Trung Quốc xuất bản bản đồ dọc xâm phạm chủ quyền 2 quần đảo Việt Nam
Các thế hệ trẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chính quyền nhồi nhét những kiến thức sai lầm, tai hại hòng đạt mục đích, ý đồ bành trướng lãnh thổ của cha ông họ.
Bản đồ “Địa hình Trung Quốc” xuất bản khổ dọc, thể hiện rõ quan điểm bành trướng lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sắp được đưa vào cấp tiểu học để giảng dạy.
China Times ngày 22/6 đưa tin, một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đi ngược lại quan niệm truyền thống của bản đồ ngang khi xuất bản 1 bản đồ dọc về địa hình Trung Quốc, trong đó đưa cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát của Philippines năm 2012) vào bản đồ này.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức xuất bản bản đồ dọc khổ lớn thể hiện chiều rộng 5.200 km, chiều dài 5.500 km, đưa gần như toàn bộ Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là “chủ quyền” mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, bao gồm Việt Nam.
Bản đồ này được phát hành (bất hợp pháp) vào tháng 3 năm ngoái, trong đó thể hiện các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa với tỉ lệ tương đương với tỉ lệ thể hiện khu vực đại lục thay vì thể hiện thành 1 ô vuông góc phía dưới bên phải bản đồ ngang.
Những thay đổi (bất hợp pháp) trong bản đồ địa hình Trung Quốc đã thể hiện rõ những thay đổi về quan điểm của Trung Quốc từ quốc gia lục địa thành quốc gia đại dương, nhà xuất bản bản đồ (trái phép) này cho biết.
Không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã bị Trung Quốc gom vào bản đồ của họ, ngay cả quần đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát cũng bị giới chức Trung Quốc đưa vào bản đồ dọc này để chuẩn bị phân phối cho các trường tiểu học.
Như vậy có thể thấy tham vọng bành trướng lãnh thổ của giới chức Trung Quốc không có gì thay đổi, thậm chí nó còn được đẩy mạnh. Các thế hệ trẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chính quyền nhồi nhét những kiến thức sai lầm, tai hại hòng đạt mục đích, ý đồ bành trướng lãnh thổ của cha ông họ – PV.
Video đang HOT
Theo Giáo Dục
Khi Trung Quốc cho người "tưng tưng" nhập ngũ
Tin Trung Quốc: Người tâm thần phân liệt cũng được nhập ngũ được nhiều bạn đọc quan tâm. Trao đổi về việc này, PGS.TS Nguyễn Văn Thọ, nguyên phó viện trưởng Viện Giám định pháp y tâm thần T.Ư, giải thích:
PGS.TS Nguyễn Văn Thọ - Ảnh: Minh Đức
- Những vấn đề (sự bất thường) về sức khỏe tâm thần từ những triệu chứng rất nhẹ như rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ... đến các bệnh lý tâm thần nặng nề là cả một vấn đề hết sức phức tạp và đa dạng.
Trong phân loại quốc tế về các rối loạn tâm thần và hành vi, Tổ chức Y tế thế giới đã thống kê tới hàng trăm mặt bệnh hoặc các hội chứng rối loạn tâm thần.
Tuy nhiên, để mọi người dễ hiểu, có một cách phân loại rất kinh điển của thế giới, khá khái quát và đơn giản, đó là chia các rối loạn tâm thần thành ba nhóm lớn: loạn tâm thần (psychosis), loạn thần kinh (neurosis) và rối loạn nhân cách (personality disorder).
"Nếu người bệnh tâm thần phân liệt ở trong quân đội, họ có điều kiện tiếp cận và sử dụng vũ khí để giết người và có khi giết người hàng loạt"
Loạn tâm thần là những rối loạn biểu hiện ở ba điểm: Thứ nhất, sai sót về nhận biết thực tại. Thí dụ, những hoang tưởng, ảo giác làm bệnh nhân nhận thức không chính xác thực tại khách quan, những rối loạn ý thức kiểu mê sảng, mê mộng, lú lẫn làm bệnh nhân mất định hướng về bản thân và môi trường.
Thứ hai, sự suy giảm nặng nề về các chức năng xã hội và cá nhân như sống thu rút, biệt lập khỏi xã hội, mất khả năng thao tác các công việc thông thường.
Thứ ba là các hành vi quá vô tổ chức: cẩu thả, lộn xộn cùng với những kích động, xung động mà người bệnh không có khả năng kiểm soát, có thể đập phá, tấn công và giết người. Nhóm này bao gồm những bệnh như tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, những loạn thần cấp tính, trầm cảm có loạn thần...
