Trung Quốc yếu thế nói phán quyết của Tòa trọng tài là “hồ đồ”

Theo dõi VGT trên

Bắc Kinh có phản ứng gần như ngay lập tức sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử ở Biển Đông dựa trên Đường lưỡi bò phi lý mà nước này công bố.

Ngày 12.7, Tòa Trọng tài Thường trực ( PCA) ở The Hague, Hà La đã đưa ra ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Đường lưỡi bò giữa Philippines và Trung Quốc sau hơn 3 năm thụ lý.

Theo đó, đúng như dự kiến của hầu hết các chuyên gia, PCA đã đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines khi tuyên bố, “Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò”.

BBC đưa tin, Bắc Kinh ngay lập tức phản ứng cho rằng, phán quyết của PCA là “hồ đồ”, không có căn cứ đồng thời tuyên bố, nước này không bị ràng buộc bởi bất cứ phán quyết nào.

Hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng ngay lập tức đăng bài viết tuyên bố, phán quyết của PCA là trái luật và tòa án không có thẩm quyền để thụ lý vụ kiện Đường lưỡi bò.

Trung Quốc yếu thế nói phán quyết của Tòa trọng tài là hồ đồ - Hình 1

Tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc án ngữ tại Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

“Trung Quốc không thừa nhận và không chấp nhận phán quyết”, Tân Hoa xã viết.

Trước đó, ngay trước thềm PCA ra phán quyết, trong cuộc họp báo ngày 12.7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hung hăng khẳng định Bắc Kinh “không quan tâm” đến phán quyết mà PCA công bố về vụ kiện Biển Đông.

Ông Lục lặp lại lập luận lâu nay của Bắc Kinh rằng, PCA không có thẩm quyền phân xử vụ việc.

“Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ phán quyết nào”,Reuters dẫn lời ông Lục Khảng.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng ngày cũng ra thông báo khẳng định phán quyết của PCA sẽ không ảnh hưởng đến “chủ quyền” phi lý mà nước này nhận vơ ở Biển Đông.

“Quân đội Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh, các quyền và lợi ích hàng hải quốc gia, kiên quyết gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực, đối phó với mọi thách thức và mối đ.e dọ.a”, thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết.

Trong khi đó, theo Reuters, Nhật Bản ngày 12.7 tuyên bố, phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện Biển Đông là không thể bác bỏ và có tính ràng buộc về mặt pháp lý, yêu cầu các bên liên quan phải tuân thủ và thực thi quyết định cuối cùng này.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh, nước này luôn tôn trọng luật pháp quốc tế và ủng hộ các bên sử dụng các phương tiện hòa bình để giải quyết các tranh chấp hàng hải.

Video đang HOT

Năm 2009, Trung Quốc chính thức công bố bản đồ có Đường lưỡi bò, chiếm trọn gần 80% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines…

Philippines đệ đơn kiện lên Tòa trọng tài phản đối Đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc từ tháng 1.2013. Đơn kiện của Philippines cáo buộc các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không có bất cứ cơ sở nào chiếu theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã nhiều lần từ chối tham gia vụ kiện, bác bỏ yêu sách của Philippines và kêu gọi Manila rút đơn kiện.

Theo Dân Việt

Chuyên gia Việt Nam phân tích nội dung Philippines kiện Trung Quốc

Hồ sơ do Philippines đệ trình Tòa Trọng tài Thường trực gồm 15 nội dung, nhưng chỉ có 7 nội dung thuộc thẩm quyền của PCA

Tại cuộc tọa đàm do báo điện tử VOV thực hiện chiều 11/7, 2 vị khách mời là Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, và Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao, Học viện Ngoại giao, đã phân tích các nội dung trong hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa Thường trực Trọng tài Quốc tế.

