Trung Quốc xóa hơn 60.000 tài khoản trên internet
Hơn 60.000 tài khoản trực tuyến ở Trung Quốc đã bị các công ty kinh doanh internet nước này xóa bỏ. Nguyên nhân vì tên các tài khoản này không phù hợp với các quy định sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 3.2015, theo Reuters.
Những người sử dụng internet tại một quán cà phê ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Những công ty tham gia vào đợt xóa các tài khoản trực tuyến gồm Alibaba Group Holding Ltd, Tencent Holdings Ltd, Baidu Inc, Sina Corp và một số công ty khác. Mục đích của việc này là nhằm “chấn chỉnh” tên của các tài khoản trực tuyến, Reuters ngày 27.2 dẫn nguồn tin từ Cục quản lý không gian ảo Trung Quốc (CAC), cho biết.
Trong số hơn 60.000 tài khoản bị xóa, có cả các tài khoản của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức truyền thông và Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM).
Video đang HOT
Các tài khoản bị xóa khi đăng tải những thông tin cáo buộc sai sự thật, liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, bạo lực, khiêu dâm và một số vi phạm khác, CAC nêu rõ trong một tuyên bố hôm 26.2.
Quy định siết chặt kiểm soát tên các tài khoản trực tuyến của Trung Quốc ra đời từ năm 2014, được CAC ban hành và sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1.3.
Trung Quốc đang thực hiện nhiều nỗ lực nhằm kiểm soát các tài khoản trên internet. Trước đây, các cơ quan quản lý từng buộc người dùng phải đăng ký tên thật của mình khi tham gia các dịch vụ trực tuyến nhưng đã thất bại.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Ukraine xoá bỏ trạng thái không liên kết
Ukraine vừa có một bước tiến lịch sử mở đường đến với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi Quốc hội nước này vừa bỏ phiếu thuận cho việc thông qua việc xóa bỏ trạng thái không liên kết của Ukraine, AFP cho biết.
Dự luật xóa bỏ trạng thái không liên kết vừa được quốc hội Ukraine thông qua thể hiện quyết tâm của nước này trong việc xoay trục sang phương Tây - Ảnh: AFP
Với 303 phiếu thuận áp đảo 226 phiếu chống, dự luật xóa bỏ trạng thái không liên kết được quốc hội Ukraine thông qua vào hôm 23.12. Trạng thái không liên kết của Ukraine đã xác định nước này trung lập về chính trị, từ chối gia nhập bất kỳ liên minh quân sự nào và không dính líu đến các cuộc chiến tranh kể từ năm 2010.
Trước đó, dự luật huỷ trạng thái không liên kết được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trình quốc hội vào ngày 18.12. Trong nỗ lực ghi tên Ukraine vào các nước thành viên của NATO, ông Poroshenko đã yêu cầu dự luật này được thông qua khẩn cấp và nói rằng quyết định của các nhà làm luật vào năm 2010 là sai lầm, theo Itar Tass.
Theo AFP, động thái trên thể hiện quyết tâm của Kiev trong việc xoay trục sang phương Tây. "Điều này sẽ dẫn đến hướng đi riêng của Ukraine: hội nhập vào châu Âu và châu Âu - Đại Tây Dương", ông Poroshenko viết trên Twitter của mình.
Nga tỏ vẻ không hài lòng trước động thái từ bỏ trạng thái trung lập về quân sự và chính trị của Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng động thái này chỉ làm gia tăng căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng ở miền đông.
"Nó sẽ chỉ làm leo thang đối đầu và tạo cho Kiev ảo tưởng rằng cuộc khủng hoảng nội tại của Ukraine có thể được giải quyết bằng việc thông qua những dự luật như vậy", hãng tin Itar Tass dẫn lời ông Lavrov cho biết.
Kiev tuyên bố ý định muốn gia nhập NATO vào tháng 8, gần nửa năm sau việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này và không lâu sau khi lên án sự tham gia của Moscow trong cuộc chiến ly khai ở miền đông Ukraine.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thái Lan công bố biện pháp hòa giải dân tộc Hôm 28-5, chính quyền quân sự Thái Lan đã công bố một kế hoạch gồm 8 điểm hướng tới mục tiêu cải cách đất nước và thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO), ông Prayuth Chan-ocha (ảnh), thủ lĩnh lực lượng tiến hành đảo chính tại Thái Lan vừa...