Trung Quốc xoa dịu láng giềng về tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác và đàm phán với các nước láng giềng ASEAN để xoa dịu tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác và đàm phán với các nước láng giềng ASEAN để xoa dịu tranh chấp Biển Đông.
Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thường niên diễn ra ngày 5/8, Trung Quốc ngỏ ý tưởng tăng cường quan hệ với ASEAN thông qua việc xây dựng nhà máy, đường sắt và đường bộ.
“Sự hợp tác về thực chất và năng lực sản xuất là những yếu tố quan trọng trong mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Tanasak Patimapragorn phát biểu tại hội nghị ngày 5/8 ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Bắc Kinh thừa nhận việc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông đã gây ra tranh chấp với các quốc gia trong khu vực nhưng lập luận rằng động thái này không liên quan gì đến ASEAN.
Bắc Kinh cũng đề xuất việc thúc đẩy các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trung Quốc cũng yêu cầu “các bên ngoài khu vực” không tiến hành các động thái có thể khiến căng thẳng leo thang.
Mặc dù ông Vương không nêu đích danh các nước “bên ngoài khu vực” là nước nào nhưng rõ ràng, Bắc Kinh đang ám chỉ Mỹ và các hoạt động hợp tác quân sự của Washington với một số quốc gia ASEAN.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ lo ngại rằng, hoạt động “cải tạo đất” (thực chất là hút cát đắp đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm và rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam) của Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng quân sự hóa trong khu vực.
Để kiềm chế sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực, Mỹ muốn nâng mối quan hệ với ASEAN lên cấp độ “đối tác chiến lược” vào tháng 11, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Video đang HOT
Một số thành viên ASEAN vẫn hoài nghi về các đề xuất của Trung Quốc. Chẳng hạn như Indonesia muốn hai bên cùng đưa ra thời hạn để kết thúc cuộc đàm phán về COC, một quan chức cho biết. Ngay cả Campuchia, đất nước được coi là đồng minh của Trung Quốc, cũng phát biểu về sự cần thiết của việc hoàn thành bộ quy tắc ứng xử này.
Trước đó, ASEAN và Trung Quốc đã thông báo về “giai đoạn mới” của quá trình đàm phán COC sau khi nhất trí thiết lập một đường dây nóng dành cho trường hợp khẩn cấp cũng như hợp tác về tìm kiếm và cứu hộ trên biển.
Thiên An (Theo Nikkei)
Theo_Kiến Thức
Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự
Trung Quốc luôn muốn duy trì lợi ích chiến lược đối với ASEAN bằng việc thúc đẩy hợp tác. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông đã cho thấy những mâu thuẫn trong chính sách của Bắc Kinh.
Tác giả Cheunboran Chanborey, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia mới đây đã có bài viết phân tích chiến lược có phần nghịch lý của Bắc Kinh đối với ASEAN.
Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á kể từ những năm 1990, nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế và xây dựng lòng tin với các nước láng giềng.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị Thượng đỉnh TQ-ASEAN diễn ra năm 2012.
Bắc Kinh chủ động tham gia hợp tác với ASEAN trong các thỏa thuận đa phương như như Diễn đàn khu vực ASEAN, ASEAN 3, Hội nghị Cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Quan trọng hơn, Trung Quốc và ASEAN đã làm việc để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đó là kết quả của việc đạt được Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002. Căng thẳng trong khu vực cũng vì vậy mà đã có khi dần trở nên lắng dịu.
Nhìn chung, vẻ bề ngoài Trung Quốc đã thành công trong việc thúc đẩy quyền lực mềm trong khu vực, đặc biệt là việc thay đổi nhận thức của ASEAN về sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn các nước láng giềng hiểu rằng đó không phải là mối đe dọa mà là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác nhưng thực tế không như vậy.
Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt trong những vấn đề căng thẳng ngoại giao và quân sự ở Biển Đông. Vấn đề tranh chấp Biển Đông còn tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ ASEAN. Trong cuộc gặp năm 2012, Bộ trưởng các nước ASEAN đã lần đầu tiên trong lịch sử không thể đạt được tuyên bố chung.