Là một người nghiên cứu luật lâu năm, bà Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, lưu ý, phán quyết của Tòa Trọng tài theo phụ lục 7 sẽ không giải quyết 2 vấn đề là chủ quyền và phân định biển. Điều này có nghĩa là Tòa sẽ không đưa ra quyết định rằng các thực thể ở Biển Đông là thuộc quốc gia nào cũng như không phận định các vùng biển chồng lấn.

Chuyên gia Việt Nam phân tích nội dung Philippines kiện Trung Quốc - Hình 1

bà Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao

Trong thông báo của Tòa về thời điểm đưa ra phán quyết Tòa cũng nhấn mạnh hai điểm nói trên nhằm bác bỏ những lập luận của Trung Quốc muốn xuyên tạc và phủ nhận phán quyết của Tòa.

Quy chế pháp lý của các thực thể trên Biển Đông

Bà Phạm Lan Dung dự đoán, phán quyết của Tòa sẽ liên quan đến qui chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông. Theo đó, Tòa sẽ đưa ra quyết định xác định là các thực thể mà Philippines nêu trong đơn kiện là đảo hay là đá hay bãi lúc nổi lúc chìm.

Việc Philippines nêu ra trong đơn kiện về vấn đề này là nhằm làm rõ các vùng biển được xác định từ các thực thể này trên cơ sở đó hạn chế các vùng biển chồng lấn và giảm thiểu khả năng leo thang tranh chấp giữa các nước có liên quan trong khu vực.

Theo bà Phạm Lan Dung, việc Tòa xác định quy chế pháp lý của các thực thể được coi là một thành công lớn của Luật quốc tế và Luật Biển quốc tế bởi từ trước đến nay đã có rất nhiều vụ kiện mà các bên nêu ra yêu cầu xác định quy chế pháp lý của các thực thể nhưng chưa có một tòa án nào trả lời trực tiếp câu hỏi đó.

Bà Phạm Lan Dung dự đoán, Tòa PCA sẽ trả lời trực diện câu hỏi nêu trên. Trong đơn kiện của Philippines cũng đề cập đến 2 thực thể là bãi Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây mà theo bà Phạm Lan Dung dự đoán PCA nhiều khả năng sẽ ra phán quyết là bãi lúc nổi lúc chìm. Ngoài ra, Philippines cũng yêu cầu PCA phải xác định 2 thực thể này nằm trong thềm lục địa của Philippines.

Chuyên gia Việt Nam phân tích nội dung Philippines kiện Trung Quốc - Hình 2

Một phiên tranh trụng tại Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế ở La Hay, Hà Lan (Ảnh: PCA)

Đường 9 đoạn- yêu sách quá mức và vấn đề cực kỳ phức tạp

Liên quan đến "đường lưỡi bò", bà Phạm Lan Dung cho rằng, đây là vấn đề cực kỳ phức tạp. Theo dự đoán ban đầu của bà Phạm Lan Dung, nhiều khả năng Tòa sẽ đưa ra phán quyết rằng, yêu sách "đường lưỡi bò"- với nghĩa là yêu sách về các vùng biển- không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Tuy nhiên, việc Tòa có thể mở rộng hơn nữa phán quyết của mình và phủ nhận "đường lưỡi bò" ở các khía cạnh khác hay không vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ.

Theo bà Phạm Lan Dung, yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc được các học giả trên thế giới nghiên cứu rất kỹ lưỡng và coi như là một trong những yêu sách quá mức.

Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố vào cuối năm 2015 cho thấy, đến thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa thể làm rõ Trung Quốc muốn yêu sách gì thông qua "đường lưỡi bò". Tất cả những gì Trung Quốc đề cập đến "đường lưỡi bò" là hết sức mập mờ.

Tuy nhiên, các học giả đã nghiên cứu từ nhiều góc độ và đi đến kết luận, bất kể yêu sách "đường 9 đoạn" là yêu sách về vùng biển, về chủ quyền hay về đường qui thuộc biển... đều không phù hợp với các quy định của UNCLOS.