Loạn thần kinh là những rối loạn không có loạn thần: người bệnh nhận thức thực tại hoàn toàn bình thường, không có rối loạn hành vi. Những rối loạn bệnh lý này biểu hiện như rối loạn lo âu, những ám ảnh, hysteria, suy nhược thần kinh... gồm những triệu chứng chủ yếu gây khó chịu và đau buồn cho cá nhân người bệnh. Người bệnh thường không gây nguy hiểm gì cho xã hội như loạn thần.
Rối loạn nhân cách hay còn gọi là nhân cách bệnh (psychopathic) là nhóm bệnh bao gồm những nhân cách bất thường, thí dụ nhân cách paranoid (hoang tưởng, kiện cáo), nhân cách dạng phân liệt, nhân cách chống đối xã hội...
Đó là những trạng thái bất thường, nằm trung gian giữa bình thường và bệnh lý. Những người này không phải bệnh nhân thực thụ để được điều trị.
Họ vẫn sống trong cộng đồng, nhưng không thích nghi hoàn toàn với những người xung quanh mà đôi khi họ gây rối cho cơ quan họ sống và cho xã hội.
Giám định rồi mới cho nghỉ
* Ở VN đã có những quy định hoặc là cơ quan tự áp dụng phân công công việc dựa trên dấu hiệu tâm thần của nhân viên hay chưa?
- Ở nước ta hiện không có quy định về phân công công việc dựa trên dấu hiệu tâm thần. Các cơ quan dân sự hay quân đội đều tùy thuộc tình trạng bệnh lý tâm thần mà giải quyết đối với người bệnh.
Thí dụ, trong quân đội, nếu quân nhân có biểu hiện loạn thần như tâm thần phân liệt hoặc loạn thần mãn tính sẽ được giám định sức khỏe cho ra quân (một cách tuyệt đối). Nếu ở cơ quan, cũng có thể cho giám định sức khỏe để nghỉ việc tùy trường hợp cụ thể (tương đối). Một số trường hợp rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách kiện cáo cũng thường được cơ quan cho đi giám định tâm thần để nghỉ việc.
* ThS LÊ MINH CÔNG: Theo PGS, việc quân đội Trung Quốc tuyển dụng những bệnh nhân tâm thần, nhất là với người mắc các rối loạn tâm thần mức độ nặng như tâm thần phân liệt, vào làm việc liệu có phù hợp?
- PGS.TS Nguyễn Văn Thọ: Quân đội tuyển những bệnh nhân loạn thần như tâm thần phân liệt vào quân đội là hoàn toàn không nên.
Có tỉ lệ lớn người bệnh tâm thần phân liệt đã giết người do hoang tưởng, ảo giác chi phối, sai khiến, xúi giục họ hành động, do họ lên cơn xung động, không có khả năng kiểm soát và do ý nghĩ kỳ dị khó hiểu của người bệnh khiến họ giết người một cách vô lý.
Nếu người bệnh tâm thần phân liệt ở trong quân đội, họ có điều kiện tiếp cận và sử dụng vũ khí để giết người và có khi giết người hàng loạt.
* Theo ông, bệnh nhân tâm thần ở dạng nào thì có thể làm những công việc ở mức độ nào?
- Những người loạn thần giai đoạn cấp tính tất nhiên không làm việc được. Trong giai đoạn ổn định của tâm thần phân liệt, có thể tổ chức cho họ làm những công việc đơn giản phù hợp với khả năng hiện có hoặc khả năng hồi phục chức năng sau điều trị của họ.
Bệnh nhân vẫn cần sự giám sát, trợ giúp của những người thân, những người xung quanh và vẫn củng cố thuốc uống để duy trì sự ổn định tâm thần.
Những người loạn thần kinh vẫn có thể làm việc bình thường khi triệu chứng không gây trở ngại đến hoạt động, sinh hoạt của họ. Khi triệu chứng bệnh gây khó khăn tới hoạt động thường ngày, họ cần điều trị cho ổn định.
Những người nhân cách bệnh, đặc biệt là nhân cách chống đối xã hội và nhân cách loại hoang tưởng, kiện cáo, họ khó được chấp nhận làm việc trong cơ quan vì thường gây mất đoàn kết hoặc gây rối trong đơn vị.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc đã không hề văn minh như họ nói! Hàng chục bản đồ, tư liệu quý hiếm đã lần đầu tiên được công bố chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Tàu Trung Quốc luôn hung hăng, gây hấn, tấn công tàu của Việt Nam ngay trên vùng biển của Việt Nam. Nằm trong chương trình hội thảo Hoàng Sa - Trường...