Nhiều người tin rằng căng thẳng ở Biển Đông xuất phát từ những toan tính của Trung Quốc và đến nay đã xuất hiện nhiều nghịch lý. Bắc Kinh có vẻ đã "kiên nhẫn" trong vòng hai thập kỷ để cố gắng xây dựng xây dựng cho được cái gọi là "quyền lực mềm ở Đông Nam Á".
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành động nghịch lý của Bắc Kinh. Đầu tiên là sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề lãnh thổ quốc gia. Thứ hai là chiến lược chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng dư luận trong những vẫn đề khó khăn trong nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình và các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao APEC năm 2013.
Thứ ba là những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự. Cuối cùng, đó là tham vọng của thế hệ trẻ Trung Quốc nhằm đưa Bắc Kinh tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực và quốc tế.
Những lập luận này hoàn toàn có cơ ở. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khác tác động đến chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông là chiến lược xoay trục của Mỹ hướng đến châu Á. Trong con mắt của các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc, đây là một nỗ lực của Washington trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Trong Hội nghị ARF tại Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi đó đã thừa nhận nước Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Kể từ đó, căng thẳng không có chiều hướng suy giảm. Nhiều nước đã quyết đoán hơn trong việc đàm phán song phương với Bắc Kinh cũng như sử dụng các tuyên bố của ASEAN để đấu tranh với Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, việc đoàn kết nội bộ ở ASEAN bị ảnh hưởng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Sự việc năm 2012 cho thấy những vấn đề phức tạp trong bối cảnh khu vực và thúc đẩy các nước ASEAN đánh giá lại tình hình, vạch ra hướng đi mới. Trung Quốc cũng cần phải xem xét lại để cân nhắc chiến lược đúng đắn với ASEAN.
Với tư cách là một cường quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ trấn an các nước láng giềng về một Bắc Kinh trỗi dậy trong hòa bình. Trung Quốc nên thận trọng với những hoạt động quân sự. Việc phô trương sức mạnh hay thay đổi hiện trạng Biển Đông không phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Thay vào đó, Trung Quốc nên giành lấy niềm tin của các nước láng giềng bằng những chính sách thông minh hơn là thái độ cứng rắn.
Để có thể thúc đẩy niềm tin, những lời nói cần đi đôi với hành động. Việc thống nhất Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông là điều cần thiết. Bởi một ASEAN thịnh vượng cũng có lợi cho lợi ích của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Đối với ASEAN, các nước trong khu vực cần phải tập trung xây dựng cộng đồng dựa trên luật pháp và tăng cường sự đoàn kết. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới tại Kuala Lumpur sẽ là thời điểm thích hợp để thúc đẩy COC trước khi Lào trở thành Chủ tịch mới của ASEAN năm 2016.
Quan trọng hơn, ASEAN cần khẳng định rõ với các cường quốc về vai trò cân bằng trong khu vực. ASEAN là một cộng đồng hướng ngoại đối với tất cả các nước bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ hay Australia.
Việc duy trì quan điểm trung lập và cân bằng là chìa khóa quan trọng cho ASEAN trong bối cảnh địa chính trị diễn ra phức tạp và khó lường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - học giả Cheunboran Chanborey nói.
Quân đội TQ thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ, đoạt đảo
Đối với Campuchia, vấn đề căng thẳng Biển Đông là điều khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại của Phnom Penh. Để duy trì an ninh và phát triển, Campuchia cần thúc đẩy mối quan hệ với cả Trung Quốc và các thành viên khác của ASEAN.
Về nguyên tắc, Campuchia chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện và đối tác với tất cả các quốc gia. Campuchia cần duy trì mối quan hệ quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương.
Tuy nhiên, Campuchia không thể dựa vào ASEAN để đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia. Do vậy, Phnom Penh có thể thỏa hiệp về những nguyên tắc này nếu như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, chuyên gia Cheunboran Chanborey bình luận.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ muốn đảm bảo an ninh cho các ngư trường trên Biển Đông AP/Reuters đưa tin ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ hy vọng Trung Quốc và các nước láng giềng có thể đạt được một giải pháp hiệu quả cho những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: TTXVN) Phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Malaysia, ông Kerry nhấn mạnh Mỹ...