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, kể cả khi mở rộng ra và áp dụng luật quốc tế nói chung, cũng sẽ không có cơ sở pháp lý và thực tiễn nào để Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý như "đường 9 đoạn".

Bà Phạm Lan Dung cho rằng, phán quyết của PCA ngày 12/7 sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tình hình tranh chấp ở Biển Đông nói riêng và luật quốc tế nói chung. Tuy nhiên, bà Phạm Lan Dung cũng đề cập đến khả năng PCA từ chối không đưa ra phán quyết về vấn đề này bởi cho đến nay, PCA vẫn chưa quyết định Tòa có thẩm quyền ra phán quyết về "đường 9 đoạn" hay chưa.

Dù khả năng này là rất thấp nhưng nếu PCA đi theo hướng này dù vì bất kỳ lý do gì thì đây cũng là một thất bại rất lớn của luật quốc tế, Luật Biển và cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.

Chuyên gia Việt Nam phân tích nội dung Philippines kiện Trung Quốc - Hình 3

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ tại cuộc Tọa đàm.

Cùng chung quan điểm này, Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng, vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông là vấn đề rất phức tạp nhất là trong bối cảnh Trung Quốc cố tình đưa ra rất nhiều thông tin gây nhiễu và đán.h lạc hướng dư luận.

Ba nhóm nội dung trong Hồ sơ vụ kiện

Tiến sĩ Trần Công Trục nói rõ, trong đơn kiện của mình, Philippines nêu ra 15 vấn đề đề nghị Hội đồng Trọng tài của PCA phán xử. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, PCA nhận thấy có một số điểm thuộc thẩm quyền xét xử của mình đối với đơn kiện đơn phương của Philippines.

PCA cũng ra thông cáo báo chí khẳng định, Tòa Trọng tài theo phụ lục 7 của UNCLOS có thẩm quyền xem xét 7 trong số 15 vấn đề mà Philippines nêu ra. 8 nội dung khác liên quan đến vấn đề chủ quyền, quyền thụ đắc lãnh thổ hay vùng chồng lấn và phân định biển sẽ không được PCA thụ lý.

Từ đó, theo ông Trần Công Trục, có thể quy ra 3 nhóm vấn đề chính liên quan đến phán quyết sắp tới của PCA:

1. Philippines yêu cầu PCA bác cơ sở pháp lý của yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc. Khi đưa ra yêu sách này, Trung Quốc thường xuyên nói rằng, họ có chủ quyền lịch sử trong khu vực nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò".

Tuy nhiên, Philippines nêu rõ, điều này không nằm trong điều 9 của UNCLOS nên cách lý giải của Trung Quốc là cách áp dụng và giải thích sai UNCLOS. Chính vì thế, Philippines yêu cầu Tòa phán xét và bác bỏ cơ sở pháp lý của "đường 9 đoạn".

2. Philippines đề nghị Tòa xem xét một số thực thể hiện đang bị Trung Quốc cải tạo thành đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự phi pháp trên đó cũng như bãi cạn Scarborough và một số bãi cạn khác nằm trong quần đảo Trường Sa là đảo theo đúng điều 111 của UNCLOS hay không hay chỉ là đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm hoặc hoàn toàn chìm dưới mặt nước.

Điều này liên quan trực tiếp đến hiệu lực xác định vùng biển của các thực thể đó. Nếu đó là đảo nhưng quá nhỏ bé và không thích hợp cho người ở và không có đời sống kinh tế riêng thì các thực thể này sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Ngược lại thì các thực thể này có thể được phép thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.

Trong trường hợp các thực thể đó không phải là đảo mà chỉ là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm hay là đá, các thực thể này sẽ không có giá trị trong việc xác định vùng biển của các thực thể đó.

Nếu các thực thể này nằm trong khu vực 12 hải lý cách các đảo theo đúng định nghĩa của UNCLOS thì các thực thể này có thể trở thành một điểm để tính lãnh hải 12 hải lý hoặc thậm chí là các vùng khác nữa.

