán hàng trên mạng xã hội, anh này kinh doanh sản phẩm dầu gội. Khi mạng xã hội phẫn nộ, Hứa Quốc Anh làm clip cho rằng các nhãn hàng dầu gội đang "mượn gió bẻ măng" để dìm sản phẩm của anh ta. Hiện có một tài khoản Hứa Quốc Anh hơn 33.000 người theo dõi liên tục đăng clip đáp trả cư dân mạng.
'Bà giáo già' và lớp học tình thương Gần 70 tuổi, hàng ngày, cô Phạm Thị Liêm (SN 1954, ngụ xã Bình Quới, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) vẫn miệt mài 'gieo chữ' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại lớp học tình thương giữa lòng TP.Tân An. Ở tuổi xế chiều, cô chỉ mong tìm được người tâm huyết, trách nhiệm, có một trái tim...