Tuy nhiên, nếu các thực thể này nằm ngoài phạm vi đó thì sẽ không có giá trị để tính lãnh hải 12 hải lý nữa. Dù có bên nào xây dựng các công trình nhân tạo trên các thực thể đó thì cũng chỉ được tính khu vực 500m bao quanh các thực thể đó. Chính vì thế, Philippines muốn Tòa phân biệt rõ các thực thể nói trên.

3. Philippines yêu cầu Tòa bác bỏ hành vi ngăn cản người Philippines- kể cả các lực lượng thực thi pháp luật- thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mà theo UNCLOS Philippines có chủ quyền.

Ngoài ra, Philippines cũng muốn Tòa lên án hành vi cải tạo, phá hoại môi trường biển, khai thác một cách quá mức ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của các sinh vật biển.

Đây là 3 nhóm vấn đề chính được trông đợi nhất trong phán quyết của PCA ngày 12/7.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024
Cháy tại nhà máy sản xuất pin xe điện ở Trung Quốc
14:26:00 30/09/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024
Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh
21:18:18 30/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
19:57:45 30/09/2024
"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem
21:35:59 30/09/2024

Tin mới nhất

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần

21:09:33 30/09/2024
Tại sự kiện này, cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã có bài phát biểu kêu gọi cử tri ủng hộ Phó Tổng thống Harris trong cuộc bầu cử sắp tới. Sự kiện cũng có sự tham gia của của nữ ca sĩ Andra Day.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Dinh thự của Đại sứ UAE tại Sudan bị máy bay quân sự tấ.n côn.g

19:56:25 30/09/2024
Trước đó, quân đội Sudan đã nhiều lần cáo buộc UAE cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trong cuộc xung đột kéo dài 17 tháng tại Sudan. Trong khi đó, UAE phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Sudan.

Sơ tán do cháy nhà máy hóa chất tại Mỹ

19:38:05 30/09/2024
Chính quyền địa phương cũng đã yêu cầu người dân sống gần khu vực nhà máy không ra khỏi nhà, đóng kín cửa sổ và tắt điều hòa nhiệt độ để đảm bảo an toàn. Nhiều tuyến đường đã bị phỏng tỏa.

Liban khẳng định ngoại giao là giải pháp duy nhất

15:26:21 30/09/2024
Cụ thể, trong phiên họp nội các cùng ngày, Bộ trưởng Ziad Makary khẳng định chắc chắn là chính phủ Liban muốn ngừng bắ.n. Các nỗ lực ngoại giao để đạt được lệnh ngừng bắ.n vẫn đang diễn ra nhưng tiến trình này không dễ dàng.

Giới đầu tư trong 'cơn thăng hoa' với thị trường chứng khoán Trung Quốc

15:01:24 30/09/2024
Nhìn chung, nhiều người cho rằng đây không phải lúc để hỏi liệu đó là một đợt phục hồi về cấu trúc hay kỹ thuật. Đối với những người đã phải chịu nhiều năm thua lỗ với chứng khoán Trung Quốc, đây đơn giản là thời điểm để họ theo đuổi...

Châu Âu dự kiến phóng hai vệ tinh tạo nhật thực toàn phần theo yêu cầu

14:57:19 30/09/2024
ESA tin rằng sứ mệnh này cũng sẽ đóng vai trò tiên phong cho các chuyến bay vũ trụ khác hỗ trợ nghiên cứu về sóng hấp dẫn, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời và hố đen.

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu

Netizen

21:32:02 30/09/2024
Những ngày qua, sự xuất hiện của anh trai trong các phiên bán hàng team Hằng Du Mục đã làm dậy sóng cộng đồng mạng. Nhiều người không khỏi trầm trồ vì gia đình nữ TikToker quá nhiều ẩn số .

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.

Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc

Trắc nghiệm

20:52:27 30/09/2024
Xem ngày 1/10